Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Đèo ông Cấn

Đèo ông Cấn nằm trên con đường từ phía tây huyện Phổ Yên sang đất Phúc Yên (Vĩnh Phúc). Con Đèo này có tên là đèo Nứa, nhưng nhân dân nơi đây vẫn gọi là đèo ông Cấn bởi nó gắn liền với một trận đánh ác liệt của các nghĩa sỹ trong cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917
Đèo ông Cấn không cao nhưng địa thế  hiểm trở, sát chân đèo có một đỉnh núi nhô cao như chiếc vung khổng lồ nên nhân dân gọi là đồi Chóp Vung, từ đồi này có thể  quan sát được phạm vi khá rộng và khống chế cả một đoạn đường đèo.
Tháng 8 năm 1917, tại Thái Nguyên dưới sự lãnh đạo của Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến, những binh lính người Việt đã đứng lên khởi nghĩa chống lại thực đân Pháp. Ngày 5/10/1917, cánh quân của Đội Cấn từ phía núi Hàm Lợn, Phúc Yên rút về đèo Nứa. Biết địch sẽ đuổi theo nên nghĩa quân dừng lại bên đèo, lợi dụng địa hình hiểm trở để  đánh địch, bảo vệ lực lượng. Dựa vào đồng bào quanh đèo giúp sức, nghĩa quân đào công sự trên núi Chóp Vung và một số nơi hiểm yếu khác mai phục chờ quân địch
Ngày 6/10/1917, lính Pháp từ Phúc Yên đuổi theo nghĩa quân lên, một lực lượng khác của địch từ Đại Từ kéo xuống có pháo binh yểm trợ, hai cánh quân tâp trung đánh vào trận địa của nghĩa quân.
Theo kế hoạch, nghĩa quân đánh trả dè dặt, nổ súng tiêu diệt từng bộ phận địch. Buổi chiều cùng ngày được tăng thêm viện binh, địch lại đánh vào trận đia của nghĩa quân. Lúc này nghĩa quân từ núi Chóp vung đánh xuống, từ sườn đèo đánh ra làm cho địch hốt hoảng la hét tháo chạy xuống núi. Cuối cùng khi trời sắp tối chúng cho bắn pháo loạn xạ vào  trận địa quanh núi Chóp vung rồi hô nhau tháo chạy.
Trong trận này địch bị tổn thất nặng nề, chúng phải thừa nhận đây là trận ác liệt nhất trong chiến dịch, chết và bị thương 41 tên, phải khiêng vác nhau tới sáng hôm sau mới hết. Trong trận này nghĩa quân cũng có một số hy sinh, nhân dân địa phương đã chôn cất những nghĩa sỹ này ngay tại chân đèo. Từ đó nhân dân địa phương gọi đèo Nứa là đèo ông Cấn.
TNĐT (b.s)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét