Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

“Lọ lem” giữa đại ngàn Tây Nguyên

(Dân trí) - Chỉ cách thành phố Kon Tum chừng 50km, hành trình đến với Măng Đen khá đơn giản. Nếu là dân phượt bạn chỉ cần đến Kon Tum, sau đó đón xe ô-tô là sẽ có mặt tại đây sau chừng 2 giờ đồng hồ.

Đi hết đèo Măng Đen, trời đang nắng nóng bỗng dịu mát lạ thường. Thay cho những khúc cua gấp lên cao, con đường trước mặt bỗng dẫn vào một vùng bình nguyên tương đối bằng phẳng, xuyên qua rừng thông già, cành lá toả ra ôm lấy con đường. 10 giờ sáng nhưng sương mù ở nơi đây vẫn còn giăng phủ trong giấc ngủ của mình mà chưa muốn tỉnh giấc.
img-7013-1441630801630
img-7007-1441630934221
Măng Đen là cách người Kinh gọi chệch từ tên T’mang deeng, tiếng Mơ Nâm, có nghĩa là “chỗ đất bằng phẳng”.
Có người nói rằng, bạn không cần phải sang tận Nga để nhìn thấy hình ảnh hồ Radolip mà  bạn chỉ cần lên Măng Đen thì  tất cả hình ảnh hồ đều có ở đây.  Đến đây, bạn có thể đi thả bộ đi dạo qua những con đường uốn lượn và nhìn ngắm hồ nước trong xanh cùng khu rừng thông xào xạc. Dọc hai bên đường là màu tím của hoa sim, mua mọc san sát. Trên đường đi vào phía rừng nguyên sinh bạn có thể ngắm những giò lan rừng đủ màu đua nhau tỏa hương, khoe sắc.
img-7016-1441630977834
img-7011-1441630831629
Thị trấn Măng Đen được nhiều người ví như “cô bé lọ lem” ít người biết tới giữa đại ngàn Tây Nguyên. Bởi vẻ đẹp, khí hậu ở đây khá phù hợp cho những chuyến nghỉ dưỡng.
img-7008-1441630900827
img-6992-1441631002618
Ban sáng, sương mù bao quanh những khu biệt thự , con đường, rừng thông gần trăm tuổi, hồ nước, đọng trên những cánh hoa, tạo thi vị trên sự huyền bí của núi rừng nơi đây. Dạo bộ dưới bạt ngàn cây xanh, hoặc nhâm nhi ly cà phê sữa nóng trên chiếc ghế gỗ ngoài khu vườn lộng gió.Ngay cả khi ở nơi phố xá nóng như chảo lửa thì buổi tối thì chỉ khoảng 17-18 độ.
img-7072-1441631086843
img-7229-1441686201236
Măng Đen được mệnh danh là một trong những địa điểm đẹp nhất để ngắm sao ở Việt Nam. Sau những đêm lửa trại bên cạnh tiếng cồng chiêng âm vang núi rừng, vào lúc trời quang bạn hãy chọn cho mình một bãi cỏ hay ban công thoáng đãng để chìm vào khoảnh khắc lãng mạn của sao trời cũng là một trải nghiệm tuyệt vời không đâu có được.
Bài, ảnh: Hữu Thắng

Thăm khu du lịch sinh thái Măng Đen
Nằm ở độ cao trên 1.000 mét so với mặt nước biển, là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh, khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình dưới 20 độ C, có rừng nguyên sinh bao bọc xung quanh và rừng thông cổ thụ rộng lớn dọc theo Quốc lộ 24, độ che phủ của rừng trên 80%, có nhiều hồ thác, suối đá và cảnh quan đẹp. Khu du lịch sinh thái Măng Đen được mệnh danh là “Đà Lạt của Kon Tum” đã và đang là điểm dừng chân của nhiều du khách gần xa.
Hiện nay, khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen đã hình thành và đưa vào khai thác các dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, trồng các loại rau hoa xứ lạnh, nuôi cá nước lạnh, đặc biệt đã thành công dự án nuôi cá Tầm, cá Hồi thương phẩm và nuôi sinh sản giống cá Tầm, cá Hồi. Khu du lịch sinh thái Măng Đen được Chính phủ đưa vào danh mục các khu du lịch quan trọng của quốc gia. 
khu du lịch sinh thái Măng Đen
Tại khu du lịch sinh thái này đang tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng du lịch, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và phục vụ du lịch. Phát triển một số sản phẩm, dịch vụ du lịch như: Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng; du lịch lễ hội văn hoá, lịch sử đồng bào các dân tộc Tây Nguyên; sản phẩm du lịch (Rượu Sim rừng, chuối rừng, cốt toái bổ, sâm dây, cá tầm, cá hồi…); dịch vụ vui chơi gắn với cảnh quan thiên nhiên; xây dựng làng Trung tâm nghiên cứu sinh học; dịch vụ nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe; bảo tồn, khôi phục di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện…
Một số hình ảnh về Khu du lịch sinh thái Măng Đen:
khu du lịch sinh thái Măng Đen
Đường đến Măng Đen
khu du lịch sinh thái Măng Đen
Khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ bình quân trong năm dưới 200C
khu du lịch sinh thái Măng Đen
Độ che phủ của rừng chiếm trên 80% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện
khu du lịch sinh thái Măng Đen
khu du lịch sinh thái Măng Đen
Có sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc, trong đó dân tộc Mơnâm, Xêđăng, Kadong, H’rê chiếm hơn 97% dân số
khu du lịch sinh thái Măng Đen
khu du lịch sinh thái Măng Đen
Thiên nhiên ban tặng cho Măng Đen nhiều thác nước, hồ nước đẹp
khu du lịch sinh thái Măng Đen
khu du lịch sinh thái Măng Đen
khu du lịch sinh thái Măng Đen
khu du lịch sinh thái Măng Đen
Quảng trường, tượng đài chiến thắng Măng Đen
khu du lịch sinh thái Măng Đen
Biệt thự nghỉ dưỡng, dịch vụ phục vụ
khu du lịch sinh thái Măng Đen
khu du lịch sinh thái Măng Đen
khu du lịch sinh thái Măng Đen
Trồng rau, hoa xứ lạnh, nuôi cá nước lạnh và nuôi thú rừng
khu du lịch sinh thái Măng Đen
Văn Phát (TH)

Măng Đen – Bông hoa rừng mới nở

Nằm cách thị xã Kon Tum hơn 50km ở độ cao khoảng 1.300m trên đỉnh Trường Sơn hùng tráng, đông nắng tây mưa. Măng Đen là địa chỉ du lịch được nhiều du khách yêu văn hóa thiên nhiên từ các tỉnh Tây Nguyên và trong nước tìm đến
Nằm ở độ cao hơn 1.000 m so với mặt nước biển, cách thị xã Kon Tum hơn 50 km, Măng Đen có vẻ đẹp hoang sơ và thuần khiết giống như hình ảnh của cô gái thôn quê mới lớn: Dung dị, mộc mạc và hồn nhiên. Bởi vậy, nghỉ dưỡng sinh thái là thế mạnh chủ đạo của Măng Đen. Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, quanh năm mát mẻ, với bạt ngàn rừng thông, với cảnh quan hữu tình của hồ, thác, với hệ sinh thái nhân văn của các dân tộc thiểu số như: Xơ Đăng, Ca Dong, Rơ Măm,… tạo cho Măng Đen khoác trên mình một chiếc áo đẹp nhiều màu sắc.


Măng Đen hay còn gọi là Măng Đeng theo tiếng của bà con dân tộc  Mơ Năm có nghĩa là chỗ đất bằng phẳng (Măng là bãi bằng, đất bằng; Đeng là chỗ ở). Trên bình nguyên Măng Đen có nhiều hồ (toong) như Toong Đăm, Toong Ki…nhiều thác (cơi) như Tram, Pa Sĩ, Đăk Ke…tung bọt trắng xóa giữa núi rừng trầm mặc khiến Măng Đen càng thêm thơ mộng và huyền hoặc.
Đến Măng Đen, du khách sẽ được tận hưởng một vùng khí hậu mát mẻ như ở Đà Lạt. Tuy nhiên, Măng Đen có nét mới lạ đó là sự tươi tốt vẹn nguyên, chưa bị bàn tay con người can thiệp vào. Nếu đến Măng Đen vào mùa khô du khách sẽ nhìn thấy hoa mua, hoa sim nở tím ven hồ  xung quanh hồ là rừng thông, lá thông trải một lớp thảm dày 10-15cm mượt mà như nhung. Hồ Lung rộng khoảng hơn 1ha, xung quanh còn những thân cây cổ thụ hai, ba người ôm không xuể, rừng ven hồ có rất nhiều phong lan. Đây quả là một nơi thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng.
Măng Đen có được điều kiện tự nhiên lý tưởng nên người dân ở đây trồng được  các loại rau xanh và hoa xứ lạnh. Suối ở Măng Đen có loài cá chình, cá niên thơm ngon nổi tiếng. Con sông Ba, chảy qua ba tỉnh Kontum, Gia Lai và Phú Yên, bắt nguồn từ Kon Plong, là một nguồn sống của các cộng đồng người dân tộc bản địa trong vùng…
Chính nhờ những ưu thế thuận lợi của mình mà Măng Đen đã được đưa vào mạng lưới phát triển du lịch quốc gia. Bên cạnh những tiềm năng, thế mạnh về điều kiện khí hậu, địa hình đất đai mà thiên nhiên ưu ái ban tặng, Măng Đen còn được biết đến với những câu chuyện kỳ bí nửa thực, nửa hư khiến cho vùng đất này càng thêm nét huyền bí…
Đến với Măng Đen du khách không chỉ được  tận hưởng không khí mát lành mà còn được tham quan bức tượng Đức Mẹ Fatima với đôi bàn tay cụt và nghe kể câu chuyện huyền bí về bức tượng này.
Vào đầu thập niên 1980, do chính sách xây dựng các vùng kinh tế mới của chính phủ Việt Nam, một số người dân sinh sống tại lâm trường Măng Cành đã phát hiện trong rừng sâu có một bức tượng lạ mà về sau này, căn cứ vào hình dáng và màu sắc người ta đã có thể biết đây là tượng Đức Mẹ Maria mà người Công giáo có cách gọi riêng là Đức Mẹ Fatima. Khi được phát hiện và cho đến đầu năm 1987, bức tượng vẫn còn nguyên nhưng đến cuối năm 1987 thì tượng bị mất đầu và mất tay mà không ai rõ nguyên nhân. Năm 2002 khi huyện Kon Plông mới được thành lập và huyên lỵ được đặt tại Măng Đen, đã có kế hoạch mở rộng tuyến quốc lộ 24 để dùng làm tuyến giao thông chính băng qua địa bàn huyện, nối dài đến tận huyện Mộ Đức (tỉnh Quảng Ngãi). Năm 2004 khi bắt đầu thi công tuyến đường này, những người làm đường đã gặp nhiều hiện tượng lạ khi thực hiện bản thiết kế đi ngang qua vị trí bức tượng, chẳng hạn như xe ủi bị tắt máy chỉ ở một khu vực (!), cuối cùng họ đành phải điều chỉnh tuyến đường để tránh xâm hại đến bức tượng và hiện tượng lạ đã không còn xảy ra.
Trong số những người làm đường, có một tín đồ Công giáo đã bỏ công phục chế phần đầu và đôi tay. Gương mặt được phục chế không còn giống phiên bản Đức Mẹ Fatima thông thường nhưng lại mang dáng dấp một phụ nữ Tây nguyên, phiền muộn và đau khổ. Một điều khó hiểu là đôi tay sau khi phục chế ít lâu đã bị rơi xuống dưới chân tượng, như thể Đức Mẹ không muốn cho phục chế đôi bàn tay mà chỉ muốn để nguyên tư thế cụt này như một lời nhắn nhủ nào đó gởi đến đoàn chiên con cái Mẹ.
Trong những năm gần đây nơi này đã trở thành điểm hành hương thu hút khá đông người sùng mộ, mà trong số đó không chỉ là những tín đồ đạo Công giáo. Giữa khung cảnh núi rừng thâm u, tượng Mẹ vẫn đứng đó trong tư thế cụt tay, bao quanh rất nhiều hoa và những dãy ghế đá, đặc biệt rất nhiều những tấm biển “Tạ ơn Đức Mẹ” là bằng chứng cụ thể xác nhận những ơn ích mà người cầu xin đã được nhận lãnh…
Với không gian tự nhiên, nguyên thủy của hệ sinh thái, sự hoang sơ và thuần khiết như bông hoa rừng vừa hé nở là yếu tố tạo cho khu du lịch sinh thái Măng Đen có sức hấp dẫn mà ít nơi nào có được.
Bảo Anh (TTVN)

Măng Đen - điểm đến của Kon Tum

Với không gian tự nhiên, nguyên thủy của hệ sinh thái, sự hoang sơ và thuần khiết như bông hoa rừng vừa hé nở là yếu tố tạo cho Khu Du lịch Sinh thái Măng Đen có sức hấp dẫn mà ít nơi nào có được, đã làm biết bao người rung động khi lần đầu đặt chân đến Măng Đen.

Tây Nguyên được xác định là một trong 7 vùng du lịch đặc thù của Việt Nam trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Khu Du lịch Sinh Thái Măng Đen thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum là một trong 31 khu vực có quy mô và tiềm năng du lịch đặc biệt nổi trội ở Việt Nam được Nhà nước ưu tiên đầu tư để phát triển thành khu du lịch quốc gia. Khi nói đến vùng văn hóa - du lịch Tây Nguyên là chúng ta nghĩ ngay đến không gian văn hóa cồng chiêng, kho tàng sử thi, đến kiến trúc nhà rông, đến cà phê Buôn Mê Thuật và các ca khúc sôi động, giàu sức sống... Tất cả những hình ảnh, ngôn ngữ và âm thanh đó tạo nên một Tây nguyên bản năng, mạnh mẽ, đầy sức lối cuốn và cám dỗ.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tỉnh Kon Tum có vị trí, vai trò hết sức quan trọng của vùng Tây Nguyên trong phát triển Du lịch của cả nước và hợp tác phát triển du lịch của khu vực tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam, trong đó: Đẩy mạng việc đa dạng hoá các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số; tập trung phát triển du lịch sinh thái rừng núi, thác hồ. Phát huy có hiệu quả tài nguyên khí hậu đặc thù để hình thành và phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ở Măng Đen, là dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư thời kỳ 2012-2020 vùng Tây Nguyên.

Thế mạnh về vị trí địa lý của tỉnh Kon Tum cùng nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú phân bố trên cả tỉnh như: Lòng hồ Ya Ly, lòng hồ Pleikrông, vườn quốc gia Chưmomray, khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh ... cùng nhiều di tích lịch sử cách mạng: Ngục Kon Tum, Ngục Đắkglei, tượng đài chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh..., di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật: Chùa Bác Ái, Nhà thờ Gỗ, Chủng viện..., lễ hội: Cồng chiêng, mừng nhà rông, mừng lúa mới... đặc sắc, đã tạo ra sức hấp dẫn tổng thể cuốn hút du khách đến với Kon Tum, đến với Khu Du lịch Sinh thái Măng Đen.

Hoàng hôn tím buông xuống núi rừng Măng Đen.

Với nhiệt độ bình quân trong năm dưới 200C, Măng Đen có khí hậu mát mẻ quanh năm.


Những cánh đồng lúa chín vàng dọc theo các sườn đồi thoai thoải ở Măng Đen.

Măng Đen có sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc, trong đó dân tộc Mơnâm, Xêđăng, Kadong, H’rê chiếm hơn 97% dân số.
Những ngôi nhà sàn nằm nép mình bình yên bên sườn núi.

Thác Dak Ke tuyệt đẹp.

Thiên nhiên ban tặng cho Măng Đen nhiều thác nước tuyệt đẹp. (Ảnh: Minh Đức)

Cảnh quan núi rừng thiên nhiên thơ mộng.
Những ngôi biệt thự nằm ẩn mình trong rừng thông xanh.

Một hồ nước trong xanh nằm trên núi.

Măng Đen có vẻ đẹp hoang sơ và thuần khiết giống như hình ảnh của cô gái thôn quê mới lớn: Dung dị, mộc mạc và hồn nhiên. Bởi vậy, nghỉ dưỡng sinh thái là thế mạnh chủ đạo của Măng Đen. Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, quanh năm mát mẻ, với bạt ngàn rừng thông, với cảnh quan hữu tình của hồ, thác, với hệ sinh thái nhân văn của các dân tộc thiểu số như: Xê Đăng, Kdoong, Mơnâm,...tạo cho Măng Đen khoác trên mình một chiếc áo đẹp nhiều màu sắc.

Măng Đen có vị trí quan trọng về giao lưu kinh tế, đặc biệt là vị trí trung chuyển nằm trên tuyến quốc lộ 24 nối liền tỉnh Kon Tum với các tỉnh duyên hải miền Trung; nằm trên trục hành lanh kinh tế Đông - Tây qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y đi qua quốc lộ 24 tới các khu du lịch ven biển miền Trung. Thông qua cửa khẩu này, khách du lịch có thể tới các khu du lịch tại Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) trong đó có Măng Đen của Kon Tum, miền Trung Việt Nam (Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Ngãi), Nam Lào, Đông - Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan.

Măng Đen có vị trí rất đặc biệt, nằm giữa 2 ngọn đèo lớn là đèo Măng Đen và đèo Viôlắk (Quảng Ngãi), khu vực Măng Đen hầu như còn nguyên sinh, diện tích rừng chiếm trên 80% diện tích tự nhiên, có trên 4.000 ha rừng thông tạo thêm tính đa dạng và có nét tương đồng với Đà Lạt. Măng Đen nằm ở độ cao trên 1.000 m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình dao động18oC - 20oC. Dân tộc thiểu số chiếm gần 90% tổng dân số.

Xuất phát từ việc coi trọng giá trị nguyên sơ, hoang dã là "của quý" không chỉ riêng của Măng Đen, của Tây Nguyên, của Việt Nam mà là sự "hiếm có" của thế giới trong bối cảnh đô thị hóa và toàn cầu hóa hiện nay. Xuất phát từ nhu cầu du lịch sinh thái đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, tỉnh Kon Tum đã và đang hướng đến xây dựng Măng Đen thành một vùng nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tham quan, giải trí... đúng với ý nghĩa đích thực của du lịch sinh thái. Quan điểm phát triển đối với khu du lịch sinh thái Măng Đen là mong muốn có một sản phẩm đặc thù, một thương hiệu độc đáo và hình ảnh riêng biệt cho Măng Đen, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách du lịch hiện đại. Sản phẩm du lịch sẽ phải thân thiện với thiên nhiên, với các hệ sinh thái tự nhiên, có sự tham gia của cộng đồng dân cư với những nét văn hóa độc đáo về văn hóa bản địa của họ. Măng Đen được xác định là khu du lịch sinh thái quốc gia, thì sản phẩm du lịch phải có chất lượng, có tầm cỡ quốc gia và phải kết nối với các vùng du lịch trọng điểm khác trong tổng thể du lịch của vùng Tây Nguyên, khu vực duyên hải miền Trung và Nam Trung trung bộ.

Tại hội thảo quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen và đô thị Kon Plông đến năm 2030, Ông Ngô Trung Hải - Viện trưởng Viện Kiến trúc và Quản lý thô thị Việt Nam đã nhận định rằng: Măng Đen phải tìm được cái gì rất riêng cho mình để tránh khỏi bước sai lầm mà các đô thị du lịch nghỉ dưỡng khác của Việt Nam đang vấp phải.

Để tạo ra các sản phẩm đặc sắc, khắc biệt, mang dấu ấn địa phương, cần kết hợp khéo léo giữa các di sản phi vật thể và vật thể, các công trình kiến trúc tiêu biểu, nghệ thuật ẩm thực với cảnh quan và thiên thiên nhiên tươi đẹp của địa phương. Với thực trạng tiềm năng, lợi thế, sự thu hút đầu tư, sản phẩm du lịch đặc trưng đang được phát triển mạnh ở Măng Đen như: Nuôi cá thương phẩm, nhân giống thành công các loài cá nước lạnh (cá tằm, cá hồi), sản phẩm trà sim, rượu sim, rau hoa xứ lạnh... Măng Đen có nhiều điều kiện để tạo dựng thương hiệu nổi bật trên bản đồ du lịch Việt Nam cũng như bản đồ du lịch thế giới./.
Bài và ảnh: CTV Văn Phát
 Khu du lịch sinh thái Măng Đen, xã Đắk Long, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum .
 Ở độ cao 1.100m, Măng Đen - huyện lỵ của huyện Kon Plong lâu nay đã được biết đến như là “Đà Lạt thứ hai” hay “Đà Lạt của Kon Tum”. Tên gọi Măng Đen xuất phát từ tên T’măng Deeng của người Xê Đăng, có nghĩa là vùng đất bằng phẳng và rộng lớn. Tại đây có các địa điểm tham quan du lịch, nghỉ dưỡng như: hồ Toong Đam, thác Đăk Ke, rừng già Kon Plong, thác Pa Sỹ. Đặc biệt, rừng nguyên sinh ở đây có độ che phủ lớn, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cùng với những truyền thống văn hóa đặc sắc của người dân hứa hẹn sẽ trở thành một vùng du lịch phát triển. Với tiềm năng lớn về du lịch lớn như vậy, Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất phát triển Măng Đen thành đô thị du lịch sinh thái cấp quốc gia.
 

Khu du lịch thác Pa Sỹ là nơi không thể bỏ qua khi đến với Măng Đen.

Vẻ đẹp bình yên của hồ Toong Đam trong Khu du lịch sinh thái Măng Đen.

Tuần lễ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Măng Đen lần thứ nhất là một hoạt động chào mừng kỷ niệm 38 năm giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975 - 16/3/2013) và chào mừng sự kiện Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt quy hoạch vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plong, tỉnh Kon Tum tầm nhìn đến năm 2030. Tuần lễ bao gồm rất nhiều các hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như: Liên hoan tạc tượng dân gian, liên hoan ẩm thực truyền thống, liên hoan cồng chiêng, dân ca dân vũ… Sự kiện này thực sự là dịp để các dân tộc anh em ở Kon Tum thể hiện tình đoàn kết, giới thiệu cho bạn bè hiểu rõ hơn sự hấp dẫn, độc đáo về truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Đồng thời, đây cũng là dịp để tôn vinh, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong tổng thể chung của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên./.
Bài: Nguyễn Vũ Thành Đạt - Ảnh: Nguyễn Luân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét