Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Ngất ngây Sơn Trà mùa thay lá

Mùa này, hoa và ngọn non cây Thàn Mát là thức ăn của loài linh trưởng đặc hữu ở Sơn Trà- voọc Chà vá chân nâu


Chú voọc đầu đàn say sưa ngắm hoa trước khi ăn hoa và lá cây.
Chú voọc đầu đàn say sưa ngắm hoa trước khi ăn hoa và lá cây.

Rừng Châu Âu ở Sơn Trà với sắc đỏ của cây Chò cổ thụ.
Rừng Châu Âu ở Sơn Trà với sắc đỏ của cây Chò cổ thụ.

Lộc non trong nắng sớm.
Lộc non trong nắng sớm.

Hoa của cây Thàn Mát ở Sơn Trà.
Hoa của cây Thàn Mát ở Sơn Trà.

Cảnh sắc sẽ bắt gặp ở Sơn Trà mùa này.
Cảnh sắc sẽ bắt gặp ở Sơn Trà mùa này.

Du khách có dịp ngắm vịnh Đà Nẵng có thể thấy tím ngát màu hoa Thàn Mát.
Du khách có dịp ngắm vịnh Đà Nẵng có thể thấy tím ngát màu hoa Thàn Mát.
Ngất ngây Sơn Trà mùa thay lá

Sắc vàng của lộc non trên nền biển Đà Nẵng.
Sắc vàng của lộc non trên nền biển Đà Nẵng.
Ngất ngây Sơn Trà mùa thay lá

Từ núi Sơn Trà có thể phóng tầm mắt ngắm thành phố Đà Nẵng phía xa xa, như dải lụa nằm bên bờ biển Đông. Chắn chắn, cảnh sắc tuyệt vời sẽ tạo ấn tượng khó quên trong mỗi du khách xa gần.
Từ núi Sơn Trà có thể phóng tầm mắt ngắm thành phố Đà Nẵng phía xa xa, như dải lụa nằm bên bờ biển Đông. Chắn chắn, cảnh sắc tuyệt vời sẽ tạo ấn tượng khó quên trong mỗi du khách xa gần.

Nhiều du khách nước ngoài đã trầm trồ thốt lên rằng: Sơn Trà đẹp, rất giống rừng ở châu Âu nhưng thú vị hơn vì ở đây có rất nhiều chim, thú, đặc biệt là loài linh trưởng đặc hữu quý hiếm - Voọc Chà vá chân nâu.
Nhiều du khách nước ngoài đã trầm trồ thốt lên rằng: Sơn Trà đẹp, rất giống rừng ở châu Âu nhưng thú vị hơn vì ở đây có rất nhiều chim, thú, đặc biệt là loài linh trưởng đặc hữu quý hiếm - Voọc Chà vá chân nâu.
Theo Hải Sơn/VOV

Sơn Trà – Quà của tạo hóa
Tạo hóa ban cho Đà Nẵng không chỉ biển xanh, cát trắng, nắng vàng… mà còn có cả một bán đảo Sơn Trà hoang sơ, kiều diễm nằm cách trung tâm thành phố không xa. Sơn Trà được đánh giá là bán đảo “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam, bởi ngoài vị trí trọng yếu về mặt an ninh quốc phòng, đây còn là bán đảo có hệ sinh thái rừng tự nhiên gắn liền với biển duy nhất ở Việt Nam. Vì vậy, bán đảo Sơn Trà đã sớm được Chính phủ quy định là rừng cấm, tạo cơ sở cho việc quy hoạch phát triển thành khu bảo tồn thiên nhiên, và là khu du lịch quốc gia theo hướng bền vững, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học...
Sự hào phóng của thiên nhiên

Thiên nhiên luôn khắc nghiệt, khó lường nhưng cũng hào phóng ban cho bán đảo Sơn Trà vẻ đẹp và sự giàu có hiếm nơi nào sánh được. Sơn Trà vào thu, những khu rừng chò nảy lộc đỏ rực đẹp như những cánh rừng thu châu Âu vào mùa thay lá. Thảng hoặc, những cơn mưa rừng bất chợt xối xả rồi cũng bất chợt tạnh để cho những tia nắng bừng lên lung linh trên tàn cây, ngọn cỏ.

Sau cơn mưa, cả khu rừng bình yên bỗng xao động bởi tiếng ve rền rỉ, tiếng chim hót líu lo, tiếng bầy khỉ vàng hỗn hào chí chóe tranh ăn, và đâu đó có tiếng con voọc chà vá chân nâu đầu đàn kêu ôộc.. ôộc… gọi bầy vang lên trong đám lá um tùm trên sườn núi dốc.

Cái tiết trời đỏng đảnh nắng mưa cùng với những thanh âm hoang dại ấy khiến cho những ai lần đầu đặt chân lên Sơn Trà cũng không tránh khỏi cái cảm giác vừa sợ lại vừa kích thích trí tò mò, tưởng tượng như đang đi lạc giữa chốn rừng sâu hoang vu đầy mộng mị.

Từ trên cao nhìn xuống, Sơn Trà trông như một hòn đảo bị cô lập bởi ba mặt là biển với phía bên phải là đèo Hải Vân, bên trái là đảo Cù Lao Chàm, còn một mặt tuy tiếp giáp với đất liền nhưng lại là vùng có mật độ đô thị hóa cao. Xét về mặt tự nhiên, sự chia cắt về địa lí cũng như sức tác động do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ như Đà Nẵng sẽ khiến cho Sơn Trà khó có thể hình thành và phát triển một môi trường thiên nhiên hoang dã hoàn hảo.Thế nhưng Sơn Trà đã  khiến cho giới khoa học trong và ngoài nước vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra nó đang sở hữu cả một kho báu thu nhỏ về thế giới các loài động thực vật trên trái đất.



Sơn Trà có gần 1.000 loài thực vật, trong đó có 143 loài có giá trị chữa bệnh cao,
140 loài có giá trị làm cảnh, 22 loài thực vật quý hiếm, và hàng trăm loài thực vật có giá trị khác. Ảnh: Thanh Hòa



Sơn Trà là điểm ngắm “nữ  hoàng” linh trưởng voọc chà vá chân nâu sinh sống trong tự nhiên đẹp nhất trên thế giới.
Ảnh: Thanh Hoà 


Loài bướm vàng tuyệt đẹp ở Sơn Trà. Ảnh: Thanh Hoà


Sơn Trà là môi trường sinh sống lí tưởng của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài chim quý.
Ảnh: Thanh Hoà






Rừng Sơn Trà có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng với gần 1.000 loài khác nhau, trong đó có 22 loài quý hiếm.
Ảnh: Thanh Hoà 


Rừng Sơn Trà có nhiều cây cổ thụ, trong đó có những cây hàng trăm năm tuổi. Ảnh: Thanh Hoà


Đỉnh Bàn Cờ, một điểm ngắm cảnh tuyệt đẹp nằm trên đỉnh Sơn Trà,
nơi gắn liền với truyền thuyết về trận đấu cờ giữa hai vị tiên ông. Ảnh: Thanh Hoà 


Giới nhiếp ảnh Đà thành săn tìm vẻ đẹp quyến rũ của loài voọc chà vá chân nâu sinh sống tự nhiên trên bán đảo Sơn Trà. 
Ảnh: Thanh Hoà

Thử làm một phép so sánh nhỏ chúng ta sẽ thấy rõ sự khác biệt kì diệu này. Ví dụ, tuy chỉ chiếm 0,014% diện tích đất của cả nước, nhưng số họ thực vật ở Sơn Trà lại chiếm tới 37,83% trong tổng số họ thực vật ở Việt Nam và chiếm 9,37% số loài thực vật của Việt Nam. Hay so với những khu bảo tồn thiên nhiên có diện tích lớn gấp trăm, thậm chí hàng nghìn lần như Vườn Quốc gia Impenetrable El (Argentina), Khu Bảo tồn thiên nhiên Patagonia (Chile), Khu Bảo tồn đảo Sable (Canada),Vườn Quốc gia Iguazú (Argentina), Vườn quốc gia Kimberley (Australia)… thì sẽ thấy sự đa dạng về động thực vật của Sơn Trà là không hề thua kém.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà nằm ở phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10km về phía Đông Bắc. Sơn Trà có diện tích hơn 4.400 ha, dài 13km với chu vi khoảng 60km, chỗ rộng nhất khoảng 6km, hẹp nhất khoảng 2km, độ cao trung bình 350m, đỉnh cao nhất 696m. Rừng Sơn Trà có thể tái tạo khí oxy đủ cho 4 triệu người, cung cấp 7.000 mét khối nước sạch/ngày.Đặc biệt, nơi đây là ngôi nhà của khoảng 1.300 cá thể voọc chà vá chân nâu, loài linh trưởng quý hiếm có tên trong sách đỏ thế giới về động vật nguy cấp và thuộc danh sách bị cấm buôn bán toàn cầu của CITES.
Theo nhận định của các nhà khoa học, Sơn Trà là một thế giới thu nhỏ của các loài động vật hoang dã trên trái đất với 287 loài, trong đó 29 loài thuộc nguồn gen hiếm. Đặc biệt, nơi đây được xem là “vương quốc” của voọc chà vá chân nâu, “nữ hoàng” của các loài linh trưởng, và là loài linh trưởng đặc hữu của Đông Dương đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng rất cao trong tương lai gần. Theo tính toán của các tổ chức khoa học uy tín trong và ngoài nước, Sơn Trà hiện là nơi có số lượng voọc chà vá chân nâu sinh sống nhiều nhất, khoảng 400 con (theo Quỹ Bảo tồn Voọc vá của Hoa Kỳ), thậm chí lên đến khoảng 1.300 con (theo Tổ chức Bảo tồn đa dạng sinh học GreenViet của Việt Nam). Và Sơn Trà cũng chính là địa điểm có thể quan sát được voọc chà vá chân nâu sinh sống trong môi trường tự nhiên đẹp và dễ nhất trên thế giới.

Bên cạnh đó, rừng Sơn Trà còn có gần 1.000 loài thực vật, trong đó có 143 loài có giá trị chữa bệnh cao, 140 loài có giá trị làm cảnh, 22 loài thực vật quý hiếm, và hàng trăm loài thực vật có giá trị khác.

Không chỉ dồi dào về số lượng các loài động thực vật, sự kiến tạo độc đáo về mặt tự nhiên, địa lí, cùng với những trầm tích văn hóa có từ lâu đời đã biến Sơn Trà thành một vị trí tự nhiên đắc địa của thành phố biển Đà Nẵng. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà Sơn Trà được mệnh danh bằng nhiều mĩ từ khác nhau như: “hòn ngọc”, “lá phổi xanh”, “túi nước”, “vọng gác tiền tiêu”, “bức bình phong trước biển”… của Đà Nẵng.

Tất cả những giá trị tuyệt vời ấy cho thấy Sơn Trà thực sự là một món quà vô giá mà tạo hóa đã hào phóng ban cho Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.

Kho báu và bài toán khai thác bền vững

Ngày nay, vẻ đẹp, sự giàu có và sức hấp dẫn của “báu vật” Sơn Trà có thể được lượng tính một cách dễ dàng bằng những luận chứng khoa học. Còn thuở xa xưa, nơi đây được con người biết đến và truyền tụng qua những giai thoại để rồi từ đó hình thành nên những cảnh đẹp mang màu sắc huyền thoại như đỉnh Bàn Cờ, Hòn Nghê, Bãi Nam, Bãi Bắc, Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Nồm…

Trải qua thời gian, các giai thoại cũ dẫu có phai phôi nhưng những cảnh đẹp tuyệt mĩ của Sơn Trà thì vẫn còn nguyên vẹn đó. Thậm chí có người còn ví von rằng, Sơn Trà như nàng tiên đang mơ màng trong cõi mộng hoang sơ nay bỗng cựa mình tỉnh giấc khiến cho bao người thèm muốn được đua chen khai phá và sở hữu nó.

Và sự thật Sơn Trà hôm nay đẹp hơn, sang trọng hơn và cũng có phần náo nhiệt hơn. Bán đảo nhỏ xinh đẹp này nổi tiếng đến độ dường như nó có tên trên khắp các bản đồ du lịch của thế giới.



Chùa Linh Ứng trên bán đảo Sơn Trà nổi tiếng với pho tượng Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát cao nhất Việt Nam
với chiều cao 67m, tương đương một tòa nhà 30 tầng. Ảnh: Thanh Hoà 




Khu nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế InterContinental Danang Sun Peninsula Resort,
một kiệt tác kiến trúc bên sườn bán đảo Sơn Trà, đây cũng chính là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng nhất
của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 do Việt Nam đăng cai tổ chức. Ảnh: Tư liệu


Vẻ đẹp lãng mạn của hồ Xanh, một hồ nước tự nhiên trên bán đảo Sơn Trà. Ảnh: Thanh Hoà


Một cuộc đua marathon quốc tế diễn ra trên cung đường ven biển tuyệt đẹp dưới chân bán đảo Sơn Trà. Ảnh: Thanh Hoà 


Đường Lê Đức Thọ, con đường nối liền bán đảo Sơn Trà với phía bờ Tây sông Hàn. Ảnh: Thanh Hoà 


Chợ hải sản làng chài Thọ Quang diễn ra vào mỗi buổi sáng sớm ngay dưới chân bán đảo Sơn Trà. Ảnh: Thanh Hoà 


Vẻ đẹp nên thơ của bán đảo Sơn Trà bên dòng sông Hàn và không gian đô thị thành phố Đà Nẵng. Ảnh: Thanh Hoà 

Đối với du khách, Sơn Trà là điểm đến không thể thiếu trong hành trình khám phá thành phố biển xinh đẹp Đà Nẵng. Bởi ở đó không chỉ có thiên nhiên hoang dã, có những cánh rừng đẹp tựa rừng thu phương Tây, có vẻ đẹp kiều diễm của “nữ hoàng” linh trưởng voọc chà vá chân nâu… mà còn cả những bãi biển hoang sơ trong vắt, những khu nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế, và cả những công trình kiến trúc văn hóa cổ kính đậm chất tâm linh…

Theo một lẽ tự nhiên, Sơn Trà cũng như Hạ Long, Phong Nha-Kẻ Bàng của Việt Nam, và xa hơn nữa là rừng quốc gia Amazon (Brazil), núi Phú Sĩ (Nhật Bản), đồng bằng Okavango (Botswana), vườn quốc gia Serengeti (Tanzania)… Đó là chúng sinh ra không chỉ để tồn tại như một thực thể rồi lụi tàn theo quy luật của tự nhiên, mà chúng cần được khai thác hợp lí để phục vụ cho những lợi ích chính đáng của con người như: khám phá, nghiên cứu, học tập, tham quan, du lịch…

Tuy nhiên, sự can thiệp của con người vào Sơn Trà dường như đã đi quá giới hạn chịu đựng của tự nhiên cũng như những ai yêu thích và có trách nhiệm với nó. Bất chấp những quy định và cảnh báo của Chính phủ, một số cá nhân và tổ chức đã tìm mọi cách khai phá Sơn Trà một cách trắng trợn và thô bạo khiến cho cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ, môi trường sống tự nhiên bị đảo lộn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đến đời sống tự nhiên của các loài động thực vật hoang dã, mà cả cuộc sống lâu dài của con người. Điều đó đã khiến cho dư luận bức xúc, thậm chí có lúc phẫn nộ để rồi Chính phủ phải vào cuộc xử lí một cách nghiêm khắc.

Sự tồn tại và phát triển bền vững của Sơn Trà thực sự là bài toán khó trước nhu cầu đòi hỏi thực tế của con người và xã hội, bởi kho báu không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Tuy nhiên, sẽ khôn ngoan hơn nếu con người biết cách chung sống hài hòa với thiên nhiên, biết bảo vệ thiên nhiên để rừng Sơn Trà mãi mãi là món quà vô giá mà tạo hóa đã hào phóng ban tặng. Và đó cũng chính là cách mà người dân, chính quyền Đà Nẵng, và cả Chính phủ đang ra sức bảo vệ bằng cả trái tim và bằng cả những thiết chế luật pháp nghiêm minh./.


Một số chủ trương quy hoạch quan trọng của Chính phủ đối với Sơn Trà:
- Năm 1977: Thành lập khu rừng cấm bán đảo Sơn Trà.
- Năm 2011: Quy hoạch Sơn Trà là một trong 47 địa điểm tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia (tầm nhìn đến năm 2030).
- Năm 2013: Quy hoạch Sơn Trà thành  khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều động thực vật quý hiếm (tầm nhìn đến năm 2050).
- Năm 2014: Quy hoạch Sơn Trà thành khu dự trữ thiên nhiên (tầm nhìn đến năm 2030).

Bài: Thanh Hòa - Ảnh: Thanh Hòa, Tư liệu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét