Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Tết của người Ngái

Cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác ở Thái Nguyên, người Ngái có những phong tục lễ Tết khá độc đáo, những phong tục ấy đã và đang góp phần làm phong phú nét văn hóa chung của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.

Tết Nguyên đán là Tết lớn nhất trong năm của người Ngái bởi đây là cái tết đánh dấu bước chuyển từ năm cũ sang năm mới. Việc chuẩn bị cho năm mới bắt đầu từ tháng Chạp với lễ cúng tiễn chân ông Táo về trời. Người Ngái cho rằng ông Táo là vị thần được Ngọc Hoàng thượng đế giao trông coi việc nhà cửa của mỗi gia đình. Hằng năm vào ngày 23 tháng Chạp ông Táo sẽ về trời để tâu trình công việc trần gian, đúng Giao thừa ông sẽ trở lại. Trong lễ tiễn ông Táo về trời, người Ngái cũng có tục cúng cá Chép như người Kinh.

Sau ngày 23 tháng Chạp, các gia đình người Ngái bắt tay vào công việc chuẩn bị làm các loại bánh, mứt, kẹo cho ngày Tết. Từ 29 đến 30 tháng Chạp, mọi gia đình người Ngái đều gói bánh chưng, giã bánh giày, làm chè lam…dọn dẹp nhà của sạch sẽ. Trưa ngày 30 tháng Chạp mọi loại công cụ trong gia đình cảu người Ngái đều được niêm phong bằng giấy hồng điều. Sau lễ cúng tất niên mời tổ tiên về ăn Tết vào trưa ngày 30, các gia đình phải hoàn tất công việc chuẩn bị cho 3 ngày Tết và nghỉ ngơi để đón Giao thừa. Đúng nửa đêm, mọi gia đình người Ngái phải làm lễ cúng đón ông táo Trở về và mời tổ tiên cùng hưởng Tết. Ngày mùng một Tết, mọi người trong gia tộc đi chúc Tết với lời cầu mong tốt đẹp nhất cho nhau trong một năm mới. Trong ngày Tết, người Ngái cũng có tục xông đất xông nhà, xuất hành đầu năm, kiêng quét nhà và kiêng cãi cọ.

Ngoài Tết Nguyên đán là Tết lớn nhất trong năm, dân tộc Ngái còn nhiều ngày Tết khác: Tết Nguyên tiêu, Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu. Trong các dịp Tết này người Ngái cũng có những tập tục riêng, thu hút đông đào du khách đến tìm hiểu.
TNĐT (b/s)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét