Những kinh đô trong lịch sử dân tộc
Trong lịch sử dựng nước lâu dài của dân tộc ta, có những vùng đất do đặc điểm đặc biệt của nó đã vinh dự được các triều đại chọn làm kinh đô. Đầu tiên, vào thời kỳ đất nước Việt Thường, kinh đô đóng ở vùng Ngàn Hống (nay thuộc huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) mà chúng tôi đã có lần giới thiệu. Đến thời đất nước Văn Lang, kinh đô đóng ở Văn Lang, còn gọi là Phong Châu (nay là TP Việt Trì, Phú Thọ).
Thời An Dương Vương, kinh đô đóng ở Cổ Loa (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội). Thời Hai Bà Trưng, đóng đô ở Mê Linh (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc). Ngô Quyền giành lại độc lập tự chủ cho dân tộc, trở lại đóng đô ở Cổ Loa, kinh đô cũ của An Dương Vương. Hai triều đại Đinh - Lê chọn đóng đô ở Hoa Lư (nay là Trường Yên, Ninh Bình). Các triều đại Lý - Trần - Lê - Mạc đều đóng đô ở Thăng Long (nay là Hà Nội). Nhà Hồ đóng đô ở Tây Đô (nay là Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn đóng đô ở Phú Xuân (nay là TP Huế).
Năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) chọn đóng đô ở Hà Nội, tức kinh đô Thăng Long của các triều đại Lý - Trần - Lê xưa.
Bản đồ Phượng Hoàng Trung đô do Phan Duy Kha lập lại từ ảnh chụp trên máy bay. |
Phượng Hoàng Trung đô và khát vọng của Quang Trung
Ngay từ năm 1788, khi chưa lên ngôi, Quang Trung đã để ý đến việc tìm đất xây dựng kinh đô ở Nghệ An. Trong chiếu gửi La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp về việc chọn đất xây dựng kinh đô, Quang Trung đã viết: "Chiếu truyền cho La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp được biết: Ngày trước ủy thác cho Phu tử về Nghệ An xem đất đóng đô cho kịp kỳ này ngự giá ở Bắc về trú. Sao ta về tới đây thấy chưa được việc gì? Nay ta hãy hồi giá về Phú Xuân cho sĩ tốt nghỉ ngơi. Vậy ban chiếu xuống cho Phu tử nên sớm cùng ông Trấn thủ Thận tính toán và làm việc xem đất đóng đô tại Phù Thạch".
Tờ chiếu đề ngày 1 tháng 6 năm Mậu Thân (1788), như vậy việc giao trách nhiệm chọn đất đóng đô phải diễn ra trước đó.
Người ta cho rằng, sở dĩ Quang Trung chọn đất đóng đô ở Nghệ An là do Nghệ An là quê hương, gốc gác của ông. Điều đó chỉ đúng một phần. Bởi nếu thế thì sao ông không chọn Tây Sơn (Bình Định) là nơi sinh ra và trưởng thành của ông, lại là nơi ông phất cờ khởi nghĩa?
Đền thờ Vua Quang Trung nằm trên đỉnh núi Dũng Quyết, TP Vinh, Nghệ An. (Ảnh: TTO) |
Thực tế, nhà Trần đã giải phóng đất nước sau đó không lâu. Thời Lê, đất Nghệ An được coi là đất thang mộc của triều đình, lính bảo vệ kinh thành đều lấy ở Thanh Nghệ. Ta nhớ rằng khi ra Bắc diệt quân Thanh, Quang Trung đã dừng lại ở đây để tuyển quân. Nhân dân Nghệ An (bao gồm Nghệ An - Hà Tĩnh bây giờ) đã nô nức lên đường tòng quân, đóng góp vào chiến thắng thần tốc của Quang Trung .
Hai là, về địa lý, Nghệ An cách Thăng Long 300km, cách Phú Xuân trên 300km, nằm vào khoảng giữa rất cân đường ra vào (lúc bấy giờ vùng đất từ Quảng Ngãi trở vào thuộc quyền kiểm soát của Nguyễn Nhạc). Trong chiếu gửi Nguyễn Thiếp, Nguyễn Huệ cũng viết: "Nay kinh đô ở Phú Xuân thì hình thế cách trở, ở xa trị Bắc Hà địa thế khó khăn. Theo đình thần nghị rằng chỉ đóng đô ở Nghệ An là đường vừa cân, vừa khống chế được trong Nam ngoài Bắc và sẽ làm cho người tứ phương đến kêu kiện tiện việc đi về" (chiếu đề ngày 3 tháng 9 năm Thái Đức 11, tức năm 1788). Cũng trong tờ chiếu đó, Nguyễn Huệ còn ghi nhận ở đây "hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng, có thể chọn để xây dựng kinh đô mới. Thật là chỗ đất đẹp để đóng đô vậy!". Cũng vì nóng lòng muốn dời đô ra Nghệ An mà Nguyễn Huệ đã đích thân ra tận nơi để đốc thúc công việc (7/1789).
Phượng Hoàng Trung đô dở dang như sự nghiệp nhà Tây Sơn
- Sau khi Quang Trung mất, việc xây dựng Phượng Hoàng Trung đô bị gác lại. Và đáng tiếc là triều đình Quang Toản không hề nhắc đến việc dời đô ra Nghệ An như ý nguyện của Quang Trung.
Phượng Hoàng Trung đô, ảnh chụp từ máy bay (trích trong cuốn An Tĩnh cổ lục của L. Breston). |
Tuy nhiên, Nguyễn Thiếp lại là người không muốn Nguyễn Huệ đóng đô ở Nghệ An, có lẽ ông sợ việc xây dựng kinh đô sẽ làm khổ nhân dân địa phương. Chính vì vậy mà trong một tờ tấu gửi Quang Trung, ông đã nại ra rằng, ở chỗ đó đất chật hẹp, kề núi kề sông, bờ sông lại hay bị sạt lở, việc đóng đô là không thuận lợi.
Quang Trung đã trả lời rằng: "Nếu bảo rằng những chỗ như Phượng Hoàng, Khánh Sơn không được đô hội thì sao chẳng tìm chỗ tốt khác cho thỏa ý quả cung trông mong?... Nhớ buổi hồi loan kỳ trước lúc qua Hoành Sơn, quả cung đã từng mở xem địa đồ, thấy ở huyện Chân Lộc, xã Yên Trường hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng, có thể chọn để xây kinh đô mới. Thật là chỗ đất đẹp để đóng đô vậy" (trích chiếu của Quang Trung đề ngày 3 tháng 9 năm Mậu Thân (1788).
Đọc nội dung tờ chiếu, ta có thể thấy được khát vọng của Quang Trung trong việc đóng đô ở Nghệ An. Ta có thể thấy rõ ý của ông, muốn nói rằng, không chỗ này thì chỗ khác, không lẽ đất Nghệ An rộng lớn như thế mà không chọn được chỗ đất đẹp để đóng đô hay sao? Từ những tờ chiếu của Quang Trung, ta thấy ông quyết tâm và tha thiết chọn đất đóng đô ở Nghệ An như thế nào!
Đền thờ vua Quang Trung trên núi Quyết. |
Theo Hoàng Lê nhất thống chí thì ở đây triều đình Tây Sơn đã xây dựng được một số công trình như đắp thành đất xung quanh, xây dựng Lầu Rồng ba tầng, điện Thái Hòa và hai dãy hành lang: "Quang Trung liền sai trưng dụng rất nhiều thợ thuyền, chuyên chở gỗ đá, gạch ngói để xây dựng cung phủ, lâu đài. Đắp thành đất xung quanh và sai các quân lính đào đá ong ở địa phương để xây thành trong. Dựng tòa lầu ba tầng cùng hai dãy hành lang, để phòng dùng đến khi có lễ triều hạ" (trích Hoàng Lê nhất thống chí).
Việc xây dựng Phượng Hoàng Trung đô đang xúc tiến thì Quang Trung đột ngột qua đời (1792). Ngay trước khi mất, Quang Trung còn di chúc lại cho triều đình sớm dời đô ra Nghệ An: "Trước khi mất, Nguyễn Huệ cho triệu viên Trấn thủ Nghệ An là Trần Quang Diệu về kinh và dặn rằng: "Sau khi ta mất, nên trong một tháng táng cho xong. Việc tang làm qua loa mà thôi. Chúng ngươi nên giúp lập Thái tử sớm dời đô ra Nghệ An để khống chế thiên hạ. Nếu không thế thì quân Gia Định sẽ tới, chúng ngươi không có chỗ chôn thân" (trích Đại Nam chính biên liệt truyện).
Thế nhưng, sau khi Quang Trung mất, việc xây dựng Phượng Hoàng Trung đô bị gác lại. Triều đình Quang Toản không hề nhắc đến việc dời đô ra Nghệ An như ý nguyện của Quang Trung trước khi mất. Vào năm 1801, sau khi Phú Xuân mất, triều đình Quang Toản kéo nhau ra Bắc Hà, đóng đô ở Thăng Long. Mùa hè năm đó, Lầu Rồng ba tầng tự nhiên đổ sụp, như điềm báo trước về sự sụp đổ không thể tránh khỏi của triều đại Tây Sơn: "Tháng 6 mùa hè năm ấy (tức 1801), thình lình viên trấn thủ Nghệ An là Nguyễn Thận sai người báo tin là Lầu Rồng ba tầng ở đấy tự dưng đổ sụp, những người nghe tin đều cho là điềm chẳng lành" (trích Hoàng Lê nhất thống chí).
Những dấu tích mờ nhạt về Phượng Hoàng Trung đô
- Đến nay, tuy những dấu tích còn lại không nhiều, nhưng nhờ những tư liệu tìm được có thể giúp hình dung phần nào về kinh đô dang dở này. Trải qua mưa nắng thời gian và sự phá hoại của con người (nhất là dưới triều Nguyễn), Phượng Hoàng Trung đô chỉ còn dấu tích mờ nhạt ở phía Nam TP Vinh, Nghệ An.
Đền thờ vua Quang Trung trên núi Quyết. |
Trong khoảng những năm 1940, học giả Hoàng Xuân Hãn đã từng đến khảo sát toà thành này và mô tả: "Ngày nay khoảng giữa núi Quyết và núi Mèo còn thấy dấu tích một toà thành cũ hình gần tam giác. Dấu thành và đường hào đang còn rõ. Cửa Tiền ở phía Nam. Núi Mèo (Kỳ Lân) làm nền cho đồn gác, thành phía Nam chắp vào núi ấy. Mặt đông bắc lấy núi Quyết (Phượng Hoàng) làm thành. Địa thế thành rất dễ giữ. Phía trước có sông Cồn Mộc và sông Lam, phía bên có núi Quyết đều là hào và thành thiên nhiên. Ở giữa thành còn dấu thành trong và nền nhà. Nhất là có nền cao ba bậc ở phía Bắc mà ngày sau, đời Nguyễn dùng làm nền Xã Tắc, đó là chỗ Quang Trung ngự triều trong khi tạm nghỉ ở Nghệ An" (trích La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, Tập 2, tr.1050).
Quy mô thành không lớn, chưa xứng tầm với một kinh đô, như Hoàng Xuân Hãn đã nhận xét: "Thành Phượng Hoàng nhỏ, thành nam chỉ dài 300m, bức thành tây dài 450m và các nền cao thì ngang dọc cũng chỉ chừng 20m mà thôi" (Sđd, tr. 1050).
Khảo tả của Hoàng Xuân Hãn là tương đối chính xác nhưng chưa cụ thể. May thay, chúng ta còn được thấy bức ảnh hàng không (ảnh chụp từ trên máy bay) thành Phượng Hoàng Trung đô chụp từ những năm 1930.
Bức ảnh này được đưa vào tác phẩm An Tĩnh cổ lục (Ảnh mang số hiệu XCIII) của Le Breton, một học giả người Pháp. Trong cuốn sách trên, Le Breton gọi thành này là thành Rú Mèo và không nói rõ nguồn gốc.
Nhờ bức ảnh này, chúng ta hình dung được cụ thể quy mô vị trí của thành Phượng Hoàng vì các bức tường thành còn thể hiện rất rõ. Thành phía đông bắc chạy sát theo chân núi Quyết (Phượng Hoàng). Phía Nam thành cắt ngang qua núi Mèo (Kỳ Lân), có lẽ lợi dụng núi Mèo làm đồn gác, như Hoàng Xuân Hãn phỏng đoán, cũng có thể đặt cột cờ trên núi này (vì nó ở phía Nam). Thành phía Tây cắt qua cánh đồng bằng phẳng, kẻ thành một đường thẳng tắp lên sát núi Mũi Rồng (một nhánh của núi Quyết).
Bên ngoài tường thành là hào. Hào phía Tây và phía Nam còn thể hiện rất rõ. Tòa thành gần như hình tam giác. Đỉnh phía bắc có đền Rồng, phía nam Đền Rồng là thành Nội. Giữa thành nội là Lầu Rồng ba tầng (xem bản đồ). Khu vực này nay là Lâm viên núi Quyết, thuộc địa phận phường Trung Đô, TP Vinh.
Phượng Hoàng Trung đô dang dở một cách đáng tiếc, như chính sự dang dở của triều đại Tây Sơn vậy!
Quy mô thành không lớn, chưa xứng tầm với một kinh đô, như Hoàng Xuân Hãn đã nhận xét: "Thành Phượng Hoàng nhỏ, thành nam chỉ dài 300m, bức thành tây dài 450m và các nền cao thì ngang dọc cũng chỉ chừng 20m mà thôi" (Sđd, tr. 1050).
Khảo tả của Hoàng Xuân Hãn là tương đối chính xác nhưng chưa cụ thể. May thay, chúng ta còn được thấy bức ảnh hàng không (ảnh chụp từ trên máy bay) thành Phượng Hoàng Trung đô chụp từ những năm 1930.
Bức ảnh này được đưa vào tác phẩm An Tĩnh cổ lục (Ảnh mang số hiệu XCIII) của Le Breton, một học giả người Pháp. Trong cuốn sách trên, Le Breton gọi thành này là thành Rú Mèo và không nói rõ nguồn gốc.
Bản đồ Phượng Hoàng Trung đô do Phan Duy Kha lập lại từ ảnh chụp trên máy bay. |
Bên ngoài tường thành là hào. Hào phía Tây và phía Nam còn thể hiện rất rõ. Tòa thành gần như hình tam giác. Đỉnh phía bắc có đền Rồng, phía nam Đền Rồng là thành Nội. Giữa thành nội là Lầu Rồng ba tầng (xem bản đồ). Khu vực này nay là Lâm viên núi Quyết, thuộc địa phận phường Trung Đô, TP Vinh.
Phượng Hoàng Trung đô dang dở một cách đáng tiếc, như chính sự dang dở của triều đại Tây Sơn vậy!
Phan Duy Kha
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét