Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Tiệm bánh mì hơn 5 thập kỷ giá đắt bậc nhất Sài Gòn

Tuy giá đắt so với các tiệm bánh mì khác nhưng hương vị thơm ngon đặc biệt của các loại nhân cùng những giá trị tồn tại suốt hơn 50 năm qua sẽ khiến bạn phải hài lòng.
Đối với nhiều người, bánh mì là thức ăn nhanh, rất thích hợp đối với cuộc sống tấp nập ở mảnh đất Sài Gòn. Nhưng ngồi tại tiệm bánh mì Hòa Mã, nó không chỉ là nơi để lấp đầy bụng bạn khi đói mà còn cất giữ những ký ức đẹp đẽ của người Sài Gòn.
{keywords}
Chiếc xe bánh mì vẫn yên vị từ ngày dời về góc đường Cao Thắng.
Bánh mì Hòa Mã ra đời năm 1958 tại số 511 Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP.HCM). Cái tên Hòa Mã được đặt tên theo một ngôi làng ngoại ô Hà Nội. Vài năm sau đó, tiệm dời về đường Cao Thắng, quận 3 bây giờ và yên vị đến nay. Bạn sẽ dễ dàng tìm đường đến địa chỉ này khi quán lúc nào cũng nhộn nhịp ở một góc đường Cao Thắng.
Theo lời kể lại của nhiều người, đây là một trong những nơi có bánh mì thịt đầu tiên ở Sài Gòn được khai mở bởi hai vợ chồng người Bắc di cư vào Nam từ trước những năm 1950.
Không gian của quán không quá bề thế, chủ yếu bán cho khách mang đi, song nếu muốn ngồi lại, bạn có thể chọn không gian trong nhà hay dọc hẻm 53. Cạnh bên con hẻm lúc nào náo nhiệt bởi âm thanh xe cộ và tiếng người nói, hương vị bánh mì vẫn vẹn nguyên như những ngày đầu sẽ khiến bạn ấn tượng. Ngồi ở đây thực khách sẽ được dịp vừa ngắm dòng người tấp nập vừa thưởng thức món ăn.
Quán có nhiều loại nhân bánh, song được yêu thích nhất là nhân thịt nguội và ốp la. Phần ốp la gồm ổ bánh mì dài khoảng một gang tay, ăn cùng chảo thức ăn nóng hổi, đầy ắp. Bên trong chiếc chảo nhỏ này là đủ thứ nguyên liệu hấp dẫn như trứng gà ốp la, thịt nguội, xúc xích, chả cá, chả lụa… Tất cả đều được chiên nóng cháy cạnh tỉ mỉ cùng với ít hành tây thái múi cau và dùng nóng với bánh mì.
Nếu là người ăn nhạt, bạn sẽ cảm thấy vị pate hơi đậm. Nhưng đã là đặc trưng thì khó lòng mà đổi đi được. Nhiều người ăn mặn một chút lại thích nêm thêm muối tiêu, xì dầu hoặc tương ớt để vị đậm đà hơn.
{keywords}
Một phần bánh mì ốp la đầy đủ.
Ban đầu, tiệm bán bánh mì riêng, thịt nguội riêng, ăn tại chỗ hoặc mang về. Nhưng đa số khách quen của quán là công nhân viên chức hoặc là sinh viên học sinh, nên có rất ít thời gian vào buổi sáng để ngồi thưởng thức một cách chậm rãi. Thế là bánh mì Hòa Mã có hẳn suất mang đi, rất tiện lợi.
Nhưng nếu đã ngồi lại mà thưởng thức, lượng thức ăn trong chảo nhiều đến mức, người thanh mảnh chỉ cần thưởng thức các thành phần trong chảo là đủ no. Chiếc chảo nhỏ ngút khói dọn ra bắt mắt với màu vằng của trứng, màu nâu của miếng thịt nguội, chả cá. Bên cạnh đó là chén đồ chua tươi mát kèm thêm ổ bánh mì giòn làm cho món ăn càng thêm hấp dẫn.
Đồ chua ăn kèm cũng là yếu tố giúp món ăn tại đây được lòng thực khách. Đồ chua được chủ quán chế biến mỗi ngày nên có vị riêng không giống ở những nơi khác. Những miếng củ cải được thái thành từng lát lớn, không thái sợi. Cắn miếng cải bạn sẽ cảm nhận được vị chua dịu nhẹ thấm vào từng miếng và không bị ngán.
Giá cả ở quán cũng là một ấn tượng mạnh với nhiều người khi lần đầu tiên đến ăn. Một phần ăn dao động từ 40.000 đồng, phần thập cẩm có giá 48.000 đồng. Giá cả còn thay đổi theo yêu cầu của thực khách. Nhiều người sẽ thấy món ăn khá đắt so với giá ở nhiều nơi khác. Nhưng thử một lần nếm qua hương vị, ngồi tại quán dưới những tán cây xum xuê, bạn sẽ thấy số tiền ấy chẳng là bao so với hơn 50 năm đã đi qua.
{keywords}
Người trực tiếp đứng nhét từng miếng thịt ở Hòa Mã bây giờ là người con gái của ông bà chủ.
Ở Sài Gòn, khó có nơi nào sẽ khiến bạn cảm giác bình yên khi đâu đâu cũng là sự hối hả, nhọc lòng. Nhưng vào buổi sớm tinh mơ, ngồi tại Hòa Mã để nếm lại cái vị đã gắn liền với những ký ức một thời, bạn sẽ thấy thành phố an yên đến lạ.
(Theo Dân Việt)

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Đảo Cái Chiên - con rồng trên vịnh Bắc Bộ


 Du lịch đảo Cái Chiên không còn quá mới mẻ, nhưng đủ hấp dẫn trong những ngày hè oi nóng. Để có một hành trình hấp dẫn, bạn nên di chuyển bằng xe máy và đi khoảng 3 ngày 2 đêm.
Dao Cai Chien - con rong tren vinh Bac Bo hinh anh 1
Ngày 1: 12h xuất phát từ Hà Nội theo Quốc lộ 18 đi Hạ Long - Cẩm Phả - thăm thú đồi chè ở huyện Hải Hà, cuối cùng là dừng ở Móng Cái (Quảng Ninh) sau quãng đường hơn 300 km. Nơi đầu tiên bạn có thể thăm thú là cửa khẩu Móng Cái. 

 

Dao Cai Chien - con rong tren vinh Bac Bo hinh anh 2
Để cảm nhận cuộc sống về đêm ở Móng Cái, bạn nên đi dạo phố đi bộ ở đường Trần Phú. 

 

Dao Cai Chien - con rong tren vinh Bac Bo hinh anh 3
Sau một ngày dài mệt mỏi, còn gì hơn khi được ngủ ở mũi Sa Vĩ - địa đầu Tổ quốc, nơi đặt dấu chấm đầu tiên trên bản đồ Việt Nam. 

 

Dao Cai Chien - con rong tren vinh Bac Bo hinh anh 4
Ngủ lều ở vùng biển Việt - Trung.
Dao Cai Chien - con rong tren vinh Bac Bo hinh anh 5
Ngày 2: Sáng dậy thuê thuyền ra ngắm bình minh ở cột mốc 1378 trên biển. 

 

Dao Cai Chien - con rong tren vinh Bac Bo hinh anh 6
Gặp ngư dân đi chăm sóc các bè nuôi ngao, bạn có thể mua ngao với giá cực kỳ rẻ. 

 

Dao Cai Chien - con rong tren vinh Bac Bo hinh anh 7
Sau đó bạn có thể loanh quanh Trà Cổ, check mũi Sa Vỹ vào buổi sáng và cảm nhận cuộc sống yên bình nơi đây. 

 

Dao Cai Chien - con rong tren vinh Bac Bo hinh anh 8
Cột mốc địa đầu Tổ quốc...
Dao Cai Chien - con rong tren vinh Bac Bo hinh anh 9
Thăm nhà thờ Trà Cổ.
Dao Cai Chien - con rong tren vinh Bac Bo hinh anh 10
Sau khi tận hưởng bình minh ở địa đầu Tổ quốc, bạn di chuyển khoảng 60 km để bắt phà ra với đảo Cái Chiên. Bạn mua đồ ở chợ Hải Hà để tối nướng, 11h lên phà ra đảo, 12h ăn uống tại bãi đầu Rồng, buổi chiều bắt đầu bằng việc đi dạo dọc bờ biển...
Dao Cai Chien - con rong tren vinh Bac Bo hinh anh 11
Hay đi dạo trên con đường tình yêu... 

 

 

Dao Cai Chien - con rong tren vinh Bac Bo hinh anh 12
Chiều đến, bạn có thể thả mình vào dòng nước xanh mướt ở bãi tắm đầu Rồng để gột rửa bụi bặm trong một ngày. Tối đến, mắc lều dọc bờ biển, nướng BBQ và quẩy tưng bừng. 

 

Dao Cai Chien - con rong tren vinh Bac Bo hinh anh 13
Ngày 3: Ngày mới bắt đầu bằng việc chờ đón bình minh. 

 

Dao Cai Chien - con rong tren vinh Bac Bo hinh anh 14
Sau một thời gian chờ đợi, cuối cùng bình minh cũng chịu xuất hiện. 

 

Dao Cai Chien - con rong tren vinh Bac Bo hinh anh 15
Đi dạo quanh bờ biển đến bãi đá đầu Rồng vào buổi sáng cũng là một thú vui bạn nên thử. 

 

Dao Cai Chien - con rong tren vinh Bac Bo hinh anh 16
Phần còn lại của buổi sáng nên dành để khám phá thân chú rồng, đó chính là bãi tắm "container" và đuôi chú Rồng chính là cửa Đại. 10h lên phà về thành phố.
 

 
Tuy con rồng Cái Chiên đang bị du lịch hóa rất mạnh, nơi đây còn giữ được chút hoang sơ. Hãy đi sớm nhất có thể.
 

 

 
Đâu đó Việt Nam

Cuối tuần yên bình trên đảo Cái Chiên - Quảng Ninh

Không ồn ào náo nhiệt cũng không có tiếng chèo kéo mời gọi của các hàng quán ăn uống, đảo Cái Chiên là nơi "náu mình" thú vị hè này. 

Cái Chiên là một hòn đảo nhỏ xinh đẹp thuộc địa phận huyện Hải Hà, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (cách Hà Nội khoảng 330 km). Đến nay đây vẫn còn là một hòn đảo khá hoang sơ với bãi cát dài trắng mịn, bao quanh là hàng phi lao xanh rì ngút tầm mắt. Với diện tích trên 500 ha rừng nguyên sinh, đây là nơi cư ngụ của rất nhiều loài chim, thú rừng.
cuoi-tuan-yen-binh-tren-dao-cai-chien-quang-ninh
Hòn đảo nhỏ yên bình dưới nắng sớm. Ảnh: Tuệ Trung
Để ra được hòn đảo xinh đẹp này, bạn phải di chuyển đến cảng Hải Hà, cách trung tâm thành phố Móng Cái khoảng 40 - 50 km. Nếu đi xe máy bạn có thể gửi xe lại tại cảng sau đó đi thuyền khoảng 30 - 40 phút là ra đến đảo Cái Chiên, hoặc bạn cũng có thể đi cano hay xuồng máy để rút ngắn bớt khoảng thời gian.
Cái Chiên nay đã được kéo điện và làm đường bê tông nên mọi sinh hoạt trên đảo cũng không còn khó khăn như trước. Trên đảo hiện nay còn có cả dịch vụ xe điện, xe tuk tuk để vận chuyển hàng hóa cho người dân, du khách. Giá cả cũng có phần phải chăng hơn so với một số đảo đang được dịch vụ hóa, du lịch hóa hiện nay. 
cuoi-tuan-yen-binh-tren-dao-cai-chien-quang-ninh-1
Con đường bê tông 15 km mới hoàn thiện để phục vụ cho bà con trên đảo cũng như du khách.
Hiện chỉ có khoảng hơn 1.000 hộ dân sinh sống trên đảo, các dịch vụ ăn uống, lưu trú đã có nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu vẫn là ở homestay. Nếu có nhu cầu ăn uống bạn nên liên hệ với chủ nhà từ sớm để họ có thể chuẩn bị trước thực phẩm để phục vụ cho bạn.
Cách thú vị nhất cho chuyến khám phá đảo Cái Chiên là cắm trại. Sự hoang sơ của đảo Cái Chiên rất thích hợp để bạn hóa thân thành “Robinson trên đảo hoang” với một đêm cắm trại ngay trên bờ biển. Bạn có thể chuẩn bị trước đồ ăn, thực phẩm mang theo ra đảo. Nếu đi cùng nhóm bạn, ý tưởng mở một bữa tiệc nướng BBQ ngay bên bờ biển chắc chắn sẽ vô cùng thú vị.
cuoi-tuan-yen-binh-tren-dao-cai-chien-quang-ninh-2
Bãi cát dài trắng mịn hoang sơ bên hàng phi lao xanh rì ngút tầm mắt.
Hòn đảo nhỏ này là địa điểm để bạn trốn chạy sự xô bồ, náo nhiệt của thành phố. Một ngày khám phá đảo với sự hoang sơ của thiên nhiên hay trò chuyện với người dân nơi đây sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm đáng nhớ trong mùa hè này. Kết hợp thời gian đi lại, dạo chơi và mua sắm tại Móng Cái, bạn cần 3 ngày cho kỳ nghỉ cuối tuần này nếu xuất phát từ Hà Nội . 
Theo Ngoisao


Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Giải mã sức hấp dẫn của những quán ăn "du kích" ở Sài Gòn

Hơn 30 năm qua, dân Sài Gòn vẫn kháu nhau về quán bánh canh giò heo và quán bún măng vịt chỉ bán trong vòng 1 giờ đồng hồ. Điều gì đã khiến cho các hàng quán này 'tiết kiệm' thời gian đến như vậy trong khi thực khách thì ùn ùn chờ đợi?
Bùi Thư - 
Bánh canh giò heo hay còn gọi bánh canh cô tóc bạc vì người nấu chín đã bán từ lúc tóc đen thành tóc bạc. Bánh canh giò heo hay còn gọi bánh canh cô tóc bạc vì người nấu chín đã bán từ lúc tóc đen thành tóc bạc.
Đến khoảng 15 giờ chiều, người dân khắp nơi nườm nượp kéo đến quán đứng đợi để mong có được một phần ngon cho buổi xế.
Bánh canh cô tóc bạc
Trên con đường Nguyễn Phi Khanh từ sáng đến chiều yên tĩnh và lặng lẽ bao nhiêu thì đúng tầm 15 gio72 kém, không gian nơi đây bỗng xáo động bởi người người kéo đến xếp hàng để chờ ăn một tô bánh canh giò heo nóng hôi hổi. Quán nhỏ, không có bàn, mỗi khách đến tự lấy hai chiếc ghế nhựa kê lên thành chiếc bàn tí hon.
Không gian chật chội vậy mà không ai buông một lời than vãn, miễn có chỗ ngồi êm xuôi để ăn được là đủ. Có thực khách vì hết ghế mà chấp nhận chỉ ngồi, tay bưng luôn tô bánh canh từ đầu đến cuối mà ăn không khác chi gánh hàng rong bình dị. Có đến ngồi mà chứng kiến mới thấy sự hấp dẫn của quán hàng này: nồi nước lèo sôi sùng sục có sẵn bánh bên trong, kế cạnh là thùng giò heo với đủ loại từ giò nạc, giò gân, giò lớn, giò nhỏ đến giò móng.
Nồi bánh canh lúc nào cũng nóng hổi, bên cạnh là 3 xô giò heo được làm sạch sẽ
Nhân viên trong quán từ đầu đến cuối đều là người trong một gia đình. Quán có ba cô ngồi bán chính, khi có khách đến gọi món, chọn loại giò thì người bán vớt giò ra chần lại trong nồi nước dùng sôi sùng sục cho nóng lại rồi múc ra tô. Từ ớt, chanh, hành ngò cũng đều được nêm nếm sẵn và kèm thêm một chén nước mắm tiêu ớt đưa đến tận tay khách dùng.
Ghé qua trò chuyện với những người ngồi trong quán, mới biết được có nhiều khách ruột đã gắn với quán hơn 20 năm. Bác Thân vừa gọi xong tô bánh canh kèm thêm một phần giò nhỏ hứng khởi kể: “Tôi ăn ở đây chừng trên 20 năm, từ ngày các cô ở đây tóc còn đen tới giờ đã trắng hết cả đầu. Ngày xưa quán bên đường Nguyễn Văn Giai, giờ thì dời về đây”.
Hỏi qua, mới biết được nhiều lý do nhiều người kéo đến quán, chấp nhận cái nóng giữa trưa Sài Gòn, chấp nhận một chỗ ngồi nho nhỏ, chấp nhận đợi có khi 15 phút đồng hồ chỉ để thưởng thức được tô bánh canh.
Theo anh Nguyễn Ngọc Thanh, nhân viên văn phòng thì điều đặc biệt của quán đối với anh là giờ giấc, độ 15 giờ chiều là thời điểm anh hay đói và vì thế mà có những bữa phải ‘trốn’ ra ăn. Hơn nữa, vì quán bán chỉ chừng 30 phút đầu là hết sạch giò nên nhiều người cảm thấy cần phải đến sớm và tâm lý muốn ăn làm tăng cảm giác ngon, thèm.
Một lý do khác mà đối với người sành ăn bánh canh giò heo như chị Phạm Thị Ngọc Nga là vì giò ở đây được làm rất kĩ, không nghe mùi tanh, ăn vào rất an tâm và nước chấm dùng hòa hợp mùi vị. Chị Nga thường kêu một tô giò nhỏ cho mình, giò gối và móng cho chồng. Quanh đi quẩn lại chị Nga đã là mối quen của quán cũng được 5 năm, giờ mỗi khi ghé ăn chị lại mua về thêm cho người nhà: “Thằng con tôi ở nhà chỉ mua bánh không đem về nó cũng thích ăn”.
Vì diện tích nhỏ nên hai ghế chồng lên nhau làm bàn, mỗi người ngồi ăn như gánh hàng rong
Một hình ảnh rất quen thuộc nơi quán bánh canh này là người đi xe hơi tấp vào, chọn lấy một chỗ ngồi nhỏ hẹp mà không một chút phàn nàn. Hỏi ra mới hiểu nhiều người đến đây vì chính cái ghế nhựa kê lên thành bàn, rồi ngồi một góc ăn lại là điểm khiến nhiều người thích thú. Chị Tăng Giang Nhi, tự chạy xe hơi đến, ngồi sạp xuống một cách bình dân giải thích: “Tôi ăn ở đây cũng khá lâu, vì an tâm về độ sạch và thích hưởng thụ cảm giác ngồi gánh hàng rong nên tự dưng thành mối ruột”.
Quán bán đến khoảng 15 giờ 30 là hết giò, chỉ còn bánh không. Vậy mà khách vẫn đến và chấp nhận ăn tô bánh không với giá 15.000 đồng/tô. Tôi hỏi thăm vì sao bán đắt vậy mà gia đình không làm nhiều giò hơn để thêm thu nhập thì một trong ba người bán cho hay tuổi đã lớn, giò lấy về để làm sạch rất mất thời gian, cả nhà trên dưới cả thẩy chừng 6-7 người làm không xuể nên đành sức bao nhiêu bán bấy nhiêu.
Nhiều nhân viên văn phòng tranh thủ để thưởng thức một tô bánh canh giò heo
Bún vịt 30 năm, muốn ăn phải tranh thủ
Cũng như quán bánh canh giò heo, quán bún vịt mở vào khoảng 15 giờ 30 nhưng độ 15 giờ đã có người đứng đợi trước quán. Xe máy cứ thế xếp thành dãy dài trong con hẻm nhỏ trên đường Lê Văn Sỹ. Không khác mấy những lý do khiến người dân ùn ùn kéo đến ăn ở quán bún vịt này, đó là vịt được làm rất kỹ, thịt mềm và không hôi tanh cùng nước chấm là tất cả bí kíp khiến quán đông khách.
Quán chỉ bán chừng 1 tiếng đồng hồ là hết sạch bún lẫn gỏi. Mỗi ngày, cô chủ quán bán được khoảng trên 20 con vịt. Điểm hút hồn là nước mắm gừng, thơm lừng và cay cay, ngọt ngọt cùng miếng thịt mềm, mỡ mỡ khiến nhiều người phải ăn một lúc cả gỏi lẫn bún để thưởng thức trọn hương vị của vịt.
Cận cảnh tô bún măng vịt chỉ bán trong vòng 1 tiếng tại Sài Gòn
Trò chuyện với bà chủ, cô cho hay quán bán trên 30 năm rồi, người quen ăn thấy ngon rồi cứ thế người ta truyền tay nhau. Tiếng lành đồn xa, càng ngày càng nhiều người kéo tới quán. Bán được đông khách vậy rất mừng nhưng vì không kham nổi một ngày mần mấy chục con vịt nên có nhiêu bán nhiêu, bán hết thì nghỉ. Nhưng thông thường, theo những khách quen ở đây kể lại, khoảng tới 16 giờ là quán hết vịt, hoặc không còn phần thịt như ý muốn nên hầu hết ai cũng tranh thủ mà đến sớm, vừa có chỗ ngồi thuận tiện, vừa có được món ăn như ý muốn.
Dĩa gỏi bưng ra, vừa gắp từng lớp gỏi rau cải bắp và hành tây, một thực khách giải thích ghiền ăn ở đây vì cảm giác yên tâm về độ sạch sẽ của vịt: “Nhất là món bún măng, dù chỉ cũng là bún như bao chỗ khác nhưng nước dùng rất ngọt, húp nước dùng vào chiều mưa là hết sẩy. Vì ở đây bà chủ nấu nhiều xương nên nước ngọt tự nhiên, ăn vào không bị say mì chín mà mỏi người”.
Trong thời buổi thức ăn gì người ta cũng chú trọng việc chế biến sạch cũng như nguồn thịt sạch thì những quán bán lâu như thế này hấp dẫn thực khách cũng là điều dễ hiểu. Đồ ăn hợp vệ sinh, nấu ngon lại thêm giờ giấc ‘độc’ một tí khiến cho hai quán đều trở thành điểm đến của hầu hết dân Sài Gòn mỗi khi thèm tô bánh canh giò heo hay một dĩa gỏi vịt mắm gừng ngọt thịt, tươi rau. 
Cận cảnh nồi bánh canh thu hút khách tại Sài Gòn.
Tô bánh canh đem ra được nêm thêm hành ngò, ớt và chanh. Khách hàng thường kêu thêm tô giò heo.
Xôi giò heo gồm nhiều loại: giò nạc, giò gân, giò nhỏ, gối, móng…
Thịt vịt mềm, với lớp mỡ xen lẫn cùng nước mắm gừng là điểm thu hút của quán.
Rau sống được rửa kĩ lưỡng, tươi ngon.
Quán bán tại nhà, có thâm niên trên 30 năm.
Theo Thanh niên

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Hấp dẫn thương cảng Vân Đồn, Quảng Ninh

Vân Đồn hấp dẫn du khách không chỉ ở những di tích bến cảng cổ còn tồn tại trên vùng đất hải đảo này, mà còn bởi những di tích về đời sống kinh tế - văn hoá gắn với lịch sử phát sinh và phát triển của thương cảng sầm uất khi xưa.
hap dan thuong cang van don quang ninh
hap dan thuong cang van don quang ninh
Thương cảng cổ Vân Đồn được hình thành năm 1149, là thương cảng biển đầu tiên của Việt Nam. Sử cũ có ghi: “Kỷ tỵ, năm thứ 10 đời vua Lý Anh Tông, 1149, mùa xuân, tháng 2, thuyền buôn ba nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La vào Hải Đông xin cư trú buôn bán, bèn cho lập Trang ở hải đảo, gọi là Vân Đồn để mua bán hàng quý, dâng tiến sản vật địa phương”.
hap dan thuong cang van don quang ninh
Lúc đầu, thương cảng chỉ có thương thuyền một số nước trong vùng Đông Nam Á đến buôn bán. Về sau, có thêm thuyền buôn của Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước Trung Cận Đông đến giao thương. Từ đó hoạt động kinh tế của Vân Đồn ngày càng phát triển, đạt đến sự hưng thịnh trong các thế kỷ XII - XVII. Mặc dù Vân Đồn đã kết thúc vai trò là một thương cảng vào thế kỷ XIX, nhưng hiện nay di tích về thương cảng cổ Vân Đồn vẫn thu hút sự quan tâm của rất nhiều thế hệ vì cảm hứng tìm về cội nguồn dựng xây non sông đất nước của cha ông.
hap dan thuong cang van don quang ninh
Ngày nay, các nhà khảo cổ học đã điều tra, khai quật và xác định được thương cảng Vân Đồn xưa là một hệ thống bến cảng phân bố trên nhiều hòn đảo cách biệt nhau trong vùng vịnh Bái Tử Long: Bến Cái Làng, Cống Cái, Con Quy, Cống Hẹp, Cống Đông, Thiếu Cống, Gạo Rang, Vạn Ninh, trong đó trung tâm là hai bến Cái Làng và Cống Cái trên đảo Vân Hải. Vị trí chính xác của bến cảng cổ nằm ở vụng Cái Làng thuộc phía đông bắc xã đảo Quan Lạn - nay là cảng cát Vân Hải - nơi hàng ngày những con tàu chở nặng thứ cát thuỷ tinh cao cấp có một không hai trên đất Việt Nam đến những nhà máy sản xuất thuỷ tinh trong và ngoài nước.
Vân Đồn hấp dẫn du khách không chỉ ở những di tích bến cảng cổ còn tồn tại trên vùng đất hải đảo này, mà còn bởi những di tích về đời sống kinh tế – văn hoá gắn với lịch sử phát sinh và phát triển của thương cảng sầm uất khi xưa.
hap dan thuong cang van don quang ninh
Các cuộc khai quật khảo cổ học trong những năm 1967 - 1995 cho biết: vụng Cái Làng, Cống Cái trên đảo Vân Hải có một bờ dài khoảng 200m, khắp bờ vụng chồng chất hàng triệu mảnh sành sứ, dày tới 0,6m, có niên đại từ thời Lý đến thời Lê như men ngọc thời Lý, đồ men nâu thời Trần, đồ men cao trôn thời Lê với những di vật như: lọ nhỏ men lục, đĩa men lục in hoa văn sóng nước, bình lớn men lam, bát cao chân, bát hình hoa sen,…
Ngoài ra, ở quanh các nền nhà cổ mọc san sát, người ta còn tìm thấy những hũ sành đựng tiền đồng cổ thuộc tất cả các đời vua Trung Quốc từ đời Đường tới Thanh và tiền Việt Nam từ đời Lý đến Nguyễn, đặc biệt là đồng tiền bằng bạc của Tây Ban Nha đúc năm 1762 cũng đã phát hiện tại bến Cái Làng.
Nguồn :