Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2017

Tần tảo chiếc bánh đa làng Chòm

Nghề làm bánh đa trải qua rất nhiều công đoạn, từ khâu chọn lọc, chuẩn bị nguyên liệu đến khâu tráng bánh và hong bánh đều được thực hiện rất tỉ mỉ. Làm bánh đa ở Việt Nam thì có nhiều nhưng không nơi nào giống nơi nào, bởi thế bánh đa làng Chòm, xã Thiệu Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa vẫn có những nét đặc trưng riêng.

Bánh đa làng Chòm từ lâu đã nổi tiếng với lịch sử hàng trăm năm
Bánh đa làng Chòm từ lâu đã nổi tiếng với lịch sử hàng trăm năm

Chẳng ai còn nhớ nghề làm bánh đa của làng có từ bao giờ mà chỉ biết rằng nghề đã gắn chặt với tên làng. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, nét độc đáo của làng nghề vẫn còn được lưu giữ. Nếu như một số làng nghề khi làm bánh còn pha lẫn với một số nguyên liệu khác thì  làng Chòm chỉ dùng nguyên liệu duy nhất là bột gạo và vừng. Nguyên liệu làm bánh có vẻ rất đơn giản nhưng đó lại là nét đặc trưng tạo nên sự khác biệt của bánh đa làng Chòm.
Nguyên liệu chính để làm bánh đa là gạo. Phải chọn loại gạo ngon để lâu ngày, người ta vo gạo rất nhẹ nhàng sau đó đem gạo ngâm nước cho tới khi hạt gạo căng mọng rồi mới vớt ra để cho ráo nước
Nguyên liệu chính để làm bánh đa là gạo. Phải chọn loại gạo ngon để lâu ngày, người ta vo gạo rất nhẹ nhàng sau đó đem gạo ngâm nước cho tới khi hạt gạo căng mọng rồi mới vớt ra để cho ráo nước

Từ sáng sớm làng Chòm đã nhộn nhịp, người ta thức dậy để phơi những mẻ bánh chưa khô hẳn từ hôm trước và cũng là để bắt tay vào những công đoạn làm bánh tiếp theo cho ngày hôm nay
Gạo vớt ra sau khi đã ráo nước sẽ được mang đi xay thành bột tráng bánh. Ngày nay, nhờ có máy xay mà công việc đỡ vất vả hơn
Gạo vớt ra sau khi đã ráo nước sẽ được mang đi xay thành bột tráng bánh. Ngày nay, nhờ có máy xay mà công việc đỡ vất vả hơn

Công đoạn tráng bánh khá quan trọng trong quy trình làm ra một chiếc bánh đa, được thực hiện ngay khi xay bột xong. Bí quyết của bánh đa làng Chòm là bột làm bánh luôn được pha với một chút muối để giúp bánh thêm đậm vị và thơm ngon khi nướng bánh.
Bột được múc ra bằng một chiếc muôi và được người làm bánh dàn đều trên một chiếc nồi nước lớn đang xông khói nghi ngút. Người tráng bánh phải rưới bột, xoa bột đều tay để bánh có độ dày đều
Bột được múc ra bằng một chiếc muôi và được người làm bánh dàn đều trên một chiếc nồi nước lớn đang xông khói nghi ngút. Người tráng bánh phải rưới bột, xoa bột đều tay để bánh có độ dày đều

Sau khi dàn bột, người ta rắc vừng lên những chiếc bánh đa
Sau khi dàn bột, người ta rắc vừng lên những chiếc bánh đa

Kỹ thuật rắc vừng đòi hỏi sự chuyên nghiệp để vừng rắc được đều tay và đầy đặn trên khuôn bánh. Một điều đặc biệt của bánh đa làng Chòm chính là bánh có lớp vừng rất dày. Bánh đa nhiều vừng ăn vừa ngon, vừa bùi lại còn tốt cho sức khỏe.
Vừng làm bánh cũng được người làng Chòm lựa chọn rất kỹ càng. Đó phải là loại vừng có màu vàng óng, hạt tròn mẩy và phải được dần sảy sạch sẽ. Thông thường những công đoạn chuẩn bị này phải làm từ tối đêm hôm trước
Vừng làm bánh cũng được người làng Chòm lựa chọn rất kỹ càng. Đó phải là loại vừng có màu vàng óng, hạt tròn mẩy và phải được dần sảy sạch sẽ. Thông thường những công đoạn chuẩn bị này phải làm từ tối đêm hôm trước

Một người làm bánh lâu năm của làng
Một người làm bánh lâu năm của làng

Cô Hường chia sẻ: “Tùy thuộc vào độ nhanh nhẹn và kỹ năng của từng người mà số lượng bánh làm ra nhiều hay ít. Trung bình một ngày người làm nghề thành thạo trong làng có thể làm ra được khoảng 1.000 chiếc bánh.”
Khi bánh chín người ta dùng một ống tròn đặt lên một đầu chiếc bánh rồi cuốn nhẹ nhàng đưa bánh xuống giàn tre
Khi bánh chín người ta dùng một ống tròn đặt lên một đầu chiếc bánh rồi cuốn nhẹ nhàng đưa bánh xuống giàn tre

Theo tiêu chuẩn, những người làm nghề giỏi thì những chiếc bánh đa sau khi tráng xong phải đều tăm tắp cả về hình thức lẫn trọng lượng
Theo tiêu chuẩn, những người làm nghề giỏi thì những chiếc bánh đa sau khi tráng xong phải đều tăm tắp cả về hình thức lẫn trọng lượng

Bánh đa tráng xong được trải trên các giàn bằng tre và đem phơi nắng
Bánh đa tráng xong được trải trên các giàn bằng tre và đem phơi nắng

Bánh đa sau khi tráng xong sẽ mang đi phơi. Tùy theo độ nắng mà bánh phơi nhanh hay chậm. Thông thường nếu được nắng, chỉ sau 1 – 2 giờ đồng hồ là bánh đã khô, nhưng nếu thời tiết không ổn định thì việc phơi bánh phải mất tới 4 – 5 giờ.
Sau khi phơi xong bánh sẽ được mang vào và xếp thành những xấp nhỏ
Sau khi phơi xong bánh sẽ được mang vào và xếp thành những xấp nhỏ

Trước khi bánh đa đến với người tiêu dùng còn phải trải qua một công đoạn cuối cùng là nướng bánh. Đây là công đoạn đòi hỏi sự tinh tế, kinh nghiệm. Thường người nướng bánh sẽ là các bà, các chị với đôi bàn tay nhanh nhẹn, linh hoạt và hết sức kỹ thuật. Thi thoảng họ dừng lại uốn những chiếc bánh cho khỏi bị vênh.
Chiếc bánh đa ngon phải nở phồng, vàng ruộm và được tô điểm thêm bởi những hạt vừng vàng. Đây không chỉ là vật trang trí làm nổi bật hình thức mà còn cả mang đến mùi vị thơm ngon cho chiếc bánh đa
Chiếc bánh đa ngon phải nở phồng, vàng ruộm và được tô điểm thêm bởi những hạt vừng vàng. Đây không chỉ là vật trang trí làm nổi bật hình thức mà còn cả mang đến mùi vị thơm ngon cho chiếc bánh đa

Bánh đa sau khi nướng xong sẽ được đóng vào túi sạch sẽ để mang đi tiêu thụ
Bánh đa sau khi nướng xong sẽ được đóng vào túi sạch sẽ để mang đi tiêu thụ

Bánh đa là thức quà dân dã ở chốn thôn quê, nhưng giờ đây đã có mặt trong các thành phố lớn, len lỏi vào các nhà hàng sang trọng. Với “dân nhậu” thì thức nhắm là bánh đa cũng đã đủ đưa rượu. Ngoài ra, bánh đa làng Chòm ăn kèm với hến xào cũng là món đặc sản truyền thống của làng.
Bên cạnh đó, bánh đa sống (chưa nướng) còn được cắt nhỏ thành từng miếng để xào cùng thịt lươn, ếch, ba ba hoặc ốc… ăn cũng rất hợp. Khi đó miếng bánh đa xào chín sẽ có cảm giác dai dai và mang một hương vị mới. Với nhiều dân nhậu thì đây chính là món khoái khẩu.
Dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng đến nay chiếc bánh đa nhỏ bé vẫn nuôi sống bao gia đình  trong làng. Món ăn dân dã khi xưa, nay vẫn bình dị, hiện diện trong cuộc sống, gần gũi quá để người ta không quan tâm nhiều đến nó, nhưng nếu thiếu vắng những chiếc bánh đa thơm vừng trong những lúc buồn mồm, cũng đủ để những tâm hồn ăn uống thấy nhớ.

Lê Oanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét