Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Ngỡ ngàng vẻ đẹp cổ kính rêu phong tháp cổ Mỹ Sơn

Bài, ảnh: Thanh Ly 

(Dân Việt) Những ngọn núi xa mờ trùng điệp, những đêm trăng huyền bí trên tháp cổ rêu phong, những nét đặc sắc trong kiến trúc và điêu khắc của khu đền tháp cổ kính... đã làm nên một Mỹ Sơn tuyệt đẹp với cảnh sắc như thực như mơ.


   
Thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 70 km và phố cổ Hội An 40 km, khu đền tháp cổ Mỹ  Sơn được ví như là “kho báu cổ hoành tráng” cổ xưa quí hiếm và đặc sắc văn hóa Chămpa còn giữ được của nước ta.
ngo ngang ve dep co kinh reu phong thap co my son - 1
Về Mỹ Sơn trong một ngày đầu thu nắng đẹp, chúng tôi theo cung đường dốc ngoằn nghèo khúc khuỷu, qua rẫy lúa chín vàng, xa xa đàn bò thong dong gặm cỏ, thi thoảng lại bắt gặp những nụ cười hiền lành, cái gật đầu chào thân thiện của người dân quê. Đến đoạn Duy Sơn, Duy Trinh, bắt gặp bên tay trái của mình kinh đô Trà Kiệu kéo dài qua thung lũng Chiêm Sơn (Duy Trinh) mà dấu vết lưu lại ngày nay là 3 cụm phế tích Gò Lồi, Chùa Vua và Triền Tranh - khi xưa là chốn dừng chân của các tín đồ trước khi tiến vào vùng đất thánh Mỹ Sơn.
Băng qua chiếc cầu xi măng mang dáng hình ngôi tháp cổ, men theo con đường bê tông nền sơn màu gạch đỏ như một dải lụa kéo dài gần 2km chạy ngoằn ngoèo dưới tán lá rừng rợp mát là vào quần thể đền tháp Mỹ Sơn. Càng vào sâu, rừng như rộng mở với những bãi cỏ xanh mịn màng, thi thoảng bắt gặp một con suối trong mát, lũ cá háu ăn lao mình lên mặt nước bắt mồi như không hề biết đến sự hiện diện của con người…
ngo ngang ve dep co kinh reu phong thap co my son - 2
Trước những di tích còn lại của một nền văn hóa xa xưa, chúng tôi bỗng òa lên ngạc nhiên pha chút bùi ngùi, xúc động trước vẻ đẹp cổ kính trầm mặc của khu tháp cổ xưa này. Theo lời người hướng dẫn viên du lịch, xưa kia Mỹ Sơn là nơi tập trung lăng mộ của các vị vua Chămpa và những người trong hoàng tộc nên thường được các vương triều Chămpa tiến hành lễ cầu cho các bậc tiên đế sau khi băng hà, hoặc cúng tế trong các dịp lễ trọng thể… Lịch sử hình thành và phát triển khu đền tháp Mỹ Sơn đã trải qua cả nghìn năm với hơn 70 đền tháp từng hiện diện mà cho đến ngày nay chúng ta chưa khám phá hết được. Qua bao biến động thời gian, chiến tranh, thiên nhiên tàn phá, số đền tháp nguyên vẹn còn lại không nhiều. Những lối mòn nội bộ sẽ đưa du khách qua từng nhóm tháp cổ.
Bước chân vào bên trong mỗi ngọn tháp mới thấy hết được bàn tay khéo léo của nghệ nhân xưa. Những viên gạch xây chồng khít lên nhau hoàn hảo, gần như không cần một chất liệu trung gian nào để gắn kết. Đáy tháp thường hình vuông hoặc chữ nhật và càng lên cao, các cạnh càng nhỏ dần cho đến đỉnh tháp. Mỗi ngôi tháp được chia làm ba phần đế, thân, mái (đỉnh) và người Chămpa quan niệm phần đế tượng trưng cho thế giới trần tục, phần thân là thế giới tâm linh của con người, phần đỉnh là cảnh giới thần linh. Bên trong tháp còn ấn tượng bởi nét hoa văn tinh tế, sắc sảo qua tượng các vị thần, voi thần Gajasimha, bò thần Nadin, vũ nữ Apsara, rồi cả bệ thờ linh vật Linga, Yoni tượng trưng cho đất trời, âm dương, là biểu tượng cao cả của tín ngưỡng Chămpa....
Khi những tia nắng yếu ớt xuyên qua tán lá, phủ mờ những cổ tháp rêu phong cũng là lúc chúng tôi phải ngậm ngùi chia tay Mỹ Sơn. Đâu đó, thoảng trong tiếng gió rì rào nhịp trống baranưng bập bùng từ điệu Chămpa của các vũ nữ khiến càng khiến lòng lữ khách bâng khuâng, xúc động.

Thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 70 km và phố cổ Hội An 40 km, khu đền tháp cổ Mỹ Sơn được ví như là “kho báu cổ hoành tráng” cổ xưa quí hiếm và đặc sắc văn hóa Chămpa còn giữ được của nước ta.


   
Những ngọn núi xa mờ trùng điệp, những đêm trăng huyền bí trên tháp cổ rêu phong, những nét đặc sắc trong kiến trúc và điêu khắc của khu đền tháp cổ kính... đã làm nên một Mỹ Sơn tuyệt đẹp với cảnh sắc như thực như mơ.

chum anh ve dep co kinh reu phong thap co my son - 1
Chiếc cổng xi măng mang dáng hình ngôi tháp đưa du khách vào nền văn hóa cổ Chăm xưa.
chum anh ve dep co kinh reu phong thap co my son - 2
Đi bộ để cảm nhận hết vẻ đẹp bất tận từ cảnh sắc thiên nhiên hoang dã của núi rừng Mỹ Sơn là một trải nghiệm tuyệt vời đối với nhiều du khách nước ngoài.
chum anh ve dep co kinh reu phong thap co my son - 3
Những con suối trong mát róc rách phản phất hương hoa khiến du khách như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.
chum anh ve dep co kinh reu phong thap co my son - 4
Vẻ đẹp cổ kính trầm mặc của khu tháp cổ  ẩn hiện trong lớp lớp tán rừng.
chum anh ve dep co kinh reu phong thap co my son - 5
Từ phương xa, du khách về với Mỹ Sơn để được  tận mắt chiêm ngưỡng góc cảnh nơi tháp cổ rêu phong huyền bí
chum anh ve dep co kinh reu phong thap co my son - 6
chum anh ve dep co kinh reu phong thap co my son - 7
Những lối mòn tuyệt đẹp sẽ dẫn đưa du khách qua từng nhóm tháp.
chum anh ve dep co kinh reu phong thap co my son - 8
Đặt  chân vào bên trong tháp, mỗi du khách sẽ được chiêm ngưỡng một không gian nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo.
chum anh ve dep co kinh reu phong thap co my son - 9
Với cách  xây chồng khít gạch lên nhau, không cần một chất liệu trung gian nào, người Chăm xưa đã tạo nên một kì quan thế giới ngày nay.
chum anh ve dep co kinh reu phong thap co my son - 10
Nhiều du khách còn ấn tượng bởi các vị thần, voi thần, bệ thờ linh vật.
chum anh ve dep co kinh reu phong thap co my son - 11
Sau khi thăm hết các khu tháp, du khách còn có thể nghỉ chân bên con suối róc rách hay ngả người trên thảm cỏ xanh.
chum anh ve dep co kinh reu phong thap co my son - 12
Nhà trưng bày các sản phẩm, nơi du khách có thể ghé thăm và mùa quà lưu niệm trước khi rời Mỹ Sơn
.

Tín ngưỡng phồn thực ở di sản Mỹ Sơn

Được ví như cội nguồn sáng tạo, linga - yoni trở thành biểu tượng sống động về tín ngưỡng phồn thực, thể hiện sự hòa hợp âm dương cùng khát vọng vạn vật luân hoàn của người Chăm.
Tín ngưỡng phồn thực ở di sản Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng có núi non hùng vĩ ở huyện Duy Xuyên (Quảng Nam). Nơi đây còn tồn tại hơn 70 công trình kiến trúc do người Chămpa xây dựng từ thế kỷ thứ 7.
Tín ngưỡng phồn thực ở di sản Mỹ Sơn
Được xem như là cội nguồn của sự sáng tạo và không thể thiếu trong mỗi đền tháp Champa, linga - yoni (bộ phận sinh dục của nam, nữ) là biểu tượng sống động thể hiện tín ngưỡng phồn thực của người Chăm xưa, nhằm cầu mong vạn vật sinh sôi nảy nở sung túc.
Tín ngưỡng phồn thực ở di sản Mỹ Sơn
Trải qua gần 7 thế kỷ hình thành, phát triển (cuối thế kỷ thứ 7 - đầu thế kỷ 14) với nhiều biến động, đến nay số lượng các linga - yoni tại khu đền tháp Mỹ Sơn còn lại không nhiều. Những biểu tượng này  vẫn phản ánh đầy đủ và sinh động các kiểu dáng và quan niệm thẩm mỹ của người Chăm.
Tín ngưỡng phồn thực ở di sản Mỹ Sơn
Trong quan niệm tôn giáo Chămpa, linga và yoni là thế giới linh vật tượng trưng cho dương và âm. Linga là bộ sinh thực khí nam, tượng trưng cho thần Siva - một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo - biểu tượng cho dương tính và năng lực sáng tạo. 
Tín ngưỡng phồn thực ở di sản Mỹ Sơn
Ban quản lý Di tích và du lịch Mỹ Sơn cho biết, ở đây còn khoảng 13 linga. Trong đó, có 8 linga rời, 4 linga gắn liền với yoni và 1 linga đôi nằm trên bệ. 
Tín ngưỡng phồn thực ở di sản Mỹ Sơn
Các linga còn lại ở đây chủ yếu được chế tác theo 3 nhóm chính là linga có kiểu dáng một tầng, 2 tầng hoặc 3 tầng và chất liệu chính là sa thạch.
Tín ngưỡng phồn thực ở di sản Mỹ Sơn
Còn yoni là bộ sinh thực khí nữ, tượng trưng cho thần Uma - vợ của thần Siva - biểu tượng cho âm tính. Cũng giống như linga, tùy quan niệm thẩm mỹ từng giai đoạn lịch sử và mỗi vùng, yoni có nhiều kiểu dáng khác nhau. Nhưng nhìn chung 2 môtíp chủ đạo là bệ vuông và bệ tròn vẫn chiếm số lượng lớn, thỉnh thoảng xuất hiện môtip yoni bệ hình chữ nhật với 2 lỗ mộng vuông, nhưng số này không nhiều. 
Tín ngưỡng phồn thực ở di sản Mỹ Sơn
Mỹ Sơn hiện còn khoảng 18 yoni thuộc 2 loại bệ vuông và tròn. 
Tín ngưỡng phồn thực ở di sản Mỹ Sơn
Những kiến trúc nghệ thuật, điêu khắc tinh xảo còn in dấu đậm nét tại di sản văn hóa thế giới này.
Tín ngưỡng phồn thực ở di sản Mỹ Sơn
Đến Mỹ Sơn, du khách cũng không nên bỏ qua các bức tượng thần Shiva - đấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Tuy nhiên, hiện ở đây chỉ còn khoảng gần 10 bức tượng này. 
Tín ngưỡng phồn thực ở di sản Mỹ SơnPhóng to
 
Sẽ là thiếu sót nếu khi đến thăm Mỹ Sơn mà không thưởng thức điệu múa Siva kỳ bí. Trong điệu múa này, âm nhạc Chăm là một yếu tố đặc biệt. Đó là sản phẩm tinh thần được kết tinh từ một đế chế hùng mạnh, một nền văn hoá phát triển rực rỡ hàng trăm năm trước.
Nguyên Vũ
Thánh địa Mỹ Sơn: Ngủ quên trong phiến đá Apsara
Phải mất hàng chục năm để gây dựng một cơ nghiệp, phải mất hàng trăm năm để tạo lập một quốc gia và phải mất hàng nghìn năm để xây dựng một nền văn minh...
Mỹ Sơn ở Việt Nam cũng chứa đựng trong đó một nền văn minh: nền văn minh Chămpa... Mà văn minh Chămpa cổ - dẫu đổ nát, điêu tàn - cũng đã sản sinh cho nền Văn học Việt Nam một trong những thi sĩ tiêu biểu, độc đáo và kỳ dị nhất thế kỷ XX - Chế Lan Viên. Nếu không đến đó để lắng chút hồn núi sông ngàn năm thì chẳng phải một điều đáng tiếc hay sao?
Đây những cảnh ngàn sâu, cây lả ngọn,
Muôn ma Hời sờ soạn dắt nhau đi.
Những rừng thẳm, bóng chiều lan hỗn độn,
Lừng hương đưa, rộn rã tiếng từ qui.
(Chế Lan Viên)
“Cũng lạ! Bị chinh phục đến tiêu diệt mà cảm được lòng những kẻ đã diệt mình một cách sâu sắc thế chỉ có dân tộc Chiêm Thành. Những nhạc công của chúng ta luôn luôn ca nỗi oán hờn của họ. Bao nhiêu thi nhân của ta bị ám ảnh vì nỗi buồn thương của họ. Chúng ta lại còn dành riêng cho họ một nhà thơ, để vì họ giải dùm cho những uất ức bao nhiêu năm như nghẹn ngào trên núi sông này… Vong linh đau khổ của nòi giống họ đã nhập vào Chế Lan Viên. Cho nên, dẫu không phải người họ Chế, Chế Lan Viên vẫn là một nhà thơ Chiêm Thành”.
(Hoài Thanh - Thi nhân Việt Nam)

ms.gif
Nơi thứ ba mình chọn để dừng chân trong chuyến du xuân ĐI DỌC VIỆT NAM THEO BÁNH CON TÀU QUAY là Thánh địa Mỹ Sơn. Không phải ngẫu nhiên mà mình cứ nhất định muốn đi Mỹ Sơn. Mình là người hay bị ám ảnh bởi những nền văn minh cổ xưa. Vì đó là nơi tập trung một cách đầy đủ nhất, rõ nét nhất và đặc trưng nhất tất cả trí tuệ nhân loại. Phải mất hàng chục năm để gây dựng một cơ nghiệp, phải mất hàng trăm năm để tạo lập một quốc gia và phải mất hàng nghìn năm để xây dựng một nền văn minh. Ngay từ nhỏ, lúc nào mình cũng mê mẩn với các bộ phim về Ai Cập (đặc biệt là Ai Cập), Maya, Hi Lạp, La Mã, Trung Hoa cổ đại… Mình thích những thứ to lớn, vĩ đại. Mình thích tìm hiểu về những bí ẩn đằng sau quá trình người ta xây dựng, tạo lập và hủy diệt những nền văn minh; những công trình kiến trúc kinh điển: Kim Tự Tháp, đền Parthenon, Vatican, Vạn Lý Trường Thành…; những tác phẩm điêu khắc, hội họa, những văn tự cổ… Vì đằng sau chúng là cả một nền văn hóa; là những kiến thức về thiên văn, vũ trụ và con người; là những lối sống, lối sinh hoạt của cả một thời kỳ; là tôn giáo và các vị thần (mình luôn say mê các vị thần); là lịch sử, khoa học và nghệ thuật.
ms1.gif
Và với mình, Mỹ Sơn ở Việt Nam cũng chứa đựng trong đó một nền văn minh: nền văn minh Chămpa. Chẳng phải Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là một trong những Di sản Văn hóa Thế giới hay sao? Chẳng phải bao nhiêu nhà khảo cổ học phương Tây đã bỏ cả cuộc đời để nghiên cứu nó sao? Chẳng phải nó được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ Giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất thuộc thể loại này tại Việt Nam sao? Vậy mà một người Việt Nam, ở ngay giữa đất Việt Nam, luôn tự hào là mình có lòng yêu nước, lại hoàn toàn không có một chút kiến thức trực quan thực tế nào về Mỹ Sơn. Đó chẳng phải là một khiếm khuyết lớn hay sao? Hơn nữa, mình còn là một fan trung thành của văn chương Việt Nam và cũng đang nuôi ý định trở thành một nhà văn. Mà văn minh Chămpa cổ - dẫu đổ nát, điêu tàn - cũng đã sản sinh cho nền Văn học Việt Nam một trong những thi sĩ tiêu biểu, độc đáo và kỳ dị nhất thế kỷ XX - Chế Lan Viên. Nếu mình không đến đó để lắng chút hồn núi sông ngàn năm thì chẳng phải một điều đáng tiếc hay sao?
Trong Vương quốc Chămpa xưa, nếu Trà Kiệu là Kinh đô, thì Mỹ Sơn là Thánh địa, là nơi tổ chức các nghi lễ tôn giáo, cúng tế thần linh, cũng là nơi để chôn cất các vị hoàng đế, hoàng thân, quốc thích.
ms2.gif
Thánh địa Mỹ Sơn nằm cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km và thành cổ Trà Kiệu khoảng 20 km về phía Tây, trong lòng một thung lũng nhỏ, đường kính ước chừng 2 km, tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài bởi những ngọn núi bao quanh và chỉ có một lối vào duy nhất theo con đường độc đạo nằm giữa hai quả đồi. Hai quả đồi này tạo thành một trạm gác, một chốt phòng ngự thiên nhiên cao khoảng 30 mét. Một con suối nằm chắn ngang trước mặt con đường vào thung lũng như một chiến hào sâu, rộng, gây thêm trở ngại cho những ai muốn tiến sâu vào lòng Thánh địa.
Xe bọn mình dừng bánh ở Mỹ Sơn trong một buổi sáng trong lành, êm ả. Sau khi mua vé vào cổng cùng với mấy mister và madam người nước ngoài (có vẻ như hôm nay bọn mình sẽ đi cùng với toàn khách du lịch Tây), bọn mình tiếp tục lên xe, băng qua cây cầu lớn bắc qua con suối, đi dọc theo một con đường ngoằn nghèo khoảng 3 km để tiến vào khu vực trung tâm của Mỹ Sơn với các công trình kiến trúc quan trọng.
ms3.gif
Chào đón bọn mình đến Mỹ Sơn là một màn múa hoành tráng và độc đáo của các vũ công Chămpa. Những thiếu nữ xinh xắn, nhanh nhẹn, rộn ràng trong vũ điệu ngày mùa; thon mảnh, uyển chuyển, nhịp nhàng trong điệu múa lấy nước với những chiếc bình đặt hờ hững trên đầu mà không bao giờ rơi.
ms4.gif
Song ấn tượng và độc đáo hơn cả vẫn là điệu múa Apsara, mô phỏng những động tác uyển chuyển, quyến rũ đầy ma thuật của những nàng tiên nữ Apsara được điêu khắc trên các tháp Chàm. Trong mà sương khói mờ ảo nơi sân khấu, các vũ nữ xuất hiện một cách thần bí trong những mảnh vải tràm quấn quanh trùm kín người. Rồi khi điệu nhạc bắt đầu vút lên, họ như những nàng tiên lần lượt trút bỏ xiêm y,

ms5.gif
Dần dần hiện ra với vẻ thanh tú, tự nhiên, và đẹp đến ngạt thở trong những bộ trang phục đỏ chót, lấp lánh, gần như để trần của nữ thần Siva, khoe rõ những đường nét gợi cảm, trẻ trung và khỏe mạnh của cơ thể.
ms6.gif
Từng động tác, từng vũ điệu đều vô cùng uyển chuyển, mềm mại và gợi hình.
ms7.gif
Những ngón tay búp măng cong vút, những bước di chuyển nhịp nhàng, những khuôn mặt xuất thần, những tạo hình độc đáo, đầy ấn tượng.
ms8.gif
Cảm tưởng như hồn đá Apsara từ nghìn năm đang rung chuyển, lay động và nhập vào cơ thể người vũ nữ để làm nên một vũ điệu sống động, thần bí, xao xuyến, đầy mê hoặc.
ms9.gif 




Thánh địa Mỹ Sơn: Bước vào thế giới các linh hồn

Đây những cảnh ngàn sâu, cây lả ngọn,
Muôn ma Hời sờ soạn dắt nhau đi.
Những rừng thẳm, bóng chiều lan hỗn độn,
Lừng hương đưa, rộn rã tiếng từ qui.

(Chế Lan Viên)
Bị chinh phục hoàn toàn bởi vũ điệu Apsara, mình tiến vào Thánh địa Mỹ Sơn trong một tâm trạng thật khó tả: vừa vội vàng, háo hức, lại vừa chậm rãi, thư thả, nhẹ nhàng và có phần nào siêu thoát. Mình đi giữa đoàn người, đi giữa các chị em họ mà có cảm giác như mình không đi cùng với họ, không thuộc về họ. Một con đường nhỏ, lát đá gồ nghề, nằm im lặng và thanh thảnh giữa những rừng cây dắt mình đi vào một thế giới khác - thế giới của thần linh, thế giới của các linh hồn Chăm đang thì thầm, lẩn khuất trong từng tán lá.

myson.gif
Một dòng suối nhỏ chảy ngầm trong hang động, mí nước, len lỏi qua các tàn cây ụp xuống nước. Tán lá cây rừng nguyên sinh che kín ánh mặt trời làm cho khung cảnh càng mờ ảo, âm u và huyền bí. Ở một chỗ khác, con suối lại phơi mình dưới ánh sáng mặt trời chói chang. Tia nắng chiếu từ hướng đông tới, xuyên qua dòng nước trong veo, mát lạnh, soi rõ từng tảng đá nhiều màu bên dưới thật thanh thoát và an bình. Các quốc vương Chămpa xưa đã thật sáng suốt khi chọn nơi này làm làm “miền đất thánh” để cúng dâng thần Bhadresvara. Vì chỉ một nơi biệt lập, nguyên sơ và tĩnh lặng như thế này mới xứng đáng làm mảnh đất nghỉ chân của các vị thần.

myson1.gif
Mặc dù mình đang bước đi giữa Mỹ Sơn trong một tâm trạng trầm lắng, siêu thoát và tách biệt với thế giới thực, tách biệt với mọi người. Nhưng những gì mình cảm nhận hoàn toàn khác với những gì Chế Lan Viên đã miêu tả trong thơ. Mình không hề có một chút cảm giác rùng rợn, ma quỷ hay quái đản nào. Mình cũng không cảm thấy run rẩy, sợ hãi hay bị ám ảnh đến đờ đẫn. Có thể những linh hồn Chăm cũng đang lẩn khuất quanh mình. Nhưng mình không nghĩ rằng họ ác độc, oán hờn hay thê lương. Trái lại mình nghĩ họ rất hiền lành, hiền lành và thân thiện như những người dân Quảng Nam - Đà Nẵng; bao dung và độ lượng như ông, bà, tổ tiên của mình đã mất nơi suối vàng; thông tỏ, sáng suốt và linh thiêng như các vị thần. Đúng vậy, những người đã có thể xây dựng nên công trình kiến trúc đồ sộ, tinh xảo và độc đáo như vậy (dù đã bị thời gian, thiên nhiên và chiến tranh phá hủy đến điêu tàn); những người đã tạo nên những tác phẩm điêu khắc chi tiết, công phu và tuyệt mỹ như vậy; những người đã tham gia vào các nghi lễ trang trọng và tôn nghiêm để thờ cúng thần linh không thể là những người độc ác.

myson2.gif
Trái lại, họ phải là một dân tộc cực kỳ thông minh, nhẫn nại, cần cù, có óc sáng tạo và trình độ kỹ thuật, văn hóa rất cao. Vậy tại sao lại sợ những con người như vậy? Cho dù giờ đây họ đã chết và hóa thành những linh hồn. Nhưng mình tin rằng điều họ mong muốn ở những người đang sống, ở hậu thế không phải là sự sợ hãi hay bàng quan. Họ mong muốn chúng ta tìm hiểu và trân trọng những gì họ đã sáng tạo ra. Họ muốn chúng ta bảo tồn, duy trì và khôi phục những gì còn xót lại. Để hậu thế sau này có thể hiểu và đồng cảm với cuộc sống, tâm hồn và những ước vọng của họ, của những con người từng tồn tại và xây dựng nên mảnh đất linh thiêng này. Mình tin rằng, bất cứ con người nào, dù ở bất cứ nơi đâu, trong cứ khoảng thời gian hay không gian nào đều có một nhu cầu tất yếu. Đó là nhu cầu được thấu hiểu. Không ai có thể tồn tại cô đơn và biệt lập trong vũ trụ này. Chính ý thức của những người khác, của các thế hệ sau về họ mới là lý do khiến cho họ tồn tại mãi mãi.

myson3.jpg
Mình tiến vào trong lòng Thánh địa, bước đi giữa những di tích đổ nát, hoang tàn. Những ngôi tháp cổ rêu phong, trầm mặc với thời gian. Mặt các tháp đều hướng về phía Đông, hướng của mặt trời và của thần linh. Bình minh phía Đông đầu suối là nơi trú ngụ các vị thần linh và hoàng hôn phía Tây dưới suối là nơi yên nghỉ nghìn thu của các vị vua. Đó là một truyền thuyết của người Chămpa từ khi lập quốc. Rải rác quanh đây là những trụ đá đơn độc, nằm lẻ loi giữa những đám cỏ tranh, bụi gai cao ngút đầu.

myson4.gif
Những nền cũ của các đền tháp đã sụp đổ do bàn tay của con người hay do tàn phá xói mòn của mưa gió, bão táp, của nắng cháy, của các cơn gió Lào nghiệt ngã thổi qua những ngọn núi đá phía Tây dãy Trường Sơn trong gần một ngàn năm.
Trong lúc mọi người không chú ý, mình đã thử một mình bước vào trong lòng một tháp cổ nhỏ hẹp, tối om, âm u và lạnh toát, hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài bởi những bức tường gạch thật dày. Mình đi bước đi trong lòng tháp và nghe tiếng bước chân mình vang động như tiếng trống bên tai.

myson5.gif
Ánh sáng bên ngoài hắt vào chỉ đủ cho mình thấy lờ mờ những kiến trúc bên trong với đôi mắt cận 1,5 điốp (không đeo kính). Đỉnh tháp hình chóp cao hun hút và tối đen thăm thẳm. Ở giữa là một bệ thờ bằng đá hình Yoni uy nghi và to lớn (mà có lẽ phần Linga ở trên đã bị lấy đi mất). Chung quanh, nằm im ắng nơi bốn góc tường, là những bệ thờ hoặc vật cúng tế bằng đá nhỏ, mờ tối và dọa nạt. Đây có thể là ngôi đền thờ hoặc cũng có thể bên dưới đó là lăng mộ của một vị hoàng đế Chămpa nào đó. Nếu đúng vậy thì có nghĩa là mình đang lặng lẽ một mình đi vào thế giới của người đã chết.
Bạn hỏi mình rằng mình có sợ không ư? Thú thật với bạn là mình có hơi run. Đầu óc mình trở nên trong suốt, căng thẳng như một sợi dây đàn. Nếu lúc đó có một tiếng động lạ, hoặc một bóng ma xồ ra vồ lấy mình, hoặc tự nhiên cánh cửa nhỏ bé duy nhất dẫn vào tháp đột ngột sập xuống, nhốt chặt mình vào chốn đêm tối mịt mùng cùng với các linh hồn thì hẳn mình sẽ ngất xỉu mất. Khi đầu óc bắt đầu thêu dệt những tưởng tượng không hay, mình chỉ muốn chạy bổ ra khỏi tháp, hướng về phía các bà chị họ bên ngoài hay một nhóm du khách nước ngoài hoặc bất cứ ai khác (miễn họ là những con người đang sống).
Song có một cái gì đó giữ mình ở lại. Đó có thể là sự bướng bỉnh, gan lì vốn có từ xưa đến nay trong mình. Hay đó có thể là sự tò mò lấn át cả nỗi sợ hãi. Hoặc trên hết, đó là sự kính trọng và ngưỡng mộ dành cho họ, dành cho những linh hồn đã khuất, những người đã xây dựng nên quần thể tháp Chàm uy nghiêm và hùng vĩ này. Một khi mình đã bước chân vào đây, và sau đó lại chạy bổ ra ngoài không một lý do chính đáng thì có nghĩa là mình không tôn trọng họ. Mình là người lịch sự và được giáo dục chu đáo. Một người lịch sự phải biết cách cư xử đàng hoàng cả với người sống và người chết. Vậy nên, hít một hơi thật sâu, mình cố gắng lấy lại tập trung và bình tĩnh. Rồi mình bước đi thật chậm rãi, thật đàng hoàng xung quanh bệ thờ chính bằng đá hình Yoni. Dù tiếng bước chân mình vẫn vang động, dù xung quanh vẫn tối đen song mình không còn cảm thấy sợ nữa. Trái lại, mình có cảm giác đang hòa cùng dòng người Chăm từ xa xưa đi xung quanh bệ đá này để làm một nghi lễ tôn kính dâng lên thần Siva - thần Hủy Diệt. Khi đã bước trọn một vòng để hướng về lối cửa duy nhất thoát ra bên ngoài, mình quay lại, cúi đầu trong giây lát trước bệ thờ một cách thành kính, rồi từ từ bước ra khỏi tháp. Hơi thở của mình vẫn hơi run rẩy. Thần kinh của minh vẫn còn căng thẳng. Song cùng với đó là một cảm giác khác, đầy mới lạ và phấn khích ùa vào trong mình. Mình đã vượt qua được nỗi sợ hãi của bản thân. Và quan trọng hơn, mình đã tự giác làm được một nghi lễ để tỏ lòng tôn kính với thần linh (dù có thể chưa đúng nghi thức cho lắm). Cảm giác đó thật tuyệt vời!
myson6.gif

http://360.yahoo.com/tnqhoa

Lạc bước thánh địa Mỹ Sơn

(iHay) Thâm nghiêm, tráng lệ và không kém phần bí ẩn, đó là điều mà những tháp Chăm ở Thánh địa Mỹ Sơn (H.Duy Xuyên, Quảng Nam) để lại ấn tượng cho du khách suốt hàng trăm năm qua.

 

Đứng dưới những ngọn tháp Chăm được UNESCO công nhận là di sản thế giới, nghe lời thuyết minh của những hướng dẫn viên thạo lịch sử, mới biết, Mỹ Sơn thú vị thế nào. Có người nói rằng, cảm nhận vẻ đẹp Mỹ Sơn bởi kênh nhìn thông qua hình ảnh, đoạn phim thôi thì chưa đủ mà phải được nghe thêm những câu chuyện về sử cũ người Chăm mới thấm.
Thế là mặc đường xa, tôi quyết vác ba lô lên để khám phá quần thể di tích này.
tháp Chăm Mỹ Sơn
Đường vào Thánh địa cỏ non xanh rì 
Cách TP.Đà Nẵng khoảng 65 km về phía nam, cách tỉnh Quảng Nam hơn 60 km về phía bắc, đến Thánh địa Mỹ Sơn bằng xe máy mất khoảng tiếng rưỡi. Giữa thung lũng bao la trong lành, địa danh Mỹ Sơn là một phức hệ gồm nhiều ngọn tháp hợp thành, sừng sững vươn cao nơi núi rừng.
 tháp Chăm Mỹ Sơn
Phức hệ tháp Chăm tiêu biểu cho kiến trúc nền văn hóa Champa
tháp Chăm Mỹ Sơn
Rêu phong đã phủ kín những tàn tích khiến cho Mỹ Sơn thêm thâm nghiêm
tháp Chăm Mỹ Sơn
Dấu tích còn lại của đền đài người Chăm cổ
Mỹ Sơn trước đây là một “cấm địa”, là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chămpa cũng là nơi chôn cất các vị vua. Theo lời của hướng dẫn viên thì, chỉ có những người có chức sắc mới được vào nơi đây để thực hiện các nghi thức trang trọng.
Trong hệ thống đền đài, nhóm B tiêu biểu cho phức hệ đền tháp Ấn Độ giáo gồm: đền chính, các đền phụ, các đền nhỏ và các công trình phục vụ tế lễ. Đây là địa điểm đầu tiên, mà du khách thường đặt chân khi đến với Mỹ Sơn.
Theo hướng dẫn của ban quản lý di tích, ngôi đền chính B1 là nơi thờ linga của Bahadresvara/Srisanabahadresvara, ngôi đền phụ B3 (thế kỷ 10) tiêu biểu cho kiến trúc Champa với bố cục mặt bằng hình vuông, mái tháp ba tầng, tường tháp trang trí hình ảnh chư thiên (deva) hộ trì cho ngôi đền.
tháp Chăm Mỹ Sơn
Cụm tháp B là địa điểm đầu tiên khách du lịch đặt chân đến khi vào Thánh địa Mỹ Sơn
tháp Chăm Mỹ Sơn
Khu đền vừa là di tích cổ vừa là nhà trưng bày các hiện vật
tháp Chăm Mỹ Sơn
Những ngọn tháp hấp dẫn du khách bởi tính bí ẩn của nó
 
Ngôi đền phụ B4 (cuối thế kỷ thứ 9), thuộc phong cách Đông Dương, tường tháp có chạm hoa văn tiêu biểu. Trong khu vực nhóm B có hai pho tượng của thần Skanda và Ganesa là 2 con trai của thần Siva và nữ thần Parvati, có thể từng được thờ trong đền B3 và B4.
Tháp lửa B5 nằm ở phía nam, cửa mở về hướng bắc - hướng của thần Tài Lộc Kuvera, cửa sổ mở hai phía đông tây, phía trên có phù điêu voi đực và vòi cái, tượng trưng cho cho Nữ thần Gaja-Laskami sắc đẹp và giàu có. Đây là nơi cất giữ đồ tế lễ hoặc cất giữ ngọn lửa thiêng.
Ngoài ra, tại thánh địa Mỹ Sơn hiện có còn nhiều cột đá nằm ngổn ngang cạnh các ngọn tháp. Đây được cho là vết tích của một ngôi đền được xây dựng bằng đá (có thông tin nói cao nhất khu vực Thánh địa).
Ra về, câu chuyện bí quyết làm gạch xây tháp bền bỉ với thời gian cứ vương vấn trong đầu tôi. Nhiều phượt thủ khác cũng thế, họ cũng hỏi nhau, người Chăm có bí quyết làm gạch xây tháp như thế nào để từng ngọn tháp vẫn đứng vững dù thời gian “công phá” mãnh liệt.
Được nghe những câu chuyện lịch sử kỳ bí, biết thêm về sinh hoạt tâm linh của người Chăm cổ, lại được thỏa sức chụp hình trong một không gian hoài cổ đầy rêu phong, với tôi, chuyến phượt đầu năm như vậy đã là trọn vẹn. Bỗng thấy thật thiếu sót nếu lỡ bỏ qua Mỹ Sơn…
 tháp Chăm Mỹ Sơn
Ba ngọn tháp liên hoàn khác nhau về kiến trúc
tháp Chăm Mỹ Sơn
Bố dẫn con đến khu di tích tìm hiểu lịch sử
tháp Chăm Mỹ Sơn
Mỗi ngọn tháp mang một giá trị tâm linh khác nhau, đại diện cho mỗi tháp là nơi thờ cúng một vị thần
tháp Chăm Mỹ Sơn
Gạch xây tháp Chăm tại Mỹ Sơn là một chất liệu đầy bí ẩn
tháp Chăm Mỹ Sơn
Ngọn tháp lớn tại khu B đứng giữa đất trời từ hàng trăm năm qua
tháp Chăm Mỹ Sơn
Khung cảnh thơ mộng trên đất thánh
tháp Chăm Mỹ Sơn
Đến Mỹ Sơn ngoài được ngắm cảnh, du khách còn thỏa sức khám phá đời sống người Chăm xưa
tháp Chăm Mỹ Sơn
Khách Tây đến với Mỹ Sơn ngày một đông hơn
tháp Chăm Mỹ Sơn
Khối tháp lớn với những nét chạm trổ độc đáo
tháp Chăm Mỹ Sơn
tháp Chăm Mỹ Sơn
Du khách nghe hướng dẫn viên thuyết trình về nền văn hóa Chămpa
tháp Chăm Mỹ Sơn
tháp Chăm Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn là điểm đến của nhiều người nghiên cứu khoa học
tháp Chăm Mỹ Sơn
Ngày nay, khoa học vẫn chưa giải thích được cách nung gạch và xây tháp của người Chăm
tháp Chăm Mỹ Sơn
Để vào Thánh địa, du khách phải đi bộ hơn 500 mét
tháp Chăm Mỹ Sơn
tháp Chăm Mỹ Sơn
Những cột đá nằm ngổn ngang cạnh các ngọn tháp được cho là vết tích của một ngôi đền làm hoàn toàn bằng đá
tháp Chăm Mỹ Sơn
Những hình thù trên thân tháp đặc trưng cho một vị thần được thờ trong đó
tháp Chăm Mỹ Sơn
Nhiều hiện vật được tạc bằng đá được trưng bày bên trong một ngọn tháp
tháp Chăm Mỹ Sơn
Những gì là xưa cũ có khi là nguồn cảm hứng trong sáng tác nhiếp ảnh
tháp Chăm Mỹ Sơn
Đường dẫn vào khu E băng qua một cánh rừng rất nên thơ
tháp Chăm Mỹ Sơn
Một ngọn tháp đang được phục dựng tại khu E
Phượt thủ Nguyên Thọ

Đến di sản Mỹ Sơn ở homestay

Khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên) vừa chính thức đưa vào hoạt động loại hình du lịch Homestay (hình thức du khách ở chung với gia đình cư dân bản địa).

 

Homestay tại di sản Mỹ Sơn
Di tích Mỹ Sơn
Bước đầu, 5 hộ dân tại xã Duy Phú được dự án lựa chọn đầu tư 15.000USD để xây phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng tắm đảm bảo tốt nhu cầu sinh hoạt ngủ, nghỉ của du khách.
Du khách tham gia du lịch Homestay còn được người dân đưa đi thăm quan một số di tích điển hình tại khu vực này như giếng 4 trụ, cánh đồng khô, ao vuông, đình Mỹ Sơn, miếu bà, đập Thạch Bàn và thưởng thức chương trình dân ca nhạc cổ truyền do ngành văn hóa du lịch địa phương tổ chức.
Theo T.T.Thư/Lao Động

Mở cửa tour thám hiểm xuyên rừng Mỹ Sơn

(iHay) Tour thám hiểm xuyên rừng tạo cảm giác mạnh tại khu vực di tích Mỹ Sơn - di sản văn hóa thế giới ở Quảng Nam - khai trương ngày 14.3.

 

 Xuyên rừng khám phá khu vực di tích Mỹ Sơn
 Xuyên rừng khám phá khu vực di tích Mỹ Sơn
Đây là sản phẩm mới nhằm phục vụ du khách tham gia chương trình du lịch cộng đồng, dịch vụ homestay (lưu trú tại nhà dân) ở khu di tích Chăm Mỹ Sơn. Tour thám hiểm được mở sau chuyến khảo sát do Ban Quản lý du lịch cộng đồng Mỹ Sơn tổ chức.
Khu rừng ở thung lũng Mỹ Sơn nằm giữa vùng núi có độ cao từ 350 - 4.000 m, nhiều địa hình khe suối, dốc đá, đầm lầy... khác nhau, phù hợp loại hình du lịch khám phá. Những điểm đến có thể không xa lạ nhưng hành trình chinh phục đầy bất trắc lại ẩn chứa nhiều điều thú vị.
Đặc biệt, sau khi tham quan khu đền tháp Chăm, du khách có thể tiếp tục xuyên rừng khám phá các địa danh như núi Hòn Sọ, Hòn Ngang, Mỏ Cày, đỉnh Răng Mèo, Núi Chúa - Hòn Đền. Khu vực này từng là căn cứ địa cách mạng giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, trở thành “tọa độ chết” do bom đạn trút xuống.
Tin, ảnh: H.X.Huỳnh

"Say nắng" Mỹ Sơn

(iHay) Cùng đi tìm vẻ đẹp huyền bí của Thánh địa Mỹ Sơn trong một ngày nắng chói chang.


Tôi đến Đà Nẵng đã nhiều lần, nhưng lần nào cũng là chuyến công tác tranh thủ đi du lịch. Quỹ thời gian eo hẹp khiến tôi luôn phải đắn đo có nên lựa chọn Mỹ Sơn trong một danh sách dài các địa điểm tham quan nổi tiếng gần thành phố miền Trung này. Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km.


Thánh địa Mỹ Sơn gồm hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỷ thứ 4 đến 13, mang dấu ấn hoàng kim của các triều đại Chămpa.

Trở lại Đà Nẵng vào một ngày tháng 5. Giữa cái nắng chói chang mà người ta chỉ muốn đến nơi nào mát mẻ, thì tôi lại hứng chí cùng đám bạn đồng nghiệp "phơi nắng" ở Thánh địa Mỹ Sơn.
Sau khoảng 2 giờ tham quan, cả đoàn thực sự bị "say nắng" bởi cái vẻ đẹp nhuốm màu huyền bí của di tích văn hóa Chămpa nổi tiếng này.


Giữa thung lũng bao la trong lành, địa danh Mỹ Sơn là một phức hệ gồm nhiều ngọn tháp hợp thành, sừng sững vươn cao nơi núi rừng.
 Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới từ năm 1999 
 
Nghệ thuật và kiến trúc qua bố cục đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ

 
Khu thánh địa gồm nhiều cụm tháp, bố cục mỗi cụm tháp đều có một tháp chính (kalan) ở giữa và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh
 
Những dòng chữ Phạn cổ được khắc ghi trên các bia ký bằng đá

 
Các tháp đều kiến trúc rất đẹp với hình những vị thần được trang trí nhiều hoa văn
 
Mỗi ngọn tháp mang một giá trị tâm linh khác nhau, đại diện cho mỗi tháp là nơi thờ cúng một vị thần
 
Gạch xây tháp Chăm tại Mỹ Sơn là một chất liệu đầy bí ẩn

Khung cảnh thơ mộng trên đất thánh

Nhiều hiện vật được tạc bằng đá được trưng bày bên trong một ngọn thác

Bạn nên đọc trước một chút về văn hóa Chămpa và thuê hướng dẫn viên du lịch để có thông tin và hiểu về những di tích quan sát được ở Mỹ Sơn

Phượt ký của Ngô Huy Hòa




Bồng bềnh trong Thánh địa Mỹ Sơn


Tôi đến Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) một chiều mưa lất phất… Đường lên tháp quanh co, rợp mát, lọt thỏm giữa hai bên đồi núi nhấp nhô. Càng đến gần quần thể tháp cổ, bầu trời như thấp xuống, làn mây tím nhẹ bay ngang đầu… có cảm giác trời–đất–cỏ cây và lòng người đang giao hòa giữa mênh mông mưa bụi…
Apsara-em ở đâu?
Quần thể tháp trầm mặc, uy nghi, kiêu hãnh đã tồn tại hơn 16 thế kỷ qua là niềm tự hào của người Chămpa nói riêng và người Việt nói chung. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo thể hiện sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Chăm cuối thế kỷ thứ IV đầu thế kỷ thứ V.
Một câu chuyện có thực mà cứ ngỡ như một huyền thoại về vị kiến trúc sư đầu tiên đã dành mọi tâm sức, trí tuệ và tình yêu để tôn tạo và phục dựng quần thể tháp Chăm– Mỹ Sơn ở Quảng Nam. Ông tên là Kazik người Balan đã gắn bó suốt 16 năm cuối đời tại đây. Mọi viên gạch, mọi đường nét và cây cỏ nơi đây đều trở thành một phần cuộc sống của ông. Điều kỳ diệu nhất mà chúng tôi được nghe kể về ông là trong suốt thời gian làm việc ở đây, ông đặc biệt gắn bó với một cô gái câm người dân tộc Chăm. Hằng ngày, cả hai cùng không nói nhưng rất hiểu và thân thiết với nhau. Sau này khi lớn lên cô cùng học tiếng Kinh với Kazik và hai người bắt đầu trao đổi được với nhau bằng tiếng Việt. Cùng thời gian đó, cô tích cực giúp đỡ đoàn khảo sát về những công việc sinh hoạt hằng ngày. Cô gái Chăm sống trong nghèo đói và câm lặng nhưng vô cùng đam mê điệu múa Apsara, như truyền thuyết về nàng Apsara được ngọc hoàng cử xuống trần gian dạy mọi người điệu múa Chăm quyến rũ đến mê hồn.
Thời gian dần trôi, cô bé câm ngày nào đã thành thiếu nữ say mê múa dưới ánh mặt trời bên những đền tháp cổ kính. Đó là những giây phút diệu kỳ nhất mà Kazic có được ở đây. Vì muốn lưu giữ lại giây phút quý giá ấy, Kazik đã âm thầm vẽ bức tranh để lưu giữ giây phút ấy mãi mãi. Tuổi đôi tám đến như một phép màu, cô gái hồn nhiên ngày nào giờ trở nên e thẹn và hay làm duyên. Một lần vô tình nhìn thấy chính mình trong bức tranh của Kazik cất trong lòng tháp cổ với hình hài đen đúa, bộ áo quần tả tơi, ngực trần nhu nhú, nàng đã âm thầm bỏ đi… Từ đó Kazik không có đêm nào yên giấc, cứ nhắm mắt lại là ông lại nhìn thấy những vũ nữ Apsara ngọc ngà bước ra từ đá, ngực nhú cao, đôi mắt mơ màng, khuôn mặt và ánh mắt hoang dại, lặng lẽ múa. Khi Kazic thức giấc, nàng lại từ từ biến thành đá bất động.
1373688795-my-son--1-
Điệu Apsara tại Thánh địa Mỹ Sơn
Kazik đến khảo sát và làm việc nơi đây từ khi tôi còn chưa có mặt trên đời (1980). Một lần đi công tác ở Huế,  ông đột ngột qua đời, bỏ dở khát khao phục chế quần thể tháp trở lại hiện trạng ban đầu. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Kazik còn cố dặn đi dặn lại các cộng sự của mình rằng: “Tôi không thể nào rời xa Mỹ Sơn được. Dẫu là cái chết cũng không thể mang tôi đi khỏi nơi ấy. Hãy chôn tôi ở Mỹ Sơn. Tôi muốn nhìn thấy cô gái của tôi quay trở về!”…
Đêm Mỹ Sơn dần buông, một màn sương giăng giăng mờ ảo. Càng về khuya mây càng xuống thấp. Cả thung lũng như mông lung huyền ảo trong tiếng hát của ca sĩ người Chăm, Đàng Năng Đức: “Ngủ quên trong kiếp đá Apsara, bàn tay người nghệ sĩ hóa thân ngà. Trăm năm làm một thuở nỗi mơ nung nấu ngàn đời, nung nấu ngàn đời mãi không nguôi. Ngàn năm trong kiếp đá Apsara, bàn tay người vũ nữ nét thiên thần, trên môi cười điệu nghệ, hồn mở ra vóc dáng hình hài, phiêu lãng đường trần mãi trông chờ.”… Giữa lúc mọi người bắt đầu nôn nóng vì sự chờ đợi thì những nàng Apsara bằng xương, bằng thịt xuất hiện ngay trước mắt, trên sân khấu nằm gọn trong quần thể tháp. Vũ điệu “Linh hồn của đá” khiến cho khán giả như ngây như dại. Tất cả như tan biến, như hòa quyện vào nhau, đắm say, ngây ngất theo từng ánh mắt, từng bước chân uyển chuyển theo nhịp trống Paranưng. Tất cả như bị thôi miên vào một thế giới diệu huyền của nền văn hóa Chăm thời hưng thịnh với tiếng kèn Saranai vang vọng khắp các sườn đồi…
Đến lúc ấy tôi mới thực sự cảm nhận hết ý nghĩa của lời bài hát “Mưa bay tháp cổ” của nhạc sĩ Trần Tiến: “Trăm năm bước phù du. Hoang sơ tháp cổ… Hoang sơ vũ điệu xưa. Cong cong năm ngón ngũ hành. Trăm năm bước mộng du. Nam mô nam mô nam mô nam mô Butda. Một vòng thôi miên thôi miên Apsara. Nhật nguyệt trên cao trên cao trên cao sáng tỏ. Em múa nghiêng ngả. Hoang sơ tháp cổ. Hoang sơ vũ điệu xưa. Nhật nguyệt trên cao nhân gian dưới thấp cách xa…”. Và tôi bỗng tin trong số các nàng Apsara đang múa có cả cô bé lọ lem câm lặng của Kazik ngày nào. Hồn đá Apsara trên các đền tháp rêu phong như đang rung chuyển, đang cựa mình sống dậy và lay động lòng người hôm nay…
Âm thầm tạo hình vũ nữ Apsara
Trên đường vào thánh địa Mỹ Sơn, du khách dễ dàng nhìn thấy một lán nhỏ đơn sơ chưa đầy ba mét vuông làm bằng cây lá tạm bợ với một người thợ hoàn toàn câm lặng, mãi mê tạo hình vũ nữ Apsara bằng đá núi Mỹ Sơn. Đó là anh Phạm Ngọc Xuân, người sinh ra và lớn lên ở thôn Mỹ Sơn, xã Duy Phú, Duy Xuyên. Anh cũng có một tuổi thơ hồn nhiên trong bạt ngàn đồi núi, đền tháp và nắng gió hoang sơ. Tình yêu dành cho Mỹ Sơn và vũ nữ Apsara ngày càng cháy bỏng khiến cho tuổi thơ anh phải chịu nhiều trận đòn roi của người cha nghiêm khắc và nóng tính. Vì mải mê trong lòng tháp với các phù điêu vũ nữ Apsara làm lạc mất bò, rồi sợ hãi không dám trở về nhà mà ngủ luôn trong lòng tháp… Những trận đòn ấy không những không làm vơi bớt tình yêu ấy mà ngược lại còn thổi bùng ngọn lửa đam mê trong Xuân. May mắn thay, mẹ anh mặc dù chỉ là một phụ nữ nông thôn nhưng không kém tinh tế để hiểu được tình yêu của con trai mình dành cho Mỹ Sơn và ủng hộ anh trong việc chọn nghề điêu khắc đá…
Trong căn lán nhỏ, anh làm việc say mê bằng tất cả tâm lực và tình yêu của mình. Mỗi khi có khách tham quan, Xuân chỉ ngước nhìn và nở một nụ cười thật hiền như lời chào thân ái rồi lại cúi xuống với các vũ nữ… đá. Khách đến đây có thể tự chọn cho mình một sản phẩm làm quà lưu niệm. Du khách muốn để lại bao nhiêu tiền tùy lòng hảo tâm và khả năng đánh giá giá trị của sản phẩm, Xuân vẫn chỉ nụ cười ấy trên môi và cái cúi đầu cảm ơn và ánh mắt đắm đuối hạnh phúc nhìn sản phẩm của mình thật lâu thay cho lời từ biệt trước lúc chúng theo khách đi xa, mang hình ảnh, văn hóa của quê hương mình đến với năm châu…


Mê hoặc vũ điệu miền đất thánh

Rêu phong đã phủ kín từng ngôi tháp cổ đổ nát, những bức phù điêu vũ nữ Apsara đang say múa khiến thánh địa Mỹ Sơn càng thâm nghiêm. Lạc bước vào đây, du khách như đang bước vào một nền văn hóa Chăm rực rỡ đã qua.
Cách thành phố Đà Nẵng khoảng 65 km về phía nam, thánh địa Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) thâm nghiêm, tráng lệ được bao bọc bởi thung lũng trong lành.

Thánh địa này là một phức hệ gồm hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chămpa, sừng sững vươn cao nơi núi rừng. Nhiều năm qua, dù thời gian và chiến tranh đã tàn phá nặng nề nhưng những dấu tích của thời vàng son vẫn làm nên một tình yêu đắm say trong lòng du khách khi lạc bước vào thung lũng này.

Những phế tích còn lại trong thánh địa Mỹ Sơn. Ảnh: Bá Dũng

Theo truyền thuyết, các đền tháp ở Mỹ Sơn là những công trình kiến trúc do các đời vua trị vì xây dựng, là nơi tập trung thể hiện những gì tiêu biểu nhất, tinh hoa nhất điển hình cho nền kiến trúc nghệ thuật độc đáo thời bấy giờ. Đây cũng từng là nơi tổ chức cúng tế và tập trung các lăng mộ của vương triều Chămpa.

Đường lên tháp quanh co, du khách xuyên qua một con đường nhỏ rợp bóng cây. Càng đến gần quần thể di tích, các tháp cổ trầm mặc, uy nghi, kiêu hãnh đã tồn tại hơn 16 thế kỷ qua hiện ra trước mắt.

Trong số các dạng kiến trúc tháp Chăm, kiến trúc dạng quần thể thánh địa như Mỹ Sơn là độc đáo và hiếm có. Các tháp được bố trí theo cụm, từ hai hoặc nhiều tháp, có tường bao, sân, đường đi nối các tháp với nhau. Đền thờ chính được bố trí nằm ở giữa, cửa chính của tháp chính phần lớn quay về hướng Đông, hướng về thần linh.

Trước mặt đền thờ chính KaLan là một tháp cổng Gopura với cấu trúc nhỏ với hai cửa thông nhau: một cửa về hướng Đông, một cửa hướng vào đền chính. Nối tiếp với tháp cổng thường là căn nhà dài Mandapa có mái lợp ngói, bên trong rộng rãi vốn là nơi đón khách hành hương và tiếp nhận lễ vật cũng như cử hành các vũ điệu trong các lễ cúng hiến cho thần linh.

Việc xử lý chất liệu thể hiện yếu tố kỹ mỹ thuật, những tính toán độ bền, kỹ thuật nung... cho thấy bàn tay và khối óc tài hoa của người cổ xưa. Ảnh: cion.com

Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong nhiều công trình kiến trúc còn lại khi phát hiện năm 1898, có tháp cao tới 24 m. Thân tháp cao với một hệ thống cột, xung quanh có 6 tháp phụ, toàn bộ ngôi tháp hai tầng tỏa ra như cánh sen. Nhưng ngôi tháp giá trị này đã bị hủy hoại trong chiến tranh.

Toàn bộ quần thể đền tháp này được xây dựng bằng chất liệu gạch nung và đá sa thạch. Hàng nghìn năm trôi qua vẫn không làm phai được sắc đỏ thắm của từng viên gạch nơi tháp cổ. Việc xử lý chất liệu thể hiện yếu tố kỹ mỹ thuật, những tính toán độ bền, kỹ thuật nung... cho thấy bàn tay và khối óc tài hoa của người cổ xưa.


Điệu múa Apsara huyền hoặc, mê đắm du khách. Ảnh: Hanoimoi

Có lẽ thú vị nhất khi đến Mỹ Sơn là lúc hoàng hôn buông dần trên những tháp cổ mới thấy hết được vẻ đẹp huyền bí của phế tích này. Dưới ánh chiều đỏ rực, những ngôi tháp cổ trở nên lung linh, huyền ảo. Từng tấm phù điêu với những điệu múa của nàng vũ nữ Apsara như say đắm lòng người hơn.

Đến Mỹ Sơn, nếu may mắn được ngắm nhìn những nàng Apsara bằng xương thịt, với những điệu múa "linh hồn của đá" huyền hoặc, du khách sẽ phải lưu luyến. Hình ảnh những cô gái với bộ ngực căng tròn, tay búp măng cong mềm lấp lánh trong những trang phục rực rỡ, uyển chuyển trong vũ điệu mê hoặc của trống Paranưng và tiếng khèn Saranai sẽ khiến du khách như lạc bước vào thế giới huyền ảo của nền văn hóa Chăm

Vnexpress

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét