Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Di tích Lịch sử – Văn hóa Căn cứ địa Trảng Bàng ở vùng Tam Giác Sắt

Căn cứ địa  ở vùng , tọa lạc tại ấp Bùng Binh, xã Hưng Thuận, huyện , tỉnh Tây Ninh, được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia, tại Quyết định số: 72/2004/QĐ-BVHTT, ngày 23/8/2004 của Bộ Văn hóa Thông tin.
Trảng Bàng là nơi có vị trí, địa thế đặc biệt quan trọng, là huyện cửa ngõ phía Tây – Bắc Sài Gòn, đây là con đường chiến lược (QL22), suốt hai cuộc kháng chiến địch sử dụng đưa quân đánh Tây Ninh, là nơi trung chuyển hàng hóa quân sự miền Tây Nam bộ, là vành đai bảo vệ, là tuyến giao thông liên lạc liên tỉnh miền Đông của khu ủy Sài Gòn – Gia Định và của Tỉnh ủy Tây Ninh.
Sau khi thành lập căn cứ địa ở Trảng Bàng trong những năm kháng chiến ác liệt, đã di chuyển nhiều nơi như: Gia Lộc, Bời Lời, Dương Minh Châu (Khu 4), Trảng Cỏ…. Nhưng tại Rừng Khỉ căn cứ tồn tại cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng,  thuộc vùng “Tam giác sắt”, là căn cứ tiền phong để án ngữ căn cứ Bời Lời, là khu liên hoàn của huyện bao gồm nhiều cơ quan, đơn vị, bộ đội địa phương.
Việc xây dựng căn cứ trên phạm vi cơ sở chiến lược mà chọn địa thế cách bố phòng để đánh địch từ xa, bởi hệ thống trái gài, chiến hào, hầm chông, công sự, được lực lượng du kích xã và bộ đội huyện bố trí cùng tác chiến một thế liên hoàn, lấy tiến công làm phòng thủ để bảo vệ căn cứ.
Trong những năm đấu tranh chính trị có võ trang, tiến lên khởi nghĩa từng phần (1954 – 1960) tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Trảng Cỏ.
Trong cao trào đánh kế hoạch “ấp chiến lược” và góp phần đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” bằng phương châm: Hai chân, ba mũi, ba vùng (1961 – 1965), cương quyết thực hiện khẩu hiệu “một tấc không đi, một li không rời”. Trong giai đoạn này Huyện ủy đã lãnh đạo quân và dân các ấp phát động phong trào nổi dậy đấu tranh phá hỏng, phá banh hàng loạt “ấp chiến lược”. Trảng Bàng được đánh giá là huyện đi đầu, có thành tích nhất trong tỉnh, giữ vững căn cứ địa, tăng cường sức chiến đấu của lực lượng võ trang, góp phần với tỉnh nhà đánh bại kế hoạch Xta-lây, Taylo của Mỹ – ngụy.
Thời kỳ (1965 – 1968), quân dân Trảng Bàng đã góp phần bẻ gãy hai cuộc phản công mùa khô của Mỹ – ngụy, ghi lại nhiều chiến công vang dội như tại: Địa đạo An Thới, Cầu Xe, Bùng Binh, Cầu Ván… mà tiêu biểu là trận càn Xê-đa-phôn của Mỹ và chư hầu, với 30.000 tên đánh vào vùng tam giác Trảng Bàng – Củ Chi – Bến Cát. Chúng cho rải chất độc hóa học và các loại máy bay ném đủ các loại bom, đạn với khối lượng lớn vào vùng căn cứ của huyện với ý đồ hủy diệt màu xanh của sự sống, nhưng quân dân huyện Trảng Bàng đã phối hợp với phân khu I tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, chuyển lên thế bám trụ đánh bại kế hoạch bình định của Mỹ – Ngụy.
Thời kỳ (1969 – 1972), quân dân huyện Trảng Bàng chuyển lên thế bám trụ đánh gãy kế hoạch bình định của Mỹ – ngụy, điển hình là tại Đôn Thuận. Sau khi đưa 990 lính chốt ở rừng Cây Cầy Vàng, địch san bằng trắng địa hình xung quanh, dùng một trung đoàn thiết giáp bảo vệ bên ngoài để lấn chiếm Trảng Cỏ, Cầu Ván và dùng phi pháo bắn vào Đôn Thuận. Được sự chỉ đạo của Huyện ủy cùng các xã phối hợp với Trung đoàn 16 cùng du kích địa phương đánh tan nát hoàn toàn một cụm quân, diệt nhiều tên lính Mỹ và phá hủy 80 xe các loại, phá vỡ thế trận phòng thủ của địch ở khu vực này.
Thời kỳ (1972 – 1975), huyện Trảng Bàng đóng ở Rừng Khỉ. Quán triệt chỉ đạo của tỉnh ủy về đẩy mạnh chiến tranh du kích, huyện ủy Trảng Bàng xây dựng quyết tâm cho toàn Đảng bộ tự lực cánh sinh, bằng lực lượng tổng hợp hiện có, phấn đấu giành thắng lợi cao nhất, thực hiện chiến dịch Nguyễn Huệ mở rộng vùng giải phóng, tạo thế lực giải phóng toàn huyện và tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đúng 16 giờ ngày 29/4/1975, lá cờ giải phóng được kéo lên nóc dinh quận trưởng, đánh dấu sự sụp đổ của bọn ngụy quân, ngụy quyền tại khu chi Trảng Bàng, chấm dứt cuộc chiến tranh tàn khốc. Niềm mơ ước của toàn Đảng, toàn dân huyện Trảng Bàng hơn mấy mươi năm qua đã trở thành hiện thực và cũng đã hoàn thành xuất sắc sứ mạng lịch sử đã giao.
Căn cứ địa Trảng Bàng ở vùng Tam giác sắt trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước là địa chỉ đỏ của một thời oanh liệt. Nó thể hiện lòng dân với Đảng. Mặc dù bị kẻ thù phong tỏa nhiều phía nhưng nhân dân vẫn đùm bọc, che chở cho cán bộ, chiến sĩ cách mạng, cũng trong lòng dân các đồng chí lãnh đạo đã đưa ra nhiều nghị quyết, chỉ thị sáng suốt kịp thời chỉ đạo đối phó với kẻ thù.
Trong lịch sử chiến tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trảng Bàng là vùng giàu truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, mỗi vùng đất là một căn cứ địa cách mạng, mỗi con người Trảng Bàng là một biểu tượng sáng ngời, ý chí chiến đấu chống quân xâm lược, lòng đất và lòng người Trảng Bàng là của cách mạng.
Căn cứ Trảng Bàng là nhân chứng của lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, tình đoàn kết quân và dân. Đặc biệt vùng đất Trảng Bàng là vùng đất chiến lược vì tất cả các trận càn lớn của Mỹ vào vùng đất Tây Ninh đều phải qua vùng căn cứ Trảng Bàng.
Căn cứ địa Trảng Bàng ở vùng Tam giác sắt ngày càng phát huy hiệu lực để chứng kiến “mất dần” chi khu quận Trảng Bàng của ngụy. Người dân Trảng Bàng góp phần công sức chiến thắng Mỹ – ngụy tại Trảng Bàng, góp phần giải phóng cho quê hương đất nước.
Theo Bảo tàng tỉnh Tây Ninh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét