Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Ramưwan - Lễ tảo mộ của người Chăm Hồi giáo ở Ninh Thuận


Tác giả : Huỳnh Nam

(TBKTSG Online) - Vào các ngày 29, 30 tháng Tư và 01 tháng 5 theo Chăm lịch, người Chăm theo Hồi giáo ở Ninh Thuận đón tết Ramưwan theo phong tục truyền thống; tương tự như ngày tết Katê của người Chăm theo đạo Bà la môn. Lễ tảo mộ là hoạt động khởi đầu Ramưwan, tất cả các tộc họ ở các làng Chăm Bàni và Islam đều đi tảo mộ. Mọi gia đình sum họp, cùng tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, cùng nhau đi tảo mộ và chay niệm tại các thánh đường Hồi giáo…

Từ Phan Rang-Tháp Chàm theo QL1 đi về phía nam chừng 15 cây số, đến địa phận xã Nam Phước (Ninh Phước, Ninh Thuận) rẽ trái qua cổng chào vào thêm 5 cây số nữa sẽ gặp nghĩa trang của làng Văn Lâm nằm trên bãi cát mênh mông

Người Chăm theo đạo Bà la môn hỏa táng thi hài người chết. Còn người Chăm Bàni chôn người chết trong tư thế nằm nghiêng, quấn vải chứ không dùng quan tài và không đắp mộ, chỉ đặt bên trên hai hòn đá để đánh dấu. Trong ảnh là nghĩa trang của người Chăm Bani tại làng Văn Lâm, không có lăng mộ, nấm mồ mà là những hòn đá tròn xếp thành những hàng dài. ,




Năm nay, tết Ramưwan diễn ra trong ba ngày 18,19 và 20-7-2012.,





Từ xa xưa, phần lớn người Chăm theo đạo Bà la môn, khoảng sau thế kỷ XV, Hồi giáo dần phát triển trong cộng đồng người Chăm ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận, hình thành đạo Bàni, là một tôn giáo kết hợp giữa Hồi giáo với đạo Bà La Môn mà người Chăm đã theo trước đó cùng với các tín ngưỡng dân gian khác của họ. Có thể dễ dàng nhận biết người Chăm Bani với trang phục và khăn quấn đầu. Trong ảnh, sau khi vun vén cho ngôi mộ, thầy char (chủ lễ tế mộ) tưới nước lên ngôi mộ với ý nghĩa tẩy uế và làm cho người chết được sạch sẽ, thanh khiết hơn,



Sau đó họ dùng một cái tách nhỏ đựng dầu và một ít bông gòn chấm lên hòn đá, gọi là nghi thức xức dầu lên ngôi mộ.,



Gia đình bày biện đồ cúng, thầy char ngồi đọc kinh, trong khi thân nhân, con cháu quỳ đối diện van vái.,



Trong lễ tảo mộ diễn ra dưới cái nắng chói chang giữa mùa hè miền Trung, những phụ nữ họ lạy và nằm úp mặt sát mặt cát nóng bỏng.,


Dù người quá cố đã qua đời từ lâu, một số phụ nữ lớn tuổi vẫn khóc lóc, tiếc thương người chết.,

Dù những ngôi mộ của người Chăm Bani không có ghi dấu gì trên những hòn đá, nhưng họ vẫn tìm ra mộ người thân giữa vô số những hòn đá sắp đầy nghĩa trang.,

Trước đây, người Chăm theo đạo Islam (Hồi giáo chính thống) sống tập trung ở các tỉnh, thành phía Nam như TPHCM, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang… Hiện nay, đã có một số người Chăm Bàni ở Ninh Thuận chuyển theo Hồi giáo Islam. Đàn ông không quấn khăn mà đội mũ.,



Người Chăm Islam, khi tảo mộ cũng vun đắp nấm mồ như người Kinh. Họ cũng an táng thi hài người chết trong quan tài như người Kinh. Tuy không xây mộvà dựng bia như người Kinh, nhưng họ cũng khắc tên họ, ngày mất lên hai hòn đá hoặc đúc xi măng để ghi nhớ.,


Trong ngày tảo mộ, họ ngồi xung quanh ngôi mộ đọc kinh và tưởng niệm, chứ không cúng lễ vật và thắp hương như người Chăm Bàni.,



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét