Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Về Hưng Yên thăm phố Hiến


Rong chơi ở vựa lúa lớn nhất Bắc bộ, tham quan đệ nhị danh thắng miền Bắc hay tham gia các lễ hội lớn gắn với sông Hồng... những hoạt động này hẳn sẽ làm bạn khó quên Hưng Yên.

Địa điểm vui chơi
Với hơn 200 năm, thành lập và phát triển, Hưng Yên được xếp vào danh sách những tỉnh trẻ của Bắc bộ. Tuy vậy, nơi đây lại được đánh giá khá cao về bề dày văn hóa, lịch sử và sự phát triển vượt bậc của công nghiệp những năm gần đây.
Về du lịch sinh thái, đến Hưng Yên, bạn sẽ được thỏa sức vùng vẫy trong hương thơm lúa mới, thả bộ trong không gian thơm ngát, không khí yên bình, ngắm những đợt sóng lúa nhấp nhô đúng nghĩa, ghi lại những shoot hình ấn tượng, đậm nét thôn quê tại vựa lúa lớn nhất Bắc bộ. Còn nếu đến vào mùa hè, bạn sẽ được vin tay hái và thưởng thức những trái nhãn lồng có hương thơm khó cưỡng, vị ngọt thanh, vị giòn, ngon ấn tượng.
Trẻ em ở Phố Hiến.
Chùa Chuông Phố Hiến.
Phố Hiến, đệ nhị danh thắng của miền Bắc, là điểm dừng chân tiếp theo nếu bạn muốn chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của vùng đất này. Đến Phố Hiến, ngoài việc sống lại thời kỳ huy hoàng của một thương cảng từ thế kỷ 13 đã đón tiếp hàng ngàn tàu của nhiều quốc gia trên thế giới, bạn còn có dịp chiêm ngưỡng một một quần thể kiến trúc cổ gồm 60 di tích lịch sử, 100 bia ký và nhiều đền chùa với ba nền văn hóa Hoa, Nhật, Việt.
Trong quần thể kiến trúc cổ ấy, nổi bật là chùa Hiến (thời Trần) với cây nhãn tổ tương truyền từng được hái dâng cho đức Phật; chùa Chuông với tấm bia đá cao 165cm, rộng 110cm dựng vào năm Tân Mão; Văn Miếu Xích Đằng với 9 tấm bia có ghi danh các nhà khoa bảng; Đền Mẫu, danh thắng đẹp nhất của Phố Hiến với phía trước đền là hồ Bán Nguyệt thơ mộng, một bên là phố Nguyệt Hồ sôi động, một bên là đê Đại Hà thoáng đãng...
Đền Trần Phố Hiến.
Hồ bán nguyệt trước đền Mẫu.
Phố Nối của Hưng Yên lại nổi danh với khu di tích đại danh y Lê Hữu Trác cùng nhiều chùa đình có kiến trúc độc đáo như chùa Lãng (chùa Lạng) thôn Như Lãng, Minh Hải, Văn Lâm; chùa Thái Lạc, Lạc Hồng, huyện Văn Lâm; đền thờ danh tướng Lý Thường Kiệt thuộc huyện Yên Mỹ; đền Ủng huyện Ân Thi; đình Đa Ngưu huyện Văn Giang và khu tưởng niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Ngoài chiêm bái đền chùa, đến Phố Nối, bạn còn được tham quan làng nghề đúc đồng, chạm bạc, cây dược liệu, nghề làm tương Bần...
Bên cạnh Phố HiếnPhố Nối cũng có hàng loạt các đền, chùa khác nhau để bạn đến chiêm bái, tìm hiểu kiến trúc hay các tích liên quan như đền Đa Hòa và đền Dạ Trạch là nơi thờ Chử Đồng Tử và hai vị phu nhân. Đền Phượng Hoàng thờ Cúc Hoa, người có tấm lòng nhân hậu, thủy chung son sắt tiêu biểu cho hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam. Đền Ghênh thờ nguyên phi Ỷ Lan…
Ngoài ra, khi tham quan đền Đa Hòa, bạn còn có thể thăm cảnh quan sinh thái đồng quê - bãi sông Hồng, làng vườn, làng nghề gốm sứ Xuân Quan, làng mộc An Thành.
Văn miếu Xích Đằng.
Quảng trường Hưng Yên.
Di chuyển
Phần di chuyển chỉ nói từ điểm bắt đầu là Hà Nội. Các bạn ở miền Trung, miền Nam xem đây như điểm trung chuyển. Riêng những bạn ở các tỉnh phía Bắc có thể tìm hiểu lịch trình đi Hưng Yên ở các bến xe hay hãng xe uy tín tại mỗi tỉnh.
Bằng phương tiện công cộng
Bạn có thể bắt tuyến xe bus Hà Nội – Hưng Yên tại bến xe Lương Yên. Thời gian hoạt động từ 5h – 22h, tần suất hoạt động là 20 phút/chuyến.
Bằng phương tiện cá nhân
Thành phố Hưng Yên cách Hà Nội 64km, khoảng cách khá ngắn cho một chuyến phượt bằng xe ô tô hay xe máy nên bạn hoàn toàn có thể lên lịch cho một chuyến tham quan trong ngày hay cuối tuần.
Lưu ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân nên mang đầy đủ giấy tờ xe, tuân thủ luật an toàn giao thông đường bộ. Mang kính, bao tay, khẩu trang để tiện đi đường, trang bị điện thoại có chức năng google map để dễ di chuyển.
Đến vào mùa nào?
Từ tháng 4 – tháng 10, Hưng Yên bước vào mùa mưa, với lượng nước chiếm 70% lượng nước hàng năm nên bạn cần hạn chế đến trong thời điểm này. Còn những tháng khác, Hưng Yên khá đẹp và có nhiều lễ hội như lễ hội đền Hóa Dạ, lễ hội Đền Mẫu, Đền Dạ Trạch, Đền Đa Hòa... để bạn tham gia, chiêm bái.
Chùa Nôm.
Một sản phẩm của làng mộc An Thành.
Đặc sản Hưng Yên
Hưng Yên có những đặc sản nổi tiếng như: nhãn lồng Phố Hiến, gà Đông Tảo (Đông Cảo), sen Nễ Châu, tương Bần, bún thang Thế Kỷ, bánh Cuốn Nóng làng Sài Thị, ếch om Phượng Tường, bánh dày làng Gàu , chả gà, giò bì, bánh răng bừa.
Lưu trú
Khu vực trung tâm Hưng Yên gồm các tuyến đường Bãi Sậy, Điện Biên Phủ, Chu Mạnh Trinh, ... các bạn có thể tham khảo lịch trình tham quan hay vị trí các danh lam, thắng cảnh để có chọn vị trí thích hợp. Lưu ý nên đặt phòng trước khi đến.
Một số khách sạn, nhà nghỉ có mức giá tương đối dễ chịu với dân du lịch bụi mà bạn có thể bỏ túi gồm khách sạn Phố Hiến, khách sạn Thái Dương, nhà nghỉ Bình Dương, nhà nghỉ Ánh Dương.
Ngoài ra, bạn còn có thể cắm trại. Lưu ý số lượng người tham gia không dưới 10 người.
Mang gì khi đến Hải Dương?
Danh lam, thắng cảnh của Hải Dương chủ yếu là đền, miếu nên cần diện trang phục kín đáo, gọn gàng, mang giày, dép bệt để tiện việc di chuyển.
Mang theo đồ vệ sinh cá nhân, kem trị muỗi, thuốc chống côn trùng, các thuốc trị bệnh cơ bản.
Mang theo lều, áo khoác hay chăn mỏng, nồi đa đụng nếu muốn cắm trại.
Chả gà...
... Hay ếch Phương Tường là những món ăn bạn không nên bỏ qua khi đến Hưng Yên.
Các cung đường thường gặp:
Sài Gòn/ Hà Nội – Hưng Yên – Hải Phòng
Sài Gòn/Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương
Sài Gòn/ Hà Nội – Hưng Yên – Hải Phòng – Quảng Ninh
Sài Gòn/ Hà Nội – Hưng Yên – Thái Bình – Hải Dương – Hà Nam
An Huỳnh
Ảnh: Hungyen.gov.vn
Theo Infornet

Phố Hiến hấp dẫn với 100 di tích chưa khai phá


Di tích lịch sử văn hóa góp phần giới thiệu về hình ảnh địa phương cho du khách trong và ngoài nước, tạo tiền đề cho các chiến lược phát triển du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội .
.
Vùng đất Hưng Yên đã nổi danh từ thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh .Trước đó  Phố Hiến vốn là thương cảng đô hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài nên trở thành tụ điểm sầm uất. Người Tàu, người Nhật và người Tây phương đều đến đấy buôn bán.

Do vậy dân gian đã có câu: "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến" Trải qua quá trình lịch sử ,Hưng Yên ngày nay là nơi lưu giữ  hàng nghìn di tích có giá trị, đó là những công trình kiến trúc: Đình, đền, chùa, miếu, …Tiêu biểu  như đền Đa Hòa, đền Dạ Trạch, đền  Phù Ủng ,đền Tống Trân , đặc biệt là quần thể di tích Phố Hiến minh chứng cho một thời kỳ thịnh vượng của Phố Hiến – Hưng Yên. So với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước , Hưng Yên  là một trong những địa phương có số lượng di tích lịch sử văn hoá nhiều và phong phú nhất, đứng thứ  hai cả nước sau thủ đô Hà Nội.

Đến nay Hưng Yên còn lưu giữ được hàng nghìn di tích có giá trị, 1210 di tích các loại, trong đó 158 di tích và cụm di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Đây là những tài sản vô cùng  quý báu, cốt lõi của bản sắc văn hóa cũng là niềm tự hào của người dân Hưng Yên.  Các di tích lịch sử ở hưng yên được  trải rộng trên các huyện thành phố của tỉnh. Trong đó có năm cụm di tích tiêu biểu đó là:

 Phố Hiến hấp dẫn với 100 di tích chưa khai phá
Cụm di tích Đa Hòa - Dạ Trạch, Hàm Tử - Bãi Sậy: Gắn liền với cụm di tích này là truyền thuyết và lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung đã được nhà nước xếp hạng, là một trong những di tích lịch sử văn hóa quan trọng quốc gia. Hàng năm đều thu hút hàng vạn lượt khách trong và ngoài nước đến thăm.

 Đền Đa Hòa
Đền Đa Hòa
Cụm di tích Hải Thượng Lãn Ông - Phố Nối: Điển hình của cụm này là khu di tích đại danh y Lê Hữu Trác, ông  là đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, trong đó có thuốc Nam, khu tưởng niệm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Ngoài các sản phẩm du lịch chính của cụm này, tham quan các đình, chùa khách còn được tham quan làng nghề tương Bần...

 Phố Hiến hấp dẫn với 100 di tích chưa khai phá
Cụm di tích Tống Trân và Tiên Lữ: Đây là quê hương của Lưỡng quốc trạng nguyên Tống Trân. Cụm di tích nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa có giá trị tiêu biểu là hệ thống di tích lịch sử, văn hóa như: Chùa Trà Dương, đền Tống Trân, đền Phượng Hoàng, đền Đậu An.

Đền Phượng Hoàng
Đền Phượng Hoàng
Khu di tích đền Phù Ủng: Nằm trên địa bàn xã Phù Ủng thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, Khu di tích đền Phù Ủng là một quần thể kiến trúc phong phú và độc đáo, được gọi chung là đền Phù Ủng, nơi thờ Phạm Ngũ Lão, một vị danh tướng thời Trần .

 Khu di tích đền Phù Ủng
Đền Phù Ủng
Cụm di tích lịch sử văn hóa Phố Hiến: Trải qua những biến cố lịch sử và sự thay đổi của tự nhiên, Phố Hiến vẫn còn bảo tồn, giữ gìn được hơn 100 di tích lịch sử-văn hóa có giá trị, đã có 18 di tích được xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa quốc gia có giá trị về lịch sử. Điều đặc biệt là các di tích phân bố ở khắp các phường, xã… tạo thành một quần thể di tích với nền kiến trúc nghệ thuật độc đáo như Văn Miếu Xích Đằng, Chùa Chuông, Đền Trần, Đền Mẫu, Đình Chùa Hiến, Đông Đô Quảng Hội...

Phố Hiến hấp dẫn với 100 di tích chưa khai phá
Đây là những tiềm năng to lớn để phát triển để phát triển du lịch, là một trong những  yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch. Đó còn là một trong những  lợi thế cho các công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh mở tour, tuyến tham quan, tìm hiểu về các di tích lịch sử - văn hóa.

Do đó vấn đề khai thác  và sử dụng hiệu quả các di tích lịch sử, đồng thời với việc trùng tu tôn tạo lại hệ thống di tích không chỉ gìn giữ lại những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc nói chung và của Hưng Yên nói riêng, đời sống tinh thần của nhân dân ngày một phong phú mà còn là cơ sở để đưa ngành du lịch của tỉnh từng bước phát triển, đưa nền kinh tế của tỉnh Hưng Yên  ngày một giàu mạnh hơn.

Du lịch Hưng Yên


Thứ nhì... phố Hiến

Từ Hà Nội đi theo đường số 5, đến phố Nối, rẽ theo đường 39A qua những cánh đồng ngô lúa, những rặng nhãn um tùm là đến Phố Hiến - Hưng Yên.
Phố Hiến nổi tiếng từ thế kỷ 13 với vị trí là một thương cảng quốc tế. Từ thế kỷ 15 trở đi, những tàu buôn của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Anh, Pháp đã biết đến và cập bến nơi đây. Phố Hiến một thời nắm vị trí quan trọng trong việc thông thương buôn bán với các vùng cho đến khi dòng sông Hồng ngày càng lùi xa, khiến phố Hiến mất dần vị thế cho thương cảng mới Hải Phòng, cách đó 50 km. Phù sa của sông Hồng bồi đắp đã tạo nên những cánh đồng tốt tươi màu mỡ cho mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa này.
phohien9-1378717072.jpg
Cây nhãn tổ trong chùa Hiến.
Để đến với miền quê trù phú này có hai con đường. Một là chạy thẳng đường quốc lộ 5 đi Hải Phòng và hai là chạy theo con đê dọc sông Hồng về phía Bát Tràng.
Phố Hiến ngày nay còn gìn giữ được một quần thể kiến trúc cổ gồm 60 di tích lịch sử, 100 bia ký và nhiều đền chùa. Tiêu biểu là Đền Hiến, Chùa Hiến - hiện vẫn còn nguyên vẹn. Cây nhãn tổ có từ thế kỷ 16 đến nay vẫn xum xuê cành lá, đó cũng là đặc sản nổi tiếng của đất Hưng Yên - nhãn lồng. Vào mùa nhãn, cả vùng quê yên ả rộn ràng trong tiếng chim hót, tiếng nhà nhà thu hoạch, tiếng phiên chợ nhộn nhịp người mua kẻ bán. Nhãn lồng Hưng Yên cùi dày, vỏ mỏng, hạt nhỏ, ăn ngọt mát như chè đường nức tiếng gần xa.
phohien13-1378717072.jpg
Chùa Chuông.

Đến Phố Hiến, không thể không đến thăm chùa Chuông. Ngôi chùa có lịch sử lâu đời và cảnh quan thanh tĩnh. Chùa Chuông không có lễ hội riêng, nhưng vào ngày 30 Tết hàng năm, lễ đón Giao thừa ở chùa Chuông thật sự như ngày hội.
Chùa Chuông có tên chữ là Kim Chung Tự. Tương truyền vào một năm đại hồng thủy, có một quả chuông vàng trên một chiếc bè trôi vào bãi sông thuộc địa phận thôn Nhân Dục. Các nơi đua nhau kéo chuông về địa phương mình nhưng không được. Chỉ có những bô lão thôn Nhân Dục mới kéo được chuông. Dân làng cho là trời phật giúp đỡ bèn góp công của dựng chùa, xây lầu treo chuông. Mỗi lần đánh chuông, tiếng vang xa hàng vạn dặm. Do vậy chùa còn có tên gọi là Kim Chung Tự (chùa chuông vàng).
phohien21-1378717073.jpg
Phố Hiến - Hưng Yên hôm nay còn giữ được rất nhiều những ngôi chùa, đền cổ.
Không còn giữ được nhiều nét của một thương cảng sầm uất, phố Hiến giờ đây yên ả bên dòng sông Hồng, trải dài theo những triền đê. Rong chơi Phố Hiến một chiều đông, bắt gặp đôi chút bóng dáng cổ kính ngày nào qua một vài nếp nhà còn giữ lại được vẻ đẹp xưa. Những cây nhãn thâm trầm chuyển mình chờ nắng xuân để đơm trái, phiên chợ trung tâm với những món hàng quê bình dị, bữa cơm trưa với món chả gà trứ danh của mảnh đất Hưng Yên.
Bài và ảnh: Lam Linh

Lang thang phố Hiến

PNO - Trải qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm lịch sử, thị trấn nhỏ yên tĩnh, phố Hiến vẫn luôn hấp dẫn du khách bởi quần thể kiến trúc cổ gồm 60 di tích lịch sử, 100 bia ký và nhiều đền chùa cổ kính.

Phố Hiến (thuộc thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên ) cách Hà Nội gần 60 km. Ngày xưa, Phố Hiến từng là đô thị cổ, thương cảng lớn, cực thịnh vào thế kỷ 17.

Hồ Bán nguyệt
Từ thủ đô Hà Nội, xuôi QL5 qua những cánh đồng ngô, những rặng nhãn ngút ngàn, những hồ sen ngan ngát hương là đến Phố Hiến.
Điểm đầu tiên chúng tôi dừng chân là hồ Bán Nguyệt, ngay trung tâm thành phố. Ít ai biết rằng, hơn 1000 năm trước, hồ Bán Nguyệt là một khúc "bỏ lại" của sông Hồng khi đổi dòng. Phong cảnh hữu tình, nước trong xanh phẳng lặng, bốn bề cây xanh mát…viên ngọc xanh quí giá này không chỉ tô điểm cảnh quan mà còn làm cho khí hậu Phố Hiến luôn mát mẻ, cây cối quanh năm xanh tốt.

Chùa Chuông
Chúng tôi đến chùa Chuông (Kim Chung tự), một thắng cảnh nổi tiếng không chỉ vì cảnh quan tuyệt đẹp, vẻ cổ kính uy nghi mà còn vì huyền thọai về sự tích ngôi chùa. Chùa có tự bao giờ, hiện nay vẫn chưa xác định được. Trên cột cái lầu khánh có khắc thời gian dựng cột là năm Chính Dậu đời Chính Hòa ( 1693). Theo văn bia tại chùa thì năm 1702 chùa đã được trùng tu. Chùa Chuông nổi tiếng bởi hệ thống tượng cổ 18 vị La hán và Bát Bộ Kim Cương, được tạc vào thời Lê, thế kỷ thứ 17. Hơn 300 năm qua, các pho tượng được đắp tạc công phu, điêu luyện vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu: Mỗi vị một dáng vẻ, một tính cách, một thân phận … sắc sảo và tinh vi.

Một góc Phố Hiến
Một biểu tượng đặc sắc khác của Phố Hiến là Văn Miếu Xích Đằng, được xây dựng từ năm 1838. Tại đây có 8 bia khắc tên các vị tiến sĩ của địa phương, trong đó có trạng nguyên Tống Trân đời Trần, người được dân gian lưu truyền qua câu chuyện tình cảm động Tống Trân - Cúc Hoa, có nhà bác học lỗi lạc Lê Quí Đôn, quận công Lê Như Hổ …

Văn miếu Xích Đằng
Tiếp tục lang thang ở Phố Hiến, chúng tôi qua Đền Mẫu, nơi được coi là danh lam thắng cảnh đẹp nhất vùng. Đền Mẫu thờ bà Dương Quí Phi. Năm 1279, để khỏi rơi vào tay giặc Nguyên, bà đã trẫm mình xuống sông, xác trôi dạt về cửa sông vùng Phố Hiến, được dân lập đền thờ, nghe đồn rất linh nghiệm. Trước sân đền có cây đa và cây si cổ thụ hơn 700 năm tuổi. Thân, lá, rễ, cành của hai cây quấn quít nhau, tỏa bóng mát rượi xuống sân đền. Trong hậu cung đền Mẫu có cỗ kiệu chạm rồng, cỗ võng chạm phượng, đôi hài vàng của Quí Phi...

Đền mẫu
Địa điểm tiếp theo, chúng tôi thăm quan chùa Hiến, cũng là một thắng cảnh của phố Hiến. Chùa Hiến được xây dựng vào cuối triều Lý đầu triều Trần ( thế kỷ 13 ). Chùa được bố cục theo kiểu nội công ngoại quốc với nhiều pho tượng tinh xảo. Trong chùa hiện có 2 tấm bia cổ nhất, lưu trữ nhiều tư liệu lịch sử về Phố Hiến. Đặc biệt, trước cửa chùa còn có một cây nhãn tổ hơn 300 năm tuổi. Đây là cây “nhãn tiến” bởi ngày xưa, mỗi mùa nhãn chín, nhãn được hái mang về cung tiến vua.
 Hưng Yên còn có nhiều thắng cảnh khác như Đền Thiên Hậu, một công trình kiến trúc đặc sắc hơn 1 thế kỷ, nhà thờ thị xã Hưng Yên được xây từ năm 1640, có bến đò Yên Lệnh, di tích còn lại của cảng Phố Hiến một thời sầm uất …

GIAO THỦY 
..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét