Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Đặc sản của lòng hồ Dầu Tiếng

 làm bằng cá cơm đánh bắt từ  đã có  và đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nghe nhiều lời khen ngợi đã lâu, nay tôi mới có dịp đến tận cơ sở làm mắm chua bằng cá cơm đánh bắt từ hồ thủy lợi Dầu Tiếng. Cơ sở làm mắm chua cá cơm tọa lạc tại số nhà 115 tổ 1, ấp Ninh An, xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, chủ cơ sở là bà Nguyễn Thị Chúc (61 tuổi).
Bà Nguyễn Thị Chúc kiểm tra các khạp ủ mắm
Bà Nguyễn Thị Chúc kiểm tra các khạp ủ mắm
Bà Chúc cho biết, bà được mẹ đẻ là cụ Phạm Thị Biểu truyền lại nghề làm mắm chua bằng cá cơm. Hơn 20 năm trước, cụ Biểu làm mắm chua bằng cá rễ tre, cá con (cá ruộng), mỗi năm chỉ làm vài lu (khạp) để gia đình ăn là chính, còn lại bán cho người quen, chòm xóm.
Khi nhiều người ăn thấy mắm ngon, tiếng đồn lan xa, không biết ai đã đặt tên cho sản phẩm mắm chua của cụ Biểu là “mắm chua Bà Năm Cốm” và nhiều người tìm đến mua về ăn; thương lái cũng tìm đến đặt hàng với số lương lớn.
Không đủ cá ruộng để làm, bà Chúc thử bằng cá cơm đánh bắt từ hồ Dầu Tiếng. Thật bất ngờ, chất lượng mắm cá cơm không thua kém mắm cá rễ tre, cá ruộng. Cá cơm ở hồ Dầu Tiếng có quanh năm, nên chủ động được nguyên liệu đầu vào, trong khi cá ruộng mỗi năm chỉ cho một mùa cá chạy vào cuối mùa mưa, do đó bà Chúc chọn cá cơm làm nguyên liệu chính cho món mắm chua này.
Mỗi ngày, cơ sở của bà Chúc mua từ 100 kg đến 700 kg cá cơm cùng vài chục kg tép cũng được đánh bắt từ hồ Dầu Tiếng và các tuyến kênh mương trong vùng. Bà Chúc cho biết, “cá cơm và tép phải dùng nước sạch chà rửa nhiều lần cho hết vảy, để cá ráo nước mới cho vào khạp ủ, cứ 100 kg cá cơm trộn với 2 kg tép, cho vào khạp rồi dùng 30 kg muối hột rắc đều, sau đó bịt kín miệng khạp, sau 3 ngày lấy ra trộn với thính, tiếp tục cho vào khạp bịt kín miệng, để khạp ủ mắm nơi khô ráo, thoáng mát, 21 ngày sau khi trộn thính là mắm sử dụng được”.
Hủ mắm chua thương hiệu Mắm chua cá cơm Bà Năm Cốm
Hủ mắm chua thương hiệu “
Trước đây, sản phẩm mắm chua bà Năm Cốm chỉ bán cho thương lái ở các chợ trong vùng, họ mua về cho thêm tỏi, ớt, nước muối rồi phân bịch để bán lẻ. Khi có đoàn kiểm tra của tỉnh, huyện đến hướng dẫn, bà Chúc tiến hành cải tạo nâng cấp cơ sở, trang bị máy lọc nước, thay toàn bộ lu gốm bằng khạp mủ cứng, làm hệ thống biogas xử lý nước thải, nâng cao chất lượng vệ sinh cho sản phẩm…
Hiện nay, mắm chua làm bằng cá cơm hồ Dầu Tiếng của cơ sở Nguyễn Thị Chúc đã đăng ký thương hiệu “Mắm chua cá cơm Bà Năm Cốm”, ngày càng thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Theo Hiền Lương (Tây Ninh Online)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét