Hồ Tà Pạ được du khách ví von là “tuyệt tình cốc” phiên bản miền Tây bởi phong cảnh của nó đẹp của nó
Hồ Tà Pạ tọa lạc ở xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ảnh: Diem Dang Dung.
Hồ nằm trong đồi Tà Pạ - là một trong bảy ngọn núi tạo nên địa danh "Thất Sơn" huyền bí của An Giang. Ảnh: Diem Dang Dung.
Hồ Tà Pạ khiến du khách mê mẩn bởi vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí của những vách đá quanh hồ soi bóng xuống mặt nước, mặt hồ yên ả, xanh trong. Ảnh: Diem Dang Dung.
Hồ nước này hình thành cách đây khoảng 10 năm do hoạt động khai thác đá. Ảnh: Diem Dang Dung.
Nước ở hồ Tà Pạ trong xanh như màu ngọc bích. Ảnh: Diem Dang Dung.
Đôi khi, nước trong hồ cũng có màu xanh thẫm, xanh nhạt hoặc hơi vàng. Ảnh: Diem Dang Dung.
Tới đây, bạn cũng có thể ghé thăm cánh đồng Tà Pạ, chùa Tà Pạ (chùa Chưn Num)… Ảnh: Diem Dang Dung.
Hồ Tà Pạ có độ sâu khoảng 17m. Ảnh: Nguyen Dung.
Nước ở hồ Tà Pạ trong vắt. Về An Giang mà không ghé nơi đây thì quả là tiếc nuối. Ảnh: Quang Thoai.
Theo Báo An Giang
Cảnh đẹp mê đắm lòng người của thiên nhiên hữu tình ở Tà Pạ
Phong cảnh của Tà Pạ được ví như một bức tranh thủy mặc, một “tuyệt tình cốc” giữa đồng bằng.
Phong cảnh Tà Pạ.
Sau chuyến hành trình dài từ Vĩnh Long theo quốc lộ 80, qua phà Vàm Cống để sang địa phận tỉnh An Giang, chúng tôi đi xe thêm khoảng 100 km để đến thị trấn Tri Tôn và bắt đầu khám phá điểm đồi Tà Pạ. Nơi đây được nhiều người yêu thích du lịch đề cao.
Tà Pạ không cao như núi Cấm, nên đứng từ xa nhìn sẽ giống như một ngọn đồi. Trên đó có một hồ nước do con người tạo nên trong quá trình khai thác đá. Hồ rộng chỉ vài trăm mét vuông tính luôn các cột trụ đá còn sót lại. Mặt hồ trong xanh như tấm gương phản chiếu ánh nắng mặt trời, bầu trời trong xanh vào những ngày nắng đẹp.
Tà Pạ thu hút nhiều du khách nhờ phong cảnh đẹp.
Anh Nguyễn Trí An, một du khách đến từ tỉnh Đồng Tháp chia sẻ, anh đã đến Tà Pạ nhiều lần và vẫn muốn trở lại nơi đây vì mỗi lần ghé thăm thì anh cảm nhận Tà Pạ phô diễn những nét đẹp khác nhau tùy theo sự biến đổi của thời tiết. Hôm nào trời càng nắng trong thì trông hồ càng sâu, hôm lãng đãng mây bay thì Tạ Pạ nhìn giống
như hồ Xuân Hương ở Đà Lạt.
như hồ Xuân Hương ở Đà Lạt.
Từ Tà Pạ du khách có thể ngắm những cách đồng lúa xung quanh.
Từ đỉnh Tà Pạ, du khách có thể ngắm nhìn cánh đồng Tri Tôn với những ô ruộng nhỏ được điểm tô bằng những cây thốt nốt trông khẳng khiu nhưng rất vững chãi. Người dân địa phương cho hay, từ trên Tà Pạ nhìn xuống thì mùa nào cánh đồng Tri Tôn cũng đẹp, bởi vì mỗi mùa hay mỗi khoảnh khắc sẽ có những cảnh sắc riêng.
Khi thì cánh đồng lúa vàng ươm, khi thì có những cột khói do nông dân đốt đồng được bay lên bầu trời tạo cảm giác tiên cảnh. Sau mùa gặt, người dân đưa nước vào đồng ruộng và nếu nhìn từ trên cao, mặt nước của những ô ruộng phản chiếu ánh mặt trời trong như những cái gương lớn. Cánh đồng Tri Tôn cũng được nhiều cặp đôi chọn làm điểm chụp ảnh cưới.
Một du khách đang mê mẩn ngắm nhìn cảnh đẹp ở Tà Pạ.
Ngoài việc thưởng lãm cảnh đẹp của Tà Pạ, du khách có thể đến chiêm bái chùa Tà Pạ. Ngôi chùa này nằm bên triền núi nên người dân ở đây gọi là chùa Núi, hoặc chùa Chưn Num theo tiếng Khmer. Chùa được xây theo kiến trúc đặc trưng Khmer thuộc dòng Phật giáo tiểu thừa.
Chùa Tà Pạ uy nghiêm trên đỉnh đồi lộng gió.
Cách chân đồi Tà Pạ chừng 10 cây số là chợ Tri Tôn. Chợ bày bán đủ các sản vật nổi tiếng của tỉnh An Giang. Du khách có thể mua các loại mắm cá lóc, mắm cá linh với giá 100.000- 250.000 đồng/kg, cơm thốt nốt với giá 40.000-50.000 đồng/kg, trái thốt nốt 5.000-7.000 đồng/trái và đường thốt nốt chỉ vài chục ngàn đồng/kg. Với mức giá 10.000-20.000 đồng/tô, món bún cá của cư dân địa phương là một trong những món ăn bạn không nên bỏ lỡ khi đi du lịch đến An Giang.
Theo Kinh Tế Sài Gòn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét