Xuân Tuấn
(Dân Việt) Khi nắng thu rót mật lên triền bậc thang cũng là thời điểm các cô gái Thái đi hái núc nác về làm nộm. Món ăn dân dã và đầy bổ dưỡng của bà con người Thái đất Tây Bắc này từng làm mê hoặc nhiều lữ khách.
Xã Na Son, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên nằm lọt thỏm trong một thung lũng lớn. Trời mới chớm thu, nhưng nơi này đã thoảng hơi lạnh. Mùa này cũng là lúc bà con người Thái nơi đây thu hoạch trái búc nác. Với bà Quàng Thị Biêng (60 tuổi) ở bản Na Phát B, xã Na Son thì việc đi hái núc nác và chế biến món nộm dân dã này là một cái thú rất đặc biệt.
Sau khi hái núc nác về, bà Biêng đưa quả lên bếp nướng qua cho lớp da ngoài phồng rộp như bánh đa. Bà chạy vội ra vườn hái rau tía tô và nhiều loại rau thơm sẵn có trong vườn. Túm hạt mắc khén treo bên bếp cũng được bà nướng qua rồi nghiền nhỏ. Bà Biêng bảo: Gia vị cho món nộm này quan trong lắm, nó phải đảm bảo cho món ăn có cả vị đắng, chát, cay, ngọt, mát, chua và phải rất thơm.
Qua đôi bàn tay khéo léo của bà Biêng, chỉ lát sau đĩa nộm núc nác đã hoàn thiện. Được tận mắt chứng kiến sự kì công làm món nộm của bà Biêng, chúng tôi nôn nóng thưởng thức món ăn tuyệt vời này. Nộm núc nác có vị mát, đắng nhẹ, hăng hăng, thịt cá chép thái chỉ ăn ngọt lịm. Mỗi vị của các loài rau, của mắc khén của lạc khiến người khách lạ mê tít. Thưởng thức món nộm núc nác bên nhà sàn Thái mà như ôm cả đất Tây Bắc vào lòng.
Món nộm núc nác hay được các già làng người Thái ở đất Tây Bắc thường nhắc tới bởi nó không chỉ là món ăn mà còn là một vị thuốc quý. Cụ Lò Văn Muôn ở bản Nà Phai, xã No Son bảo, vỏ thân thân núc nác có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp. Lá hoa và quả khi còn non đều ăn được sau khi đun nấu. Người ta thường lùi quả non vào trong tro than rồi đem bóc bỏ vỏ ngoài, lấy phần trong của quả xào ăn. Hạt, vỏ thân thường được dùng làm thuốc. Hạt dùng trị: viêm họng cấp và mạn tính, khan cổ,viêm phế quản cấp và ho gà...
TS, lương y Phùng Tuấn Giang cho biết, núc nác còn gọi là quả so đo thuyền, lin may, hoàng bá nam, mộc hồ điệp... Núc nác có hiệu quả rất tốt trong hỗ trợ điều trị ung thư. Nó là vị thuốc chính để kết hợp với những vị thuốc nam khác để giải độc cơ thể, cân bằng nội môi, điều chỉnh hệ miễn dịch trong cơ thể để loại bỏ dị vật (khối u, tế bào lạ…) do vỏ núc nác có chứa ít nhất 5 loại flavonoids.
Quả núc nác ở Điện Biên Đông tao, dài và có hương vị đậm đà. Ảnh: Nguyễn Tuân
Cây núc nác có quả như cây bồ kết ở dưới xuôi. Quả kết thành từng chùm, buông thõng mềm mại như mái tóc người con gái Thái. Bà Biêng lựa những quả dài 40-120cm, rộng 5-10cm. Quả núc nác có nhiều hạt và có cánh mỏng bao quanh. Vừa đưa tay hái núc nác, bà Biêng vừa bảo: “Hoa núc nác nở về đêm, thụ phấn nhờ con dơi. Quả núc nác dù để già đến chín vẫn ở trên cây khá lâu nhưng nếu muốn ăn ngon thì phải lấy về khi quả còn ở độ tuổi bánh tẻ - tức là chưa già và cũng không còn non nữa. Người Thái sử dụng quả làm nộm, ăn rất ngon”.Sau khi hái núc nác về, bà Biêng đưa quả lên bếp nướng qua cho lớp da ngoài phồng rộp như bánh đa. Bà chạy vội ra vườn hái rau tía tô và nhiều loại rau thơm sẵn có trong vườn. Túm hạt mắc khén treo bên bếp cũng được bà nướng qua rồi nghiền nhỏ. Bà Biêng bảo: Gia vị cho món nộm này quan trong lắm, nó phải đảm bảo cho món ăn có cả vị đắng, chát, cay, ngọt, mát, chua và phải rất thơm.
Món nộm núc nác của người Thái thơm ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh.
Thoáng cái, mặt trời vừa khuất sau đỉnh núi cũng là lúc bà Biêng đã chuẩn bị xong mọi thứ. Rau mùi, rau thơm thái nhỏ, quả núc nác cũng được cắt thành từng miếng. Hạt mắc khén nghiền nhỏ thơm lừng cả gian bếp. Bát nước cốt chanh sóng sánh như nước hồ thu được bà rót đều vào chậu nguyên liệu trên.Qua đôi bàn tay khéo léo của bà Biêng, chỉ lát sau đĩa nộm núc nác đã hoàn thiện. Được tận mắt chứng kiến sự kì công làm món nộm của bà Biêng, chúng tôi nôn nóng thưởng thức món ăn tuyệt vời này. Nộm núc nác có vị mát, đắng nhẹ, hăng hăng, thịt cá chép thái chỉ ăn ngọt lịm. Mỗi vị của các loài rau, của mắc khén của lạc khiến người khách lạ mê tít. Thưởng thức món nộm núc nác bên nhà sàn Thái mà như ôm cả đất Tây Bắc vào lòng.
Món nộm núc nác hay được các già làng người Thái ở đất Tây Bắc thường nhắc tới bởi nó không chỉ là món ăn mà còn là một vị thuốc quý. Cụ Lò Văn Muôn ở bản Nà Phai, xã No Son bảo, vỏ thân thân núc nác có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp. Lá hoa và quả khi còn non đều ăn được sau khi đun nấu. Người ta thường lùi quả non vào trong tro than rồi đem bóc bỏ vỏ ngoài, lấy phần trong của quả xào ăn. Hạt, vỏ thân thường được dùng làm thuốc. Hạt dùng trị: viêm họng cấp và mạn tính, khan cổ,viêm phế quản cấp và ho gà...
TS, lương y Phùng Tuấn Giang cho biết, núc nác còn gọi là quả so đo thuyền, lin may, hoàng bá nam, mộc hồ điệp... Núc nác có hiệu quả rất tốt trong hỗ trợ điều trị ung thư. Nó là vị thuốc chính để kết hợp với những vị thuốc nam khác để giải độc cơ thể, cân bằng nội môi, điều chỉnh hệ miễn dịch trong cơ thể để loại bỏ dị vật (khối u, tế bào lạ…) do vỏ núc nác có chứa ít nhất 5 loại flavonoids.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét