Nếu ai đó một lần đến với vùng đất Tuyên Hóa, Minh Hóa (Quảng Bình) sẽ không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy những cô gái ở đây đa số có làn da trắng hồng, mái tóc đen dài óng ả, nụ cười chúm chím dưới làn môi mọng đỏ đến nao lòng.
Người ta nói nhiều về vẻ đẹp dịu dàng, cách ăn mặc, trang điểm nền nã và đặc biệt là lối ứng xử lịch lãm, tinh tế của con gái Hà Thành. Con gái Huế với tà áo dài tha thướt và giọng nói mang âm điệu dịu dàng, nhỏ nhẹ và duyên dáng của đất Cố Đô. Gắn với câu thành ngữ “chè Thái, gái Tuyên”, con gái xứ Tuyên Quang nổi tiếng với vóc dáng cân đối, khỏe khoắn, vẻ đẹp đằm thắm, thanh thoát hút hồn người.
Ở một vùng khí hậu hiền hòa quanh năm dịu mát, con gái vùng cao nguyên Đà Lạt thường có làn da trắng như trứng gà bóc và đôi má hồng hào rất đáng yêu. Thung lũng Mường So ở vùng Phong Thổ (Lai Châu) từ nhiều đời nay vẫn được người đời mệnh danh là vùng đất nhiều mỹ nữ. Câu hát “gà nào hay bằng gà Cao Lãnh, gái nào bảnh bằng gái Nha Mân” đã nói hết được vẻ đẹp của những người con gái được sinh ra ở vùng đất Nha Mân (Đồng Tháp), đây chính là quê quán của nhiều giai nhân, mỹ nữ từ thời Chúa Nguyễn. Sử sách cũng từng gọi thôn Năm Mẫu ở vùng đất Phật Yên Tử ở Uông Bí (Quảng Ninh) là “thôn cung nữ” vì ở đó có nhiều người con gái đẹp. Người đất Tổ (Phú Thọ) thì lại có câu: “Nhất Luông, nhì Cốc, tam Hiền”, nghĩa là trong các xã có con gái đẹp ở tỉnh thì con gái ở Văn Luông (huyện Tân Sơn), Tây Cốc (huyện Thanh Ba) và Hiền Lương (huyện Hạ Hòa)... là đẹp nhất.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ kể hầu cùng bạn đọc về một miền gái đẹp khác nằm trong dải đất của hai huyện vùng cao Tuyên Hóa và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Có rất nhiều người đã giải thích về hiện tượng lạ lùng đến thú vị này bằng nhiều cách khác nhau nhưng trong số đó có hai câu chuyện đã được người đời truyền tụng nhiều nhất. Đó là câu chuyện về hậu duệ của những cung tần, mỹ nữ đã theo vua Hàm Nghi đến và ở lại khai canh, lập ấp ở chốn Sơn phòng từ lúc nhà vua hạ chiếu Cần Vương đánh Pháp. Và một câu chuyện khác mang tính huyền thoại về một loài thần dược như là quà tặng của vùng đất này có tên gọi là cây cỏ máu.
Khi quân Pháp đã làm chủ xứ Huế, thấy rõ nguy cơ nên quan phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết đã rước vua Hàm Nghi rời bỏ kinh đô lên căn cứ Tân Sở để tiếp tục kháng chiến. Hàng nghìn người dắt díu nhau qua cầu Lợi Tế để đi về phía Bắc. Có rất nhiều cung tần, mỹ nữ và những người thân thích với hoàng gia ra đi trong biến cố này, trong số đó có cả bà Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức), bà Trang Ý (vợ chính vua Tự Đức) và bà Học phi Nguyễn Thị Hương (mẹ nuôi của vua Kiến Phúc)…
Đoàn quân kháng chiến do Tôn Thất Thuyết dẫn đầu đã hộ giá vua Hàm Nghi đi suốt một dặm dài từ Kinh đô Huế ra đến căn cứ Tân Sở ở Quảng Trị, rồi từ đây tiếp tục di chuyển vì tránh sự truy đuổi của quân Pháp đến vùng rừng núi thuộc các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa của tỉnh Quảng Bình và cuối cùng là ở vùng Hương Khê (Hà Tĩnh). Suốt dọc đường đi, có rất nhiều người gốc gác hoàng gia, trâm anh thế phiệt đã bị rơi rớt lại, đặc biệt là sau khi vua Hàm Nghi bị bắt và phong trào Cần vương tan rã.
Hầu hết những người đi theo hầu hạ vua, trong số đó có nhiều cung tần, mỹ nữ đã ở lại vùng rừng núi kháng chiến này để sinh cơ lập nghiệp. Có nhiều người do lo sợ bị liên lụy về sau này nên đã thay tên đổi họ để hòa nhập với người địa phương mới, rồi qua ngày tháng, họ lấy chồng, lấy vợ sinh con đẻ cái và xem mảnh đất mới ấy là quê hương bản quán của mình… Đó cũng chính là lý do mà về sau này người ta đã giải thích vì sao ở chốn rừng xanh núi thẳm lại sinh ra nhiều giai nhân tuyệt sắc, vì sao ở nơi xa xôi ấy lại sinh ra nhiều con gái đẹp đến lạ lùng như vậy…
Giải thích về miền gái đẹp ở vùng đất Tuyên Hóa, Minh Hóa (Quảng Bình), người ta còn có những câu câu chuyện ly kỳ mang tính huyền thoại khác. Một trong những câu chuyện đó là huyền thoại về cây cỏ máu mọc ở tít tận rừng sâu sau những dãy núi đá vôi hùng vĩ. Những nguồn tài liệu cũ ghi lại rằng: Gọi là cây cỏ máu, nhưng thực ra đó là loài cây dây leo rất lớn và chỉ có trong vùng rừng già Minh Hóa.
Ngoài vùng này ra không đâu có loại cây này. Cây cỏ máu thường leo vắt vẻo trên những cây cổ thụ trong rừng sâu như cây chạc chìu. Thân cây cỏ máu thường có đường kính bằng bắp tay người lớn, đôi khi bằng cả bắp chân.
Cỏ máu có hai loại gỗ trắng và gỗ đỏ. Khi dùng làm thuốc, loại gỗ trắng không tốt bằng loại gỗ đỏ. Vốn xưa kia, người Chứt, người Nguồn (người Kinh sống ở miền núi lâu năm) Minh Hóa sống trong rừng già, khi đói thì họ ăn bồi với ốc đực, khát thì uống nước suối, nước khe, đau ốm thì hái lá rừng, đào rễ cây rừng xung quanh làm thuốc. Ấy vậy mà hầu hết họ rất mạnh khỏe và sống trường thọ hơn so với người miền xuôi.
Trước đây, người Chứt, người Nguồn xem cây cỏ máu là cây thuốc bí truyền, họ chỉ hái về đủ dùng cho người trong gia đình và đương nhiên là không bao giờ tiết lộ cho người ngoài biết. Thế nhưng giờ đây, vì nhiều lý do mà chủ yếu là lý do kinh tế, nên họ đã bắt đầu hái cây cỏ máu về mang bán trong các phiên chợ ở thị trấn Quy Đạt.
Sau khi hái cỏ máu về, họ thường cắt khúc dài cỡ 40 đến 50 phân rồi đem bỏ vào những hố đất, sau đó đốt như đốt than cho đến khi vỏ cây cháy sém, nhựa cây đủ độ chín thì lấy ra treo lên giàn bếp để dùng dần. Đây là bí quyết xử lý để tạo nên phương thuốc cỏ máu. Bởi vì cỏ máu tươi hái về dùng ngay sẽ không có tác dụng gì, ngược lại, nếu cây cỏ máu tươi bị đốt cháy quá lửa cũng sẽ làm mất hết dược chất của nó…
Những người dân sinh sống lâu năm ở miền gái Tuyên Hóa, Minh Hóa kể rằng: Cây cỏ máu có tác dụng chính là bổ máu, an thần, ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc. Người Chứt, người Nguồn ở Minh Hóa thường sử dụng cây cỏ máu để nấu nước cho sản phụ uống sau khi sinh.
Một vị cao niên ở thị trấn Quy Đạt cho biết: Thường sau khi sinh, trong vòng ba ngày, sản phụ sẽ được cho uống một loại nước được sắc từ rễ cây cỏ Tan (là một loại cây rừng nhỏ như cây Lấu mọc trong rừng già Minh Hóa) để xổ cho sạch khí thừa huyết hư ra ngoài. Đến ngày thứ tư sau sinh, sản phụ sẽ bắt đầu được cho uống nước sắc từ cây cỏ máu để bồi bổ khí huyết. Phụ nữ sau khi sinh uống nước cỏ máu sẽ rất nhanh hồi sức, khí huyết nhanh chóng được bồi bổ đủ đầy. Làn da lại trắng hồng như tuyết, đôi môi lại đỏ như son, suối tóc lại đen nhánh óng mượt, chẳng khác gì lúc còn thiếu nữ đương thì…
Cách sắc cây cỏ máu để dùng cũng khá đơn giản. Lấy khúc cỏ máu treo trên giàn bếp xuống. Rửa sạch bồ hóng rồi dùng rựa đẽo nhỏ thành dăm bào. Đem bỏ đủ lượng cỏ máu vừa đẽo ra vào nồi sắc lên, hàng ngày uống thay cho nước chè, nước vối. Nước cỏ máu sau khi sắc thường có màu đỏ tươi như máu. Khi uống có vị chát nhẹ, ngọt nhẹ. Uống xong có vị ngọt hậu rất dễ chịu. Có một điều lạ là nước sắc từ cỏ máu không bao giờ bị thiu, dù chúng có bị để lâu đến mấy ngày…
Ở một vùng khí hậu hiền hòa quanh năm dịu mát, con gái vùng cao nguyên Đà Lạt thường có làn da trắng như trứng gà bóc và đôi má hồng hào rất đáng yêu. Thung lũng Mường So ở vùng Phong Thổ (Lai Châu) từ nhiều đời nay vẫn được người đời mệnh danh là vùng đất nhiều mỹ nữ. Câu hát “gà nào hay bằng gà Cao Lãnh, gái nào bảnh bằng gái Nha Mân” đã nói hết được vẻ đẹp của những người con gái được sinh ra ở vùng đất Nha Mân (Đồng Tháp), đây chính là quê quán của nhiều giai nhân, mỹ nữ từ thời Chúa Nguyễn. Sử sách cũng từng gọi thôn Năm Mẫu ở vùng đất Phật Yên Tử ở Uông Bí (Quảng Ninh) là “thôn cung nữ” vì ở đó có nhiều người con gái đẹp. Người đất Tổ (Phú Thọ) thì lại có câu: “Nhất Luông, nhì Cốc, tam Hiền”, nghĩa là trong các xã có con gái đẹp ở tỉnh thì con gái ở Văn Luông (huyện Tân Sơn), Tây Cốc (huyện Thanh Ba) và Hiền Lương (huyện Hạ Hòa)... là đẹp nhất.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ kể hầu cùng bạn đọc về một miền gái đẹp khác nằm trong dải đất của hai huyện vùng cao Tuyên Hóa và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Cây cỏ máu được người dân cất giữ. Ảnh: T.Q.N.
Nếu ai đó trong chúng ta đã có một lần đến với vùng đất Tuyên Hóa, Minh Hóa sẽ không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy những cô gái ở đây đa số có làn da trắng hồng, mái tóc đen dài óng ả, nụ cười chúm chím dưới làn môi mọng đỏ đến nao lòng.Có rất nhiều người đã giải thích về hiện tượng lạ lùng đến thú vị này bằng nhiều cách khác nhau nhưng trong số đó có hai câu chuyện đã được người đời truyền tụng nhiều nhất. Đó là câu chuyện về hậu duệ của những cung tần, mỹ nữ đã theo vua Hàm Nghi đến và ở lại khai canh, lập ấp ở chốn Sơn phòng từ lúc nhà vua hạ chiếu Cần Vương đánh Pháp. Và một câu chuyện khác mang tính huyền thoại về một loài thần dược như là quà tặng của vùng đất này có tên gọi là cây cỏ máu.
Khi quân Pháp đã làm chủ xứ Huế, thấy rõ nguy cơ nên quan phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết đã rước vua Hàm Nghi rời bỏ kinh đô lên căn cứ Tân Sở để tiếp tục kháng chiến. Hàng nghìn người dắt díu nhau qua cầu Lợi Tế để đi về phía Bắc. Có rất nhiều cung tần, mỹ nữ và những người thân thích với hoàng gia ra đi trong biến cố này, trong số đó có cả bà Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức), bà Trang Ý (vợ chính vua Tự Đức) và bà Học phi Nguyễn Thị Hương (mẹ nuôi của vua Kiến Phúc)…
Đoàn quân kháng chiến do Tôn Thất Thuyết dẫn đầu đã hộ giá vua Hàm Nghi đi suốt một dặm dài từ Kinh đô Huế ra đến căn cứ Tân Sở ở Quảng Trị, rồi từ đây tiếp tục di chuyển vì tránh sự truy đuổi của quân Pháp đến vùng rừng núi thuộc các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa của tỉnh Quảng Bình và cuối cùng là ở vùng Hương Khê (Hà Tĩnh). Suốt dọc đường đi, có rất nhiều người gốc gác hoàng gia, trâm anh thế phiệt đã bị rơi rớt lại, đặc biệt là sau khi vua Hàm Nghi bị bắt và phong trào Cần vương tan rã.
Hầu hết những người đi theo hầu hạ vua, trong số đó có nhiều cung tần, mỹ nữ đã ở lại vùng rừng núi kháng chiến này để sinh cơ lập nghiệp. Có nhiều người do lo sợ bị liên lụy về sau này nên đã thay tên đổi họ để hòa nhập với người địa phương mới, rồi qua ngày tháng, họ lấy chồng, lấy vợ sinh con đẻ cái và xem mảnh đất mới ấy là quê hương bản quán của mình… Đó cũng chính là lý do mà về sau này người ta đã giải thích vì sao ở chốn rừng xanh núi thẳm lại sinh ra nhiều giai nhân tuyệt sắc, vì sao ở nơi xa xôi ấy lại sinh ra nhiều con gái đẹp đến lạ lùng như vậy…
Giải thích về miền gái đẹp ở vùng đất Tuyên Hóa, Minh Hóa (Quảng Bình), người ta còn có những câu câu chuyện ly kỳ mang tính huyền thoại khác. Một trong những câu chuyện đó là huyền thoại về cây cỏ máu mọc ở tít tận rừng sâu sau những dãy núi đá vôi hùng vĩ. Những nguồn tài liệu cũ ghi lại rằng: Gọi là cây cỏ máu, nhưng thực ra đó là loài cây dây leo rất lớn và chỉ có trong vùng rừng già Minh Hóa.
Ngoài vùng này ra không đâu có loại cây này. Cây cỏ máu thường leo vắt vẻo trên những cây cổ thụ trong rừng sâu như cây chạc chìu. Thân cây cỏ máu thường có đường kính bằng bắp tay người lớn, đôi khi bằng cả bắp chân.
Cỏ máu có hai loại gỗ trắng và gỗ đỏ. Khi dùng làm thuốc, loại gỗ trắng không tốt bằng loại gỗ đỏ. Vốn xưa kia, người Chứt, người Nguồn (người Kinh sống ở miền núi lâu năm) Minh Hóa sống trong rừng già, khi đói thì họ ăn bồi với ốc đực, khát thì uống nước suối, nước khe, đau ốm thì hái lá rừng, đào rễ cây rừng xung quanh làm thuốc. Ấy vậy mà hầu hết họ rất mạnh khỏe và sống trường thọ hơn so với người miền xuôi.
Trước đây, người Chứt, người Nguồn xem cây cỏ máu là cây thuốc bí truyền, họ chỉ hái về đủ dùng cho người trong gia đình và đương nhiên là không bao giờ tiết lộ cho người ngoài biết. Thế nhưng giờ đây, vì nhiều lý do mà chủ yếu là lý do kinh tế, nên họ đã bắt đầu hái cây cỏ máu về mang bán trong các phiên chợ ở thị trấn Quy Đạt.
Sau khi hái cỏ máu về, họ thường cắt khúc dài cỡ 40 đến 50 phân rồi đem bỏ vào những hố đất, sau đó đốt như đốt than cho đến khi vỏ cây cháy sém, nhựa cây đủ độ chín thì lấy ra treo lên giàn bếp để dùng dần. Đây là bí quyết xử lý để tạo nên phương thuốc cỏ máu. Bởi vì cỏ máu tươi hái về dùng ngay sẽ không có tác dụng gì, ngược lại, nếu cây cỏ máu tươi bị đốt cháy quá lửa cũng sẽ làm mất hết dược chất của nó…
Những người dân sinh sống lâu năm ở miền gái Tuyên Hóa, Minh Hóa kể rằng: Cây cỏ máu có tác dụng chính là bổ máu, an thần, ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc. Người Chứt, người Nguồn ở Minh Hóa thường sử dụng cây cỏ máu để nấu nước cho sản phụ uống sau khi sinh.
Một vị cao niên ở thị trấn Quy Đạt cho biết: Thường sau khi sinh, trong vòng ba ngày, sản phụ sẽ được cho uống một loại nước được sắc từ rễ cây cỏ Tan (là một loại cây rừng nhỏ như cây Lấu mọc trong rừng già Minh Hóa) để xổ cho sạch khí thừa huyết hư ra ngoài. Đến ngày thứ tư sau sinh, sản phụ sẽ bắt đầu được cho uống nước sắc từ cây cỏ máu để bồi bổ khí huyết. Phụ nữ sau khi sinh uống nước cỏ máu sẽ rất nhanh hồi sức, khí huyết nhanh chóng được bồi bổ đủ đầy. Làn da lại trắng hồng như tuyết, đôi môi lại đỏ như son, suối tóc lại đen nhánh óng mượt, chẳng khác gì lúc còn thiếu nữ đương thì…
Cách sắc cây cỏ máu để dùng cũng khá đơn giản. Lấy khúc cỏ máu treo trên giàn bếp xuống. Rửa sạch bồ hóng rồi dùng rựa đẽo nhỏ thành dăm bào. Đem bỏ đủ lượng cỏ máu vừa đẽo ra vào nồi sắc lên, hàng ngày uống thay cho nước chè, nước vối. Nước cỏ máu sau khi sắc thường có màu đỏ tươi như máu. Khi uống có vị chát nhẹ, ngọt nhẹ. Uống xong có vị ngọt hậu rất dễ chịu. Có một điều lạ là nước sắc từ cỏ máu không bao giờ bị thiu, dù chúng có bị để lâu đến mấy ngày…
Theo P.V (Đại Đoàn Kết)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét