Đồng bào dân tộc Raglai quan niệm, có hai thế giới song song tồn tại là thế giới của người sống và thế giới của những người đã khuất. Khi người chết đã được chôn cất vẫn còn mối quan hệ với người đang sống, bởi linh hồn còn luẩn quẩn trong cõi nhân gian, nên phải làm lễ Bỏ mả để chấm dứt mối quan hệ này. Lễ Bỏ mả đã được tái hiện lại chân thực tại không gian Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) với sự tham gia của đồng bào dân tộc Raglai đến từ xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.
Lễ Bỏ mả của đồng bào Raglai thường diễn ra vào khoảng tháng 4 dương lịch, khi thời tiết khô ráo, thuận lợi. Đây là nghi lễ quan trọng nhất trong các nghi lễ vòng đời của người Raglai, là lễ chia tay giữa người sống và người chết để người chết được trở về thế giới vĩnh hằng, với ông bà tổ tiên, không còn lưu luyến cõi dương gian.
Công việc của lễ Bỏ mả phải được gia đình chuẩn bị trước hàng tháng như ủ rượu, làm nhà mồ mới, dựng rạp mả và đặc biệt là chuẩn bị Kagor (chiếc thuyền được làm từ cây gỗ nguyên khối) được chạm khắc, trang trí đẹp, là quà tặng của người sống đối với người đã khuất, là biểu tượng cho nơi trú ngụ của ông bà tổ tiên ở thế giới bên kia.
Theo luật tục, thầy cúng trong lễ Bỏ mả phải có 3 người biểu thị cho ba phần của cơ thể: đầu, mình, chân. Lễ vật gồm có 3 mâm cỗ cúng với heo, gà, cơm, rượu, thịt, chuối, Kagor…. Lễ Bỏ mả thường diễn ra trong 3 ngày với những nghi thức khác nhau, gia đình thân chủ thường phải mời đủ những người tham dự lễ tang để họ chia tay lần cuối với người đã mất.
Ngày thứ nhất, thầy cúng thực hiện nghi lễ cúng hồn, mời vong linh về đón nhận lễ vật và cầu xin ông bà tổ tiên cho linh hồn người chết về với tổ tiên ở thế giới bên kia và khiêng Kagor đặt lên nóc nhà mồ. Ngày thứ hai là ngày lễ quan trọng, trong ngày này bà con hàng xóm láng giềng cùng đến ăn bữa cơm để chia tay người chết. Ngày thứ ba được xem là ngày chia tay vĩnh viễn người chết. Lễ vật và của cải tượng trưng được mang ra nhà mồ để chia tay linh hồn người người đã khuất.
Lễ bỏ mả của người Raglai thể hiện tình cảm, trách nhiệm của người sống với người đã khất. Đồng thời là dịp thể hiện sự đền đáp công lao tổ tiên, ông bà, cha mẹ, và còn là biểu hiện của tình cảm làng xóm gắn kết bền chặt, thể hiện văn hóa ứng xử tốt đẹp giữa con người với con người.
Lễ vật cúng trong lễ Bỏ mả của đồng bào Raglai |
Kagor (thuyền được đẽo từ thân gỗ nguyên khối) – được chạm khắc cầu kỳ, lễ vật quan trọng thể hiện sự giàu đầy đủ mà người sống làm để tặng cho người chết |
Cây “gậy thần” (gai toah) được làm từ ngày có người chết |
Công việc của lễ Bỏ mả phải được gia đình chuẩn bị trước hàng tháng như ủ rượu, làm nhà mồ mới, dựng rạp mả và đặc biệt là chuẩn bị Kagor (chiếc thuyền được làm từ cây gỗ nguyên khối) được chạm khắc, trang trí đẹp, là quà tặng của người sống đối với người đã khuất, là biểu tượng cho nơi trú ngụ của ông bà tổ tiên ở thế giới bên kia.
Thầy cúng chính luôn ở chính giữa gọi là vị Yanuh jalat (người chỉ đường, chỉ thức ăn, đồ uống… cho vong linh) bằng cây “gậy thần” |
Thầy cúng làm lễ cúng mời hồn về nhận lễ vật |
Con cháu khóc thương vong linh người đã khuất |
Mang lễ vật ra mả để cúng vong linh |
Theo luật tục, thầy cúng trong lễ Bỏ mả phải có 3 người biểu thị cho ba phần của cơ thể: đầu, mình, chân. Lễ vật gồm có 3 mâm cỗ cúng với heo, gà, cơm, rượu, thịt, chuối, Kagor…. Lễ Bỏ mả thường diễn ra trong 3 ngày với những nghi thức khác nhau, gia đình thân chủ thường phải mời đủ những người tham dự lễ tang để họ chia tay lần cuối với người đã mất.
Kagor được rước ra ngoài mả và cột chắc chắn trên nóc nhà mồ |
Mọi người cùng làm lễ khấn vái chia tay linh hồn người chết |
Thầy cúng làm lễ chia tay linh hồn người chết |
Ngày thứ nhất, thầy cúng thực hiện nghi lễ cúng hồn, mời vong linh về đón nhận lễ vật và cầu xin ông bà tổ tiên cho linh hồn người chết về với tổ tiên ở thế giới bên kia và khiêng Kagor đặt lên nóc nhà mồ. Ngày thứ hai là ngày lễ quan trọng, trong ngày này bà con hàng xóm láng giềng cùng đến ăn bữa cơm để chia tay người chết. Ngày thứ ba được xem là ngày chia tay vĩnh viễn người chết. Lễ vật và của cải tượng trưng được mang ra nhà mồ để chia tay linh hồn người người đã khuất.
Thầy cúng làm lễ chia của cải tượng trưng cho người chết |
Tiếng Mã la được đánh liên tục không dừng trong suốt buổi lễ như sự dẫn đường cho linh hồn người mất |
Của cải tượng trưng được bỏ vào giỏ mây đem chia cho vong linh |
Sau buổi lễ, mọi người biểu diễn văn nghệ truyền thống |
Nhịp chày, tiếng chiêng hòa vang sau buổi lễ |
Hoàng Tâm - Nam Sương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét