Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Tiền thân của Nhà thờ Đức Bà là một ngôi chùa nhỏ

Nhà thờ Đức Bà, còn gọi là Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức: Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội) đang trùng tu lần thứ 3, sau gần 1,5 thế kỷ hiện diện tại Sài Gòn - TP.HCM.

Mời độc giả cùng ngắm lại hành trình 140 năm của Nhà thờ Đức Bà, và của cả tiền thân nhà thờ nổi tiếng bậc nhất Việt Nam này:
Tiền thân của Nhà thờ Đức Bà là một ngôi chùa nhỏ - Ảnh 1.
Nhà thờ bằng gỗ - một trong hai tiền thân của Nhà thờ Đức Bà ngày nay
Ngày 28-3-1863, linh mục Lefebvre đã động thổ xây dựng nhà thờ bằng gỗ, hoàn thành vào năm 1865, ban đầu gọi là Nhà thờ Sài Gòn tại kinh Lớn (còn gọi là kinh Charner, nay là tòa nhà Sun Wah, đường Nguyễn Huệ). Tiền thân của nhà thờ này ở đường số 5 (nay là Ngô Đức Kế), vốn là một ngôi chùa nhỏ của người Việt bị bỏ hoang do chiến tranh, linh mục Lefebvre tu sửa thành nhà thờ cho người Pháp đi lễ.

Đến năm 1880, Nhà thờ Sài Gòn tại kinh Lớn thành tòa tạp tụng

Tháng 8-1876, do Nhà thờ Sài Gòn làm bằng gỗ tạp nên sớm hư hại, Thống đốc Nam kỳ là Guy Victor August Duperré quyết định tổ chức thi thiết kế mẫu Nhà thờ Sài Gòn mới. Cuối cùng kiến trúc sư J.Bourad đã được chọn, và đó cũng là hình dáng của Nhà thờ Đức Bà ngày nay.

Tiền thân của Nhà thờ Đức Bà là một ngôi chùa nhỏ - Ảnh 3.
Nơi xây dựng Nhà thờ Đức Bà ngày nay

Ngày 7-10-1877, Đức cha Isodore Colombert (Giám mục đại diện Tông tòa giáo phận Tây Đàng Trong) đã đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà thờ Sài Gòn.

Tiền thân của Nhà thờ Đức Bà là một ngôi chùa nhỏ - Ảnh 4.
Nhà thờ Đức Bà năm 1880, chuẩn bị khánh thành

Ngày 11-04-1880, dịp Lễ Phục sinh, thánh lễ làm phép và khánh thành Nhà thờ Sài Gòn được cử hành long trọng. Lúc ấy nhà thờ được gọi tên là Nhà thờ nhà nước, vì 2.500.000 francs xây dựng là do nước Pháp chi trả. Sau đổi tên thành Nhà thờ chính tòa Sài Gòn.

Tiền thân của Nhà thờ Đức Bà là một ngôi chùa nhỏ - Ảnh 5.
Việc xây tháp chuông năm 1895 được nhiều báo chí đưa tin

Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông cao 57,6 m và có 6 chuông đồng lớn nặng tất cả 28,85 tấn. Trên đỉnh tháp có đính một cây thánh giá cao 3,50 m, ngang 2 m, nặng 600 kg. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,50 m.

Nhà thờ Đức Bà năm 1900, lúc chưa có bức tượng phía trước

Năm năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de Béhaine (còn gọi là Giám mục Bá Đa Lộc) và hoàng tử Cảnh (Nguyễn Phúc Cảnh, con trai trưởng vua Gia Long). Năm 1945, tượng này bị chính phủ Trần Trọng Kim phá bỏ, trơ lại bệ đài bằng đá hoa cương đỏ.

Tiền thân của Nhà thờ Đức Bà là một ngôi chùa nhỏ - Ảnh 7.
Tượng Giám mục Bá Đa Lộc và hoàng tử Cảnh

Năm 1958, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên (cai quản Giáo xứ Sài Gòn thời ấy) đã đặt tạc tượng Đức Mẹ hòa bình bằng cẩm thạch trắng từ Italia về đặt trên bệ đài đó. Chiều ngày 17-2-1959, Hồng y Aganianian từ Roma qua Sài Gòn đã làm phép cho bức tượng này.

Tiền thân của Nhà thờ Đức Bà là một ngôi chùa nhỏ - Ảnh 8.
Tượng Đức Mẹ hòa bình bằng cẩm thạch trắng hiện diện từ năm 1959

Ngày 5-12-1959, Tòa thánh Vatican cho phép làm lễ xức dầu, tôn phong Nhà thờ chính tòa Sài Gòn lên hàng Tiểu vương cung thánh đường. Từ đó, tên gọi chính thức là Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn.

Tiền thân của Nhà thờ Đức Bà là một ngôi chùa nhỏ - Ảnh 9.
Nhà thờ Đức Bà năm 1965

Năm 1960, Tòa thánh Vatican thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam với ba tòa tổng giám mục tại Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Nhà thờ trở thành nhà thờ chính tòa của vị tổng giám mục Sài Gòn.

Tiền thân của Nhà thờ Đức Bà là một ngôi chùa nhỏ - Ảnh 10.
Nhà thờ Đức Bà ngày 13/7/2017 - đang rào chắn để tu sửa

Từ sau năm 1975 đến nay, dù cảnh quan xung quanh thay đổi chóng mặt, dù xuống cấp, nhưng căn bản Nhà thờ Đức Bà vẫn giữ được hồn cốt cũ của mình.
Một số hình ảnh khác về Nhà thờ Đức Bà qua các thời kỳ:

Tiền thân của Nhà thờ Đức Bà là một ngôi chùa nhỏ - Ảnh 11.
Nhà thờ Đức Bà khoảng năm 1920
Tiền thân của Nhà thờ Đức Bà là một ngôi chùa nhỏ - Ảnh 12.
Nhà thờ Đức Bà khoảng năm 1930
Tiền thân của Nhà thờ Đức Bà là một ngôi chùa nhỏ - Ảnh 13.
Nhà thờ Đức Bà khoảng năm 1940
Tiền thân của Nhà thờ Đức Bà là một ngôi chùa nhỏ - Ảnh 14.
Nhà thờ Đức Bà năm 1970
Tiền thân của Nhà thờ Đức Bà là một ngôi chùa nhỏ - Ảnh 15.
Nhà thờ Đức Bà năm 1990
Tiền thân của Nhà thờ Đức Bà là một ngôi chùa nhỏ - Ảnh 16.
Nhà thờ Đức Bà năm 2010
Theo Văn Bảy (thethaovanhoa.vn)

Bồi hồi gặp lại đám cưới quê kiểu xưa ở miền Tây

Đám cưới ngày xưa với rạp, cổng cưới được trang trí toàn bằng lá dừa ở miền Tây, tuy mộc mạc, đơn sơ nhưng đang thu hút giới trẻ.


Bồi hồi gặp lại đám cưới quê kiểu xưa ở miền Tây - Ảnh 1.
Cổng hoa đám cưới bằng lá dừa. ẢNH DO NHÂN VẬT CUNG CẤP.
Ngày xưa ở vùng quê miền Tây, mỗi lần trong xóm có đám cưới thì nam nữ thanh niên cùng nhau mỗi người một việc giúp gia chủ chu toàn ngày trọng đại. Trong đó có việc làm rạp, dựng cổng cưới để treo tấm bảng "Tân hôn" hoặc "Vu quy".
Bồi hồi gặp lại đám cưới quê kiểu xưa ở miền Tây - Ảnh 2.
ẢNH DO NHÂN VẬT CUNG CẤP.
Trước ngày nhóm họ, các bạn trẻ chia nhau đi tìm bông đủng đỉnh, tàu dừa, bẹ chuối… đốn rồi vác về để dựng rạp, làm cổng. Những người khéo tay sẽ được giao nhiệm vụ trang trí chiếc cổng hoa. Tấm bảng "Tân hôn" hoặc "Vu quy" thì được bện, ghép bằng lá dừa, bông dừa, bông đủng đỉnh, trái cau hoặc hạt lúa, gạo, rất công phu, tỉ mỉ. Tuy mộc mạc, đơn sơ và "cây nhà lá vườn", nhưng cổng đám cưới quê xưa mang đậm nét văn hóa dân gian, gần gũi và nặng tình làng nghĩa xóm.
Bồi hồi gặp lại đám cưới quê kiểu xưa ở miền Tây - Ảnh 3.
Khoảng đầu thập niên 1990 trở lại đây, khi đời sống kinh tế bắt đầu khá lên thì "kiểu đám cưới ngày xưa" cũng dần mai một. Nam nữ thanh niên nông thôn hầu hết bỏ lên thành tìm việc làm. Khi có dịp cưới, hỏi chỉ cần "alo" một tiếng thì có ngay dịch vụ cho thuê "3 trong 1": bàn ghế, rạp và cổng cưới bằng… hoa giả!
Tuy nhiên, vài năm nay tại Bến Tre đã xuất hiện trở lại "kiểu đám cưới ngày xưa" với rạp, cổng cưới được trang trí toàn bằng "cây nhà lá vườn". Trong đó, lá dừa là vật liệu chủ yếu.
Bồi hồi gặp lại đám cưới quê kiểu xưa ở miền Tây - Ảnh 4.
Chị Đinh Kim Duyên cho biết, năm 2015, khi tham gia tổ chức một gian hàng tại lễ hội Dừa Bến Tre, chị đã cùng với chị ruột là Đinh Kim Ngân tập hợp được một số bạn bè, người quen "khéo tay" để làm ra các sản phẩm như nón, giỏ và hoa bằng lá dừa. Khi lễ hội khép lại, nhóm bạn gồm 7 người, đa số là sinh viên, hướng dẫn viên trẻ, có ý tưởng tạo ra một trang Facebook với tên gọi "Thắt lá dừa" nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm của nhóm. Cũng từ đó, nhiều người biết và đặt hàng.
Bồi hồi gặp lại đám cưới quê kiểu xưa ở miền Tây - Ảnh 5.
Bồi hồi gặp lại đám cưới quê kiểu xưa ở miền Tây - Ảnh 6.
Theo chị Kim Duyên, khi làm được các sản phẩm hoa bằng lá dừa thì cổng cưới rất đơn giản. Điều quan trọng là mỗi thành viên phải có sở thích và đặc biệt là khéo tay. Nếu không thích thì không thể làm được. Đây là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhưng bù lại tiền công cũng hấp dẫn. Ví dụ như cổng cưới, tùy theo loại, giá thấp nhất từ 1 triệu đồng cho đến giá cao nhất khoảng từ 15-17 triệu đồng, là mẫu rồng phụng. Thời gian chuẩn bị và thực hiện trong khoảng 2 ngày.
Bồi hồi gặp lại đám cưới quê kiểu xưa ở miền Tây - Ảnh 7.
Bồi hồi gặp lại đám cưới quê kiểu xưa ở miền Tây - Ảnh 8.
Vì là xứ dừa nên nguyên liệu lá dừa rất dễ kiếm. Tùy thời điểm, nhóm có thể tìm mua hoặc liên kết với cơ sở chuyên kinh doanh củ hủ dừa. Giá mua được tính theo tàu, cao nhất là 10.000 đồng một tàu dừa. Ngoài cổng cưới, nhóm còn tạo hình nghệ thuật bằng lá dừa với hình tượng những con thú hoặc bông hoa, bó hoa, hoa cưới, giỏ xách… phục vụ nhu cầu cưới, hỏi, sinh nhật, lễ hội và tặng cho khách du lịch.
Bồi hồi gặp lại đám cưới quê kiểu xưa ở miền Tây - Ảnh 9.
Bồi hồi gặp lại đám cưới quê kiểu xưa ở miền Tây - Ảnh 10.
Thắt nón bằng lá dừa
Hỏi người có tay nghề giỏi nhất trong nhóm, Kim Duyên cho biết là nhóm trưởng Đinh Kim Ngân. Khi tham gia vào công việc này, ngoài sở thích, chị cho biết các kỹ năng, nghệ thuật tạo hình, chủ yếu là học qua mạng, học từ bạn bè và người lớn tuổi.
Bồi hồi gặp lại đám cưới quê kiểu xưa ở miền Tây - Ảnh 11.
Về thu nhập, Kim Duyên cho biết nếu làm cổng, rạp đám cưới thì chia đều trong nhóm. Còn các sản phẩm khác thì tính theo số lượng, ai làm nhiều được nhiều. Tuy vậy, mục tiêu của nhóm là duy trì, phổ biến nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương. Còn thu nhập chỉ là phụ, bởi vì đa số thành viên trong nhóm đều có công việc ổn định.
Bồi hồi gặp lại đám cưới quê kiểu xưa ở miền Tây - Ảnh 12.
Bồi hồi gặp lại đám cưới quê kiểu xưa ở miền Tây - Ảnh 13.
Cổng đám cưới toàn bằng lá dừa
Nếu như trước đây, cổng đám cưới nghệ thuật, hoa lá cành rườm rà thường chỉ thấy ở nông thôn, thì bây giờ, các loại cổng trang trí bằng lá dừa, đơn sơ, mộc mạc, mẫu mã đa dạng, lại được các cô dâu, chú rể ở thành thị ưa chuộng, cho dù chi phí không phải là rẻ.

Theo HOÀNG PHƯƠNG (Thanh Niên)

Lạ đời với món canh thụt gây thương nhớ

Lúc ăn với cơm, chỉ cần nếm một ít canh thụt cũng thấy "sướng", đủ vị ngọt, đắng, bùi, cay… hấp dẫn vị giác của người thưởng thức.

Canh thụt là món ăn truyền thống của người M’nông được chế biến từ các nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên. Theo người M’nông, canh thụt có công dụng bồi bổ sức khỏe, trị chướng bụng, đầy hơi, giải rượu, rất tốt cho các bà mẹ mới sinh, người già sức yếu và những em bé còi xương…
Nguyên liệu chính để chế biến món canh thụt truyền thống có sẵn trong tự nhiên, bao gồm: lá bép (hay còn gọi là lá nhíp), đọt mây, cà đắng, ớt xiêm rừng, cá suối hoặc thịt động vật. Người M’nông xem đây là những sản vật quý mà núi rừng ban tặng cho họ từ bao đời.
Lạ đời với món canh thụt gây thương nhớ - Ảnh 1.
Các nguyên liệu chính chế biến canh thụt như đọt mây bóc vỏ (ảnh), lá bép non, cá suối sơ chế, ớt xiêm xanh, cà đắng rừng…
Khác với cách nấu canh bồi (một món ăn truyền thống của người M’nông), nguyên liệu thường là lá bép già, nhưng canh thụt thì dùng lá bép non, không quá già để nấu. Lá bép non sau ngày mưa rất sạch, không cần rửa qua nước để chế biến mới giữ được hương vị đặc trưng. Đọt mây sau khi lấy từ rừng về thì bóc tách vỏ, chỉ lấy phần đọt non phía trên.
Cà đắng rừng là loại quả nhỏ, vị ngọt, khác hơn so với loại to, màu xanh đậm, sọc trắng, có vị đắng mà người M’nông, Ê đê hay chế biến món "cà đắng cá khô". Loại cà đắng này đã được người M’nông "thuần hóa", trồng nhiều trong vườn nhà. Ớt xiêm xanh quả nhỏ, có vị cay và thơm rất được ưa chuộng là loại gia vị đặc biệt, không thể thiếu của món canh thụt.

Lạ đời với món canh thụt gây thương nhớ - Ảnh 2.
Cá suối

Một nguyên liệu không thể thiếu của canh thụt là cá hoặc thịt động vật. Các loại cá nhỏ thường bắt được nơi khe suối, được làm sạch, sơ chế, nướng qua than hồng làm giảm đi mùi tanh. Khi nấu món canh thụt, các loại cá nhỏ này sẽ được cho vào nguyên con, không phải bỏ xương. Người M’nông còn dùng một số nguyên liệu khác để thay thế cá như thịt heo, thịt gà, thịt chim, thịt sóc, da trâu, da bò khô…
Nói chung, nguyên liệu nấu canh thụt như đọt mây, cà đắng hay cá, thịt… được sử dụng nhiều hay ít thì tùy theo sở thích của mỗi gia đình. Một vật dụng không thể thiếu để nấu món ăn này phải kể đến ống lồ ô. Ống lồ ô được chọn lựa kỹ càng, không non cũng không quá già, dài hơn 1m.

Lạ đời với món canh thụt gây thương nhớ - Ảnh 3.
Lá bép

Sau khi bếp lửa được nhóm lên, bắt đầu có than, các ống lồ ồ sẽ được để nghiêng trên lửa than để nấu. Khi nấu, lửa không được quá to, ống lồ ô phải được xoay tròn từ từ, liên tục để các nguyên liệu bên trong chín đều, không bị cháy ống. Thời gian nấu thường kéo dài trong khoảng 30 phút. Sau khi nấu chín sẽ cho thêm chút gia vị như muối, bột ngọt…

Lạ đời với món canh thụt gây thương nhớ - Ảnh 4.
Ớt xiêm xanh, cà đắng rừng…


Trong quá trình nấu, ống lồ ô sẽ tiết nước ra và hòa vào các nguyên liệu bên trong, làm nên hương vị đặc trưng. Sau khi thức ăn được nấu chín, người nấu sẽ dùng thanh tre vót sẵn thụt tới thụt lui cho đến khi tất cả nguyên liệu thật nhuyễn, quyện vào nhau. Đây cũng là lý do món ăn này có tên gọi là "canh thụt".
Lúc gia đình sum họp, người M’nông thường dành một ống canh thụt nấu riêng cho người lớn, thanh niên, trong đó ớt xiêm xanh rất nhiều. Lúc ăn với cơm, chỉ cần nếm một ít canh thụt cũng thấy "sướng", đủ vị ngọt, đắng, bùi, cay… hấp dẫn vị giác của người thưởng thức. Đặc biệt, khi uống rượu cần mà có món ăn này làm mồi nhấm thì rất thú vị trên mâm cơm truyền thống của người M’nông.

Lạ đời với món canh thụt gây thương nhớ - Ảnh 5.
Món canh thụt với vị ngọt, bùi, đắng, nhẫn, cay… hài hòa trên mâm cơm truyền thống của người M’nông


Từ xưa đến nay, hầu như người M’nông nào cũng biết chế biến và xem đây là món ăn "khoái khẩu", là đặc sản của dân tộc mình. Người M’nông không chỉ nấu canh thụt thưởng thức trong bữa ăn hàng ngày, sum họp gia đình mà còn trân trọng làm lễ vật dâng cúng, không thể thiếu trong ngày lễ, hội truyền thống.
Canh thụt rất phổ biến trong đời sống của đồng bào M'nông. Canh thụt cũng trở thành món ăn gây "thương nhớ", ấn tượng khó quên cho thực khách gần xa khi đến với tỉnh Đắk Nông.

Theo H

Vũng Tàu: Đi chợ hải sản tự chọn tươi ngon ở đâu?

Hiện nay, nhiều KDL, vựa hải sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức điểm bán hải sản tự chọn kết hợp chế biến tại chỗ giúp du khách thưởng thức được nhiều loại hải sản tươi ngon với giá cả phải chăng và yên tâm về chất lượng.


Vũng Tàu: Đi chợ hải sản tự chọn tươi ngon ở đâu? - Ảnh 1.
Du khách mua hải sản tại quầy hải sản tự chọn trong KDL và khách sạn Thùy Dương (huyện Đất Đỏ).
Từ hơn một năm nay, KDL Hương Phong - Hồ Cốc (huyện Xuyên Mộc) đã tổ chức khu hải sản tự chọn trong khuôn viên. Khu hải sản tự chọn gồm 2 gian nhà gỗ, trong đó một gian là nơi đón tiếp, nhận đặt món của khách, một gian bày bán hải sản tươi sống và chế biến tại chỗ. Tại đây, KDL còn bố trí cân đối chứng và khu vực chế biến mở để khách dễ dàng kiểm soát từ khâu cân ký đến lúc ra thành phẩm.
Nguồn hải sản bày bán được KDL Hương Phong - Hồ Cốc thu mua từ ngư dân địa phương đánh bắt ở ngư trường huyện Xuyên Mộc mà không qua trung gian, đầu nậu nên giá bán đến du khách rẻ hơn từ 10 đến 15% so với các điểm, KDL khác. Giá bán hải sản được niêm yết công khai và ổn định suốt năm. Chẳng hạn, cua gạch: 500 ngàn đồng/kg; móng tay chúa: 600 ngàn đồng/kg; móng tay thường: 200 ngàn đồng/kg; ốc hương lớn: 500 ngàn đồng/kg; tôm sú biển: 500 ngàn đồng/kg; sò huyết: 200 ngàn đồng/kg; nghêu sữa: 120 ngàn đồng/kg; mực ống: 420 ngàn đồng/kg… Chỉ cần chọn hải sản, đặt món theo yêu cầu, khách sẽ được nhân viên phục vụ mang đến tận bàn. Phí chế biến kèm nước chấm, rau sống (theo món) từ 20-50 ngàn đồng/kg, tùy món.
KDL Viễn Đông - Hồ Cốc (huyện Xuyên Mộc) thì tạo điều kiện cho ngư dân địa phương đưa hải sản đánh bắt được từ biển lên bán trực tiếp cho du khách. "Mỗi lần ghe, thúng của ngư dân cập bờ, quan sát từng động tác kéo ghe, tất bật gỡ lưới của họ, tôi rất thích. Tận mắt thấy cá, tôm, mực được gỡ từ lưới ra, tươi rói, tôi mua ngay", chị Minh Huệ, du khách đến từ Đồng Nai chia sẻ. 
Theo ông Đặng Hải Đường, Giám đốc KDL Viễn Đông - Hồ Cốc, cách làm này không chỉ tạo việc làm, đầu mối tiêu thụ hải sản cho ngư dân địa phương mà còn tạo cho du khách cảm giác thích thú khi được hòa mình vào không khí nhộn nhịp, tấp nập đặc trưng của miền biển. Để tiện cho khách, KDL Viễn Đông - Hồ Cốc còn bố trí khu chế biến hải sản, với mức phí 20 ngàn đồng/kg luộc, hấp; 30 ngàn đồng/kg nướng và cho thuê bếp nướng với mức phí 80 ngàn đồng/lượt. Các KDL này đều bố trí thùng rác ngay bàn ăn, các khu nhà chòi và nhân viên thường xuyên thu gom rác, dọn dẹp vệ sinh.
Ông Trương Thế Hùng, chủ vựa hải sản Hùng Phương (100, Hạ Long, TP. Vũng Tàu) cho biết, trung bình mỗi ngày, vựa bán từ 300-400kg hải sản cho các nhà hàng, khách sạn, một số vựa hải sản ở khu vực Bến Đình và khách du lịch. Giá các loại hải sản: ghẹ loại 7-8 con/kg giá 300-350 ngàn đồng/kg, loại 3-4 con/kg giá 500-550 ngàn đồng/kg; ốc hương giá từ 350-450 ngàn đồng/kg; tôm sú: từ 380-400 ngàn đồng/kg; mực: 250 ngàn đồng/kg. Vựa cũng nhận chế biến và có khu vực bàn, ghế phục vụ khách miễn phí tại chỗ với phụ phí 10 ngàn đồng/kg hải sản hấp. Với các món rang me, rang muối hay nướng, phí phụ thu 30 ngàn đồng/kg.
Tại chợ Xóm Lưới, TP. Vũng Tàu, giá các loại hải sản thấp hơn. Chẳng hạn, tại vựa hải sản Cô Đào (42, Nguyễn Công Trứ), ghẹ loại 6-8 con/kg giá 250-270 ngàn đồng/kg; ốc hương giá 270 ngàn đồng/kg; tôm tích 250 ngàn đồng/kg loại 8 con/kg…
Một số địa điểm bán hải sản tự chọn ở Bà Rịa-Vũng Tàu: Hùng Phương (100, Hạ Long, TP.Vũng Tàu), ĐT: 0913172042; Hồng (45, Hoàng Hoa Thám, TP.Vũng Tàu), ĐT: 0918280911; Kim Loan (1, Nguyễn Công Trứ, TP. Vũng Tàu), ĐT: 0918858702; Anh Hậu ghẹ (7, Nguyễn Công Trứ, TP. Vũng Tàu), ĐT: 01227676112; Cô Đào (42, Nguyễn Công Trứ, TP. Vũng Tàu), ĐT: 01692007516; Hải Yến (316, Trần Phú, TP. Vũng Tàu), ĐT: 02543836 144; KDL và khách sạn Thùy Dương (huyện Đất Đỏ), ĐT: 02543886215; KDL Hương Phong - Hồ Cốc (huyện Xuyên Mộc), ĐT: 02543878 145; KDL Viễn Đông - Hồ Cốc (huyện Xuyên Mộc), ĐT: 02543878 330-0911777578.
Các KDL, các vựa hải sản đều có dịch vụ đóng gói hải sản cho khách mua hải sản sống mang về với chi phí đóng thùng từ 20-50 ngàn đồng/thùng, tùy loại nhỏ hoặc lớn.
Theo ĐAN CHÂU - THI PHONG (Bà Rịa-Vũng Tàu Online)

Lạ miệng nhưng ngọt ngon với lẩu hơi

Lẩu hơi thoạt đầu nghe khá lạ. Mà lạ thật! Nói là lẩu nhưng hoàn toàn không dùng nước lèo. Đây cũng là hình thức thưởng thức hải sản mới xuất hiện ở TP Hạ Long.

Hải sản hấp, giữ được hương vị ngọt, dễ ăn là cách chế biến đơn giản mà có lẽ nhiều người dân vùng biển và thực khách ưa thích hơn cả. Với loại lẩu này, hải sản chín tự nhiên mà vẫn giữ được nguyên độ ngọt, ngon của đồ tươi, giảm chất béo, ăn không ngấy. Lẩu hơi là cách thưởng thức hải sản mới lạ và hấp dẫn như vậy.
Lạ miệng nhưng ngọt ngon với lẩu hơi - Ảnh 1.
Giá lẩu hơi 150.000 đồng/suất với thực đơn gồm 12 loại hải sản, rau củ...

Lẩu hơi thoạt đầu nghe khá lạ. Mà lạ thật! Nói là lẩu nhưng hoàn toàn không dùng nước lèo. Đây cũng là hình thức thưởng thức hải sản mới xuất hiện ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Hải sản, rau củ chín tự nhiên và giữ được vị ngọt, đậm đà, tinh tuý hơn hẳn do không luộc qua nước.
Lẩu hơi mới xuất hiện ở Hạ Long cuối năm 2016, đầu năm 2017. Một trong những nhà hàng lần đầu tiên đưa lẩu hơi vào phục vụ thực khách là nhà hàng Ngọc Lan (cạnh Big C Hạ Long, TP Hạ Long).
Chị Lê Thị Ngọc Lan, chủ nhà hàng chia sẻ: Qua quá trình tìm hiểu, học hỏi phong cách ẩm thực độc đáo nhiều nơi, cuối năm 2016, chúng tôi đã đưa lẩu hơi vào phục vụ và được thực khách ưa thích. Ngoài thực phẩm tươi sống, nồi lẩu có công năng đặc biệt, thiết kế nằm gọn trong lòng bàn ăn là thiết bị không thể thiếu. Nói là lẩu nhưng không dùng nước bởi lẩu hơi sử dụng công nghệ mới. Tất cả thực phẩm đều được ăn chín bằng hơi nước xông lên từ van 1 chiều nhỏ như đầu đũa ở dưới đáy dưới của nồi. Thực phẩm được hấp chín bằng hơi nước nên giữ được độ tươi ngon, màu sắc mùi vị.
Tuy nhiên, một phần quan trọng của cách thưởng thức này của lẩu hơi là hải sản và cách chế biến. "Để có nồi lẩu ngon, đích thân tôi và đầu bếp phải đi lựa chọn hải sản tươi ở chợ đầu mối. Tất cả hải sản đưa về sơ chế, rửa sạch, giữ tươi cho đến khi đưa ra hấp. Để lẩu hơi ngon, giữ được nguyên vị hải sản, đầu bếp đã phải nghiên cứu, tìm ra khoảng thời gian riêng cho từng hải sản bởi mỗi loại đều có nhiệt độ và thời gian chín riêng" - chị Lan cho biết.
Tuyệt hơn, cuối tiệc, sau khi ăn hết hải sản cũng là lúc nồi cháo đỗ xanh dưới vỉ hấp đã chín nhừ. Toàn bộ nước từ các loại hải sản hấp chảy xuống quện đọng lại nồi cháo khiến cháo có mùi vị thơm ngon, đậm đà. Khách chỉ việc nêm thêm gia vị hành tươi, hành phi, tía tô, hạt tiêu tuỳ theo khẩu vị.
Một điểm cộng cho món lẩu đặc biệt này là giá cả bình dân. Thông thường một nồi lẩu hơi với 12 loại hải sản, bánh, rau củ như: Cua, tôm, bề bề, mực ống, tu hài, ngao... có giá 150.000 đồng/suất; hoặc 180.000 - 200.000 đồng/suất khi có thêm ngán, ốc nhảy, sò huyết... Lẩu hơi rất thích hợp cho nhóm từ chục người trở lên, hoặc cũng có thể gia đình, bạn bè quây quần cuối tuần. Đặc biệt là với các thực khách phương xa muốn tìm hiểu ẩm thực Hạ Long.

Theo Tạ Quân (Quảng Ninh Online)

Giải mã những địa danh “Tây” ít người biết ở Hà Nội

Việt Linh 

(Dân Việt) Ở trung tâm Hà Nội, có lẽ nhiều người chẳng xa lạ gì với các phố “Tây” nơi có nhiều người nước ngoài qua lại, sinh sống. Tuy nhiên có những con phố được đặt theo tên của người nước ngoài và mỗi con đường đều mang trong mình câu chuyện lịch sử xoay quanh nó

Dốc La - Pho
 giai ma nhung dia danh “tay” it nguoi biet o ha noi hinh anh 1
Dốc La Pho dài khoảng 300m nối từ đường Hoàng Hoa Thám xuống đường Thụy Khuê, thuộc địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội.
Dốc La Pho là một con dốc dài khoảng 300m, nối từ đường Hoàng Hoa Thám xuống dốc Thuỵ Khuê. Nằm sát vách Công viên Bách Thảo Hà Nội. Dốc La Pho nằm trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội.
Năm 1873, kể từ khi bắt đầu chiếm đóng Hà Nội, người Pháp không ngừng phát triển đô thị hoá nơi đây. Trong đó họ rất chú trọng đến cây xanh độ thị, để tìm kiếm các loại cây, hoa trồng trong đô thị thích hợp, năm 1888, người Pháp lập “Jardin d'essal” (Vườn thí nghiệm thực vật) rộng 33ha, ta thường gọi là vườn Bách Thảo.
 giai ma nhung dia danh “tay” it nguoi biet o ha noi hinh anh 2
Thời Pháp thuộc, khi Hà Nội thành lập Vườn ươm cây nằm cạnh con dốc này thì giám đốc đầu tiên của vườn ươm tên là Laforge. Sau này người dân đọc chệch ra thành LAPHO hoặc LAFFO.
Vườn chia thành hai khu: Khu cao (bên đường Hoàng Hoa Thám) là vườn cây, nuôi thú là nơi đi dạo, giải trí… Khu thấp (bên đường Thụy Khuê) làm vườn ươm – có tên là Laforge, ươm các giống cây bản địa, giống nhập từ Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Âu.
Khi thành lập Vườn ươm cây thì giám đốc đầu tiên là người Pháp, tên Laforge. Thế nên còn gọi là vườn Laforge, từ đó có dốc Laforge… Người dân sau này đọc chệch ra thành La - Pho, từ đó con dốc này được đặt tên là LAPHO và tồn tại cho đến ngày nay.
Một điểm thú vị nữa mà làm cho Dốc La Pho trở nên đặc biệt, đó là tên gọi “Dốc” được đặt theo cách gọi dân dã của người dân địa phương, không hề có trong quy chế đặt tên đường, phố và các công trình công cộng.
Phố Yec - Xanh
 giai ma nhung dia danh “tay” it nguoi biet o ha noi hinh anh 3
Phố YECXANH nằm trên địa bàn quận Hai bà Trưng, Hà Nội
Phố Yec Xanh nằm tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), con đường được đặt theo tên một bác sĩ nổi tiếng người Pháp, ông Alexandre Émile Jean Yersin (1863 - 1943).
Ông là người đã tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch, sau này được đặt theo tên ông: Yersinia pestis, đối với nền Y học Việt Nam ông là người thành lập và cũng là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội).
Không chỉ là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương, Yersin còn để lại nhiều di sản to lớn với Việt Nam, như khám phá Cao nguyên Lâm Viên và vạch ra một con đường bộ từ Trung Kỳ sang Cao Miên.
Dành nhiều thời gian của cuộc đời sinh sống tại Nha Trang, ông yêu quý và sống gần gũi với cư dân trong vùng. Ông khám bệnh miễn phí cho người nghèo, lắp đặt kính thiên văn trên nóc nhà để quan sát báo bão cho làng chài. Khi có bão, ông gọi dân làng đến trú ngụ ở nhà ông và cung cấp thực phẩm cho họ.
 giai ma nhung dia danh “tay” it nguoi biet o ha noi hinh anh 4
Vườn hoa Pasteur
Năm 1943, Yersin qua đời để lại nhiều ký ức sâu đậm cho nhân dân Việt Nam. Nhân dân trong vùng gọi ông một cách thân mật là Ông Năm. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Tp Hồ Chí Minh đều có những con đường được đặt tên để vinh danh ông. Thậm chí quần thể mộ của Yersin ở Suối Dầu, thư viện Yersin ở Viện Pasteur (Nha Trang) được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Đây được xem là trường hợp duy nhất trên cả nước cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia cho một người nước ngoài. Làng Tân Xương ở Suối Dầu còn thờ cúng ông như một thành hoàng.
Tại Hà Nội con phố được đặt theo cách đọc phiên âm tên của ông YEC XANH - YERSIN.
 giai ma nhung dia danh “tay” it nguoi biet o ha noi hinh anh 5
Vườn hoa đặt tượng Yecxanh nằm bên cạnh phố Yecxanh
Trên đường YEC XANH còn có một vườn hoa mang tên Pastuer, ông được vinh danh là cha đẻ của ngành vi sinh vật học. Vườn hoa Pasteur được người dân biết đến như một công viên xanh, tô đẹp cho các con phố lân cận và là nơi tập thể dục, sinh hoạt văn hoá yêu thích của người dân.
Công viên Indira Gandhi
 giai ma nhung dia danh “tay” it nguoi biet o ha noi hinh anh 6
Công viên Indira Gandhi là một trong những công viên lớn ở Hà Nội
Nằm đối diện Trung tâm chiếu phim Quốc Gia, công viên Indira Gandhi thuộc địa phận quận Ba Đình, Hà Nội. Trước đây được đặt tên là Công viên Hồ Thành Công, vào ngày 9/10/2004 nhân dịp kỉ niệm 50 năm Giải phóng Thủ đô, thành phố Hà Nội đã đặt tên mới cho công viên là công viên Indira Gandhi.
Công viên được đặt theo tên của một vị anh hùng giải phóng dân tộc của Ấn Độ - Bà Indira Gandhi. Bức tượng bán thân của bà Indira Gandhi được đặt quay về phía Bắc, trông ra cổng chính đường Láng Hạ.
Trong lòng công viên là hồ Thành Công, tổng diện tích Công viên Indira Gandhi bao gồm hồ rộng hơn 8,6 ha, trong đó có 5,9 ha diện tích mặt nước.
 giai ma nhung dia danh “tay” it nguoi biet o ha noi hinh anh 7
Trong lòng công viên là hồ Thành Công
Công viên có đường đi quanh hồ được kè đá cẩn thận. Do vị trí toạ lạc ở trung tâm thành phố, với nhiều khu vực dân cư và trụ sở hành chính xung quanh, cùng hệ thống cây xanh tạo nên khu vui chơi trong lành nên là địa điểm thu hút đông người dân tập thể dục, các hoạt động thể thao, văn hóa, thư giãn…
 giai ma nhung dia danh “tay” it nguoi biet o ha noi hinh anh 8
Do vị trí toạ lạc ở trung tâm thành phố với nhiều khu vực dân cư, nên công viên là địa điểm thu hút đông người dân tập thể dục, các hoạt động thể thao, văn hóa, thư giãn…
Bệnh viện Xanh-Pôn
Bệnh viện Xanh Pôn (phiên âm từ Saint Paul trong tiếng Pháp, nghĩa là Thánh Phaolô), được xây dựng từ thời Pháp thuộc (cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20).
Trước đây, bệnh viện vốn có tên là Hôtel - Dieu (Nhà Chúa) ở Đông Dương, thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, còn nay thì thuộc quản lý Sở Y tế thành phố Hà Nội.
 giai ma nhung dia danh “tay” it nguoi biet o ha noi hinh anh 9
Bệnh viện Xanh Pônđược xây dựng từ thời Pháp thuộc (cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20)
Năm 1970, Sở Y Tế Hà Nội ra quyết định thành lập Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn gồm 4 cơ sở khám chữa bệnh hợp nhất lại: Bệnh viện Saint – Paul; bệnh viện B, phòng khám Sinh Từ và bệnh viện Ba Đình.
Trải qua gần 50 năm phát triển, giờ đây bệnh viện Xanh Pôn là một trong những cơ sở y tế chính yếu tại Hà Nội phục vụ nhân dân, những người bị tai nạn giao thông, các tai nạn khác và những người bị chấn thương bên ngoài.
Ngày nay, nằm chính giữa sân bệnh viện vẫn còn tồn tại bức tượng Thánh Paul như chứng nhân lịch sử về cái tên và nguồn gốc của bệnh viện Xanh Pôn.