Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Vàng Pheo mến khách


Bản Vàng Pheo thuộc xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Đây là vùng đất sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc Thái trắng. Dân bản Vàng Pheo mến khách, cảnh sắc núi rừng thơ mộng, nên đã cuốn hút biết bao du khách đến với nơi này.
Nằm cách trung tâm thị xã Lai Châu khoảng 30km, bản Vàng Pheo hiện lên trong một chiều nắng thật đẹp. Bản có vị trí thiên thời, địa lợi, nằm ngay bên núi Phu Nhọ Khọ, ngọn núi được ví như một mĩ nhân. Đây là nơi giao thoa giữa hai dòng suối Nậm So và Nậm Lùm. Vàng Pheo có nhiều ngôi nhà cổ nằm nép mình bên những ruộng lúa xanh trong không gian thanh bình, yên tĩnh.

Chúng tôi theo con đường rải cát mịn, ô tô có thể vào đến tận bản. Xe dừng chân tại nhà văn hoá Vàng Pheo, ấn tượng nhất là nhóm trẻ con dân tộc tại đây ùa ra đón chào. Những gương mặt thơ ngây còn lem nhem nét bẩn nhưng nụ cười của bọn trẻ thật đáng yêu. Vào những đêm trời Tây Bắc có sao, có trăng sáng vằng vặc, các thiếu nữ bản Vàng Pheo lại cùng nhau trong các bộ váy thướt tha múa xoè theo tiếng đàn, tiếng trống nhịp nhàng ở sân nhà văn hoá.

Cầu treo bắc qua suối vào bản Vàng Pheo.

Dòng suối hoang sơ giữa núi rừng ở bản Vàng Pheo.

Sản phẩm thổ cẩm truyền thống của bản Vàng Pheo.

Du khách nước ngoài mua đồ lưu niệm của dân bản Vàng Pheo.

Trên những con đường đến tận nhà sàn của các hộ dân, chúng tôi thường bắt gặp những người người phụ nữ Thái trắng trong trang phục truyền thống, những bộ váy khâu liền màu đen tuyền, dài chấm mắt cá chân, áo cón chấm đến thắt lưng, cổ liền, ẩn sau trang phục là sự hiền hoà, chân chất. Phụ nữ Thái trắng có tài dệt gấm kim tuyến trang trí hoa, chim và rồng. Những sản phẩm này bày bán nhiều ở các thôn bản.

Bản Vàng Pheo là nơi còn lưu giữ nhiều ngôi nhà sàn cổ, một nét đặc biệt làm nên bản văn hoá. Người Thái trắng ở Vàng Pheo rất hiếu khách. Trẻ em thì lễ phép, người già thì ôn hoà, họ sẵn lòng mời khách dùng cơm, thưởng thức những bữa ăn giản dị, món ăn truyền thống và mang đậm bản sắc riêng như: cá bống vùi tro, cá suối nướng, măng đắng, măng ngọt, thịt trâu sấy, thịt lợn hấp, canh rau đắng và uống rượu bên bếp lửa bập bùng ấm áp.

Bản Vàng Pheo cũng là nơi có nhiều lễ hội, lưu giữ nhiều nét sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Mỗi lễ hội có một bản sắc riêng như lễ hội: Nàng Han (rằm tháng 2 âm lịch), Then Kin Pang (mùng 10/3 âm lịch), Kin Lẩu Khẩu Mẩu (rằm tháng 9 âm lịch) Lễ hội bản Vàng Pheo có nhiều trò chơi dân gian độc đáo như: ném còn, đẩy gậy, tù lu. Vào những ngày cuối tuần hoặc dịp lễ hội, du khách đổ về đây rất đông để khám phá một không gian Tây Bắc êm đềm và cuộc sống giản dị của đồng bào dân tộc, được hoà mình trong điệu múa, lời ca của đồng bào mà “say tình”, ngây ngất với sắc màu của vùng cao./.
Bài: Bích Vân - Ảnh: Trịnh Văn Bộ

Nao lòng thung lũng gái đẹp ở Vàng Pheo


Đến Vàng Pheo, người ta không khó để chiêm ngưỡng bóng các cô gái Thái thấp thoáng trên cầu thang nhà sàn, áo cóm cổ truyền trắng tinh, da trắng ngần.

Con gái vùng này có vẻ đẹp rất đặc trưng của người Thái: cao, da trắng, tóc dài khiến nhiều người nao lòng …

Người dân ở đây kể lại rằng, từ lâu ở xã Mường So của huyện Phong Thổ đã nổi tiếng về mỹ nhân với những điệu xòe khiến các chúa đất và quan thầy người Pháp mê đắm.

Thung lũng rộng nằm ngay dưới chân dãy núi Phu Nhọ Khọ, nơi có dòng Nậm So, Nậm Lùm uốn mình bồi đắp tít tận miệt Phong Thổ (Lai Châu). Đây là mảnh đất hiền lành của hơn 400 đồng bào dân tộc Thái trắng hội tụ, tạo nên những sắc thái văn hoá không đâu có được.

Tưởng nhớ công ơn nàng, nhân dân trong vùng đã lập miếu thờ và tổ chức lễ hội hàng năm.
Thiếu nữ Vàng Pheo
Thiếu nữ ở Vàng Pheo đã từng làm đắm say không biết bao người khi đặt chân tới mảnh đất này
Cho đến bây giờ, Vàng Pheo vẫn còn giữ được nét đẹp thuần khiết của dân tộc Thái với những mái nhà sàn nằm ẩn mình sau các tán cây. Giữa thời đô thị hóa, nhưng Vàng Pheo không hề có một nhà bê tông nào xen vào, tất cả đều tăm tắp nhà sàn gỗ hằn lên nét cổ xưa.

Đến Vàng Pheo, người ta không khó để chiêm ngưỡng bóng các cô gái Thái thấp thoáng trên cầu thang nhà sàn, áo cóm cổ truyền trắng tinh, da trắng ngần… Con gái vùng này có vẻ đẹp rất đặc trưng của người Thái: cao, da trắng, tóc dài khiến nhiều người nao lòng khi đến với thung lũng mỹ nhân này.

Có người bảo rằng, sở dĩ tóc của phụ nữ vùng này đen mượt hơn nhiều nơi khác vì chúng tôi có một bí quyết rất đơn giản gội đầu bằng nước gạo. Tuy nhiên, cũng có người lại cho rằng, con gái vùng này đẹp do giao hòa hai dòng máu Á–Âu. Lại có ý kiến bảo nơi đây từng có cung điện của chúa đất Đèo Văn Ân để làm nơi ở của nhiều mỹ nhân tuyệt sắc, nên hậu duệ của họ cũng được di truyền vẻ đẹp ấy….
Đường vào bản Vàng Pheo
Đường vào bản Vàng Pheo

Đèo Văn Ân theo Pháp tự xưng là Chúa Thái của Mường So, nên khi thực dân Pháp xâm lược, đã dùng Đèo Văn Ân cai quản châu thổ này. Nhưng Vua Thái Đèo Văn Ân còn được biết đến như là một người đàn ông đa tình khi có tới 11 người vợ, người nào cũng tuyệt sắc giai nhân. Thủ phủ của ông Vua Thái này đóng tại xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ngày nay với nhiều câu chuyện đã trở thành giai thoại...

Đèo Văn Ân có tới 11 vợ, tất cả đều sắc nước hương trời. Ân tìm vợ bằng cách đóng giả làm chàng chăn trâu nghèo khổ lang thang tới các bến nước, nơi gái bản thường tắm giặt. Chọn được người đẹp ưng ý, lãnh chúa không cưỡng ép mà mời vào các đội xòe rồi cưới làm vợ.

Người nào cũng xinh đẹp và ăn nói rất nhẹ nhàng, khéo léo. Vợ của ông ta là những cô gái đẹp được tuyển chọn từ khắp các mường. Trong 11 người vợ, theo mọi người đánh giá thì mỗi người một vẻ nhưng nhan sắc đều rất mặn mà. Các bà vợ người đến trước, người đến sau nhưng sống rất hòa bình, bình đẳng với nhau.
Thiếu nữ Vàng Pheo gội đầu bên suối
Đến Vàng Pheo, du khách không khó để được chiêm ngưỡng những thiếu nữ tóc dài gọi đầu bên bờ suối.

Để chiều chuộng các mỹ nhân, Đèo Văn Ân xây cung điện 11 gian bằng gỗ quý tựa lưng vào dãy núi Khau Nhọ Khọ, mặt hướng về suối Nậm So. Nhiều đêm trăng sáng, 12 mỹ nhân ra suối tắm trông như tiên nữ giáng trần. Chúa đất phải cho lính canh gác.

Cũng giống như các mỹ nhân ở Đèo Văn Ân, ngày nay vào những ngày hội hè, những người con gái ở Vàng Pheo thường mặc áo cóm màu trắng – một loại áo dân tộc của người Thái với những bộ cúc được đánh tinh xảo bằng bạc, mỗi bên một nửa cánh bướm, với chiếc chiếc váy bằng lụa xa tanh đen bóng, tay cầm chiếc khăn mùi xoa, đeo bên mình những chiếc xà tích bằng bạc dài duyên dáng và đài các.

Đêm Vàng Pheo khi bầu trời điểm sao, trăng treo đỉnh núi, các sơn nữ đội xoè của tay nắm chặt tay, váy đen xúng xính, chân bước uyển chuyển theo tiếng tính tẩu véo von, tiếng trống gõ nhịp nhàng ở sân nhà văn hoá. Vừa múa, các sơn nữ vừa cất lên tiếng hát da diết gọi bạn tình.
VietBao.vn (Theo Dân trí)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét