(Dân trí) - Bến Tre nằm giữa bốn bề sông nước, xen lẫn với các đồng ruộng xanh mướt mát và những vườn dừa xanh tươi. Đến xứ dừa, bạn đừng quên thưởng thức những món ăn dân dã đượm hồn quê nơi đây.
1. Tép rang dừa
Là món ăn có mặt thường ngày trong cuộc sống của người dân Bến Tre, tép rang dừa được chế biến rất đơn giản, dễ làm và đậm hồn quê. Những con tép được đánh bắt dưới kênh, rạch còn tươi rói, đem rửa sạch rồi rang cùng nước cốt dừa, vừa ngậy, vừa thơm, ăn cùng cơm trắng, là món dân dã, hấp dẫn với du khách khi đến nơi đây.
2. Cơm dừa
Còn gì thú vị hơn khi bạn được ăn cơm đựng trong những quả dừa, hạt cơm dẻo và đượm hương dừa. Để làm món ăn này, người ta vo gạo sạch vo lại bằng nước dừa tươi cho ngấm. Sau đó cho gạo vào trái dừa, đổ nước dừa tươi vào vừa đủ, đem nấu lên. Cơm chín thơm nức mùi dừa, ngọt và bùi, ăn cùng với tôm rang mặn là món ăn vô cùng hấp dẫn ở Bến Tre.
3. Gỏi củ hũ dừa
Một món ăn bạn nhất định phải thử đó là món gỏi củ hũ dừa. Đây là món ăn "xa xỉ" bởi người ta phải chặt cả cây dừa để lấy phần củ hũ trắng nuốt phía trên. Phần củ hũ dừa này được nạo mỏng, trộn cùng với tôm, thịt, rau răm, tai lợn, lạc rang và nước sốt chua ngọt. Đây là món ăn rất thanh đạm, hấp dẫn.
4. Thịt trâu, bò xào lá cách với nước cốt dừa
Đây là món ăn dân dã, khá quen thuộc với mọi người, nhưng gần gũi nhất là người dân làm nông nghiệp ở nông thôn. Cách chế biến rất đơn giản: thịt trâu, thịt bò sau khi thái mỏng ướp gia vị như tỏi, hành, gừng, sả, ớt băm nhuyễn cho thấm rồi xào trên bếp cho chín mềm, sau đó cho nước cốt dừa, lác cách cắt sợi vào trộn đều. Món này ăn cùng cơm trắng hay bánh mì đều rất tuyệt.
5. Mắm chưng dừa
Mắm cá lóc đem chưng cùng dừa ngon hết sảy, là món ăn dân dã nhưng rất hấp dẫn thực khách. Người ta cho mắm cùng các gia vị như tiêu, hành, tỏi, ớt, gừng, bột nêm rồi cho nước cốt dừa vào chưng cách thủy hay cho vào nồi cơm, ăn kèm với chuối chát, khế chua, rau sống hoặc ngọn rau lang, rau muống luộc, ngon hết sảy.
6. Cháo dừa
Cháo dừa trước đây là món ăn điểm tâm của người xứ dừa, được nhiều người ưa chuộng. Gạo nấu cháo dừa thường phải dùng gạo dẻo, có nhiều nhựa thì cháo mới ngon. Món cháo này phải dùng nguội là ngon nhất và mới cảm nhận hết được cái béo ngậy thật sự của dừa. Món này cách nấu rất đơn giản, chỉ cần nấu cho gạo nhừ ra thì cho nước cốt dừa vào đảo đều một lượt là xong. Ăn cháo dừa với cá bống dừa, bống trứng, tép, thịt ba rọi kho khô ngon đúng điệu.
An An (TH)
Món ăn dân dã ở xứ dừa Bến Tre níu chân du khách
Bến Tre được mệnh danh là vùng đất sản sinh ra những món ngon đậm chất miền tây Nam bộ. Những món ăn tuy dân dã nhưng có đầy sự phóng khoáng, tự nhiên như phản ánh đúng bản tính của người dân nơi đây.
1. Bánh canh bột xắt
Bánh canh bột xắt còn có tên gọi khác là bánh bột gạo. Cũng như bánh bột gạo ở những vùng miền khác, bánh canh bột xắt ở Bến Tre được làm từ nguyên liệu chính là gạo. Gạo vo sạch rồi đem ngâm mềm sau đó xay thành bột nước rồi cho vào túi vải để ráo nước. Tiếp đó sẽ bóp bột rồi rưới nước sôi lên để nhào thành thứ bột sú, rồi mới cán sợi, xắt thành từng miếng nhỏ, sợi nhỏ. Công đoạn này cần đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhanh nhẹn và đòi hỏi công phu nhất nên qua quá trình này ta có thể lí giải được tại sao bánh lại có tên là bánh canh bột xắt.
Thêm một điều độc đáo của bánh canh bột xắt đó chính là món ăn được nấu cùng thịt vịt, huyết vịt cùng nếp dẻo. Thứ nước lèo thường phải có màu trắng đục là do bột gạo tạo nên, đây cũng chính là điều làm ra sự khác biệt, và làm cho bánh khó lẫn với các loại bánh khác. Khi ăn bánh canh bột xắt ở Bến tre bạn đừng quên kêu thêm chén huyết nếp béo ngậy, khi ăn như vậy bạn sẽ cảm nhận đươc trọn vẹn hương vị của món ăn.
2. Cơm dừa
Để làm cơm dừa, người ta dùng gạo ngon, sau khi vo sạch bằng nước dừa, để cho ráo rồi cho vào trái dừa đem chưng cách thủy.
Trái dừa dùng nấu cơm phải là dừa xiêm. Sau khi chọn được trái vừa ý, người ta gọt cho quả dừa có hình dáng bắt mắt. Kế đó, cắt ngang một phần trên quả dừa để trút nước ra và dùng miếng cắt đó như cái nắp để đậy.
Tiếp theo là cho gạo vào trái dừa, đổ nước dừa tươi vào vừa đủ rồi đậy nắp lại. Nấu cơm dừa cái khó nhất là phải canh nước dừa và gạo đều nhau, nếu nhiều nước ít gạo và ngược lại thì cơm dừa sẽ nhão nhoẹt hoặc cứng ngắc, hỏng mất mùi vị. Cơm dừa ăn nóng mới ngon. Nếu để lâu, hạt cơm trắng ngần sẽ thấm thêm hơi dầu dừa và ngả sang màu vàng nhạt. Món ăn kèm với cơm dừa là tôm rang thì mới đúng điệu. Sau khi bỏ tôm lên chảo rang người ta cho nước cốt dừa vào chảo để lửa riu riu. Đến khi tôm ngấm nước cốt dừa chuyển sang màu đỏ quạch là đã xong món tôm rang dừa. Lúc này thịt tôm ngấm dừa sẽ có mùi vị dai, giòn, thơm ngậy.Khi ăn bạn nhớ dùng muỗng nhỏ và nhai chầm chậm thôi, sẽ thưởng thức vị ngọt lẫn hương thơm của nước dừa thấm vào hạt cơm.
3. Chuối đập
Nguyên liệu để làm món này được lựa chọn rất kỹ càng. Chuối được lựa chọn phải là chuối xiêm, vỏ còn xanh vừa ngả vàng, người miền Tây hay gọi là “chín hường hường”. Nếu lựa chuối quá chín thì lúc nướng sẽ bị nhão, không ngon. Sau khi bóc vỏ, chuối được cắt dọc cho vào túi ni lông đập dẹt rồi cho lên bếp nướng. Khi màu chuối từ trắng đục chuyển sang màu vàng óng, sờ vào thấy giòn thì lấy xuống.
Nước cốt dừa đun lên cho đến khi đặc quánh, thêm chút hành xắt để không ngấy là đã có ngay nước cốt để chấm với chuối đập rồi.
Những ngày mưa lành lạnh, núp dưới mái dù của quán ven đường nào đó, bóc từng miếng chuối vừa giòn trên bếp xuống rồi xì xụp húp nước cốt dừa tới muỗng cuối cùng, sao mà khó quên đến thế!
4. Bánh xèo ốc gạo
Tới Bến Tre mà chẳng nán lại dùng bánh xèo ốc gạo thì xem như cuộc du lịch tới xứ dừa chưa trọn vẹn. Ốc gạo sau khi rửa sạch, được tẩm ướp một ít muối, bột ngọt rồi cho nước vào đun sôi. Sau khi ốc chín, vớt ra lấy thịt ốc bên trong. Tiếp đó xào thịt ốc với hành tây, hẹ thái mỏng để làm nhân bánh.
Để có món bánh xèo ngon, ngoài nhân ốc gạo, vỏ bánh xèo cũng là một thành phần quan trọng. Với xứ dừa như Bến Tre thì thật không khó để vị ngọt béo của phần vỏ bánh trở nên đặc sắc. Đầu tiên, phải trộn bột làm bánh xèo với nước cốt dừa, sữa bò tươi, trứng, bột nghệ và hành lá thái mỏng. Công đoạn tráng bánh xèo yêu cầu cần có chảo chuyên dụng và một chút khéo léo của người thực hiện.
Đổ một ít bột bánh xèo vào chảo, láng thật mỏng, sau đó cho nhân ốc gạo vào rồi cuộn lại. Khi ấy, bạn sẽ thấy những con ốc gạo trắng tinh nằm cuộn tròn trên da bánh vàng ruộm thật hấp dẫn. Hãy tưởng tượng miếng bánh xèo được bẻ ra gói trên một ít rau sống, rau rừng và chấm vào chén nước mắm tỏi ớt. Vị mằn mặn cay cay của nước mắm, thêm chút giòn tan trong vị béo ngậy của da bánh xèo và đặc biệt, có ốc gạo trong nhân bánh cộng hưởng, tạo nên một cảm giác trên cả tuyệt vời cho người thưởng thức.
5. Chè bưởi
Để làm ra món chè bưởi ngon, cùi bưởi cần gọt hết phần vỏ xanh bên ngoài và những phần gân, xơ bên trong, chỉ lấy phần cùi trắng. Sau đó cắt ra thành các miếng nhỏ vừa ăn. Cùi bưởi được nhồi nhiều lần trong nước cho hết vị the và đắng sau đó lại nhồi nước lã, xả khi nào nhai thử thấy không còn hơi hướng của vỏ bưởi mới thôi. Sau khi ráo nước, cùi bưởi được thái sợi vuông cạnh, vừa tầm như sợi bột khoai rồi tiếp tục lăn khô cùi bưởi với bột năng.
Đưa vào nấu với nước đường tinh, sau đó đổ bột sắn dây đã hoà tan rồi thả cùi bưởi vào và đun cho chè sôi lên. Chờ khi cùi bưởi trong lại thì cho thêm đậu xanh đã hấp chín vào và khấy đều lên.
Món chè bưởi Bến Tre múc ra bát thêm chút nước cốt dừa, dừa nạo và đậu phộng giã nhỏ cùng đá bào là có thể thoải mái thưởng thức.
Bánh canh bột xắt còn có tên gọi khác là bánh bột gạo. Cũng như bánh bột gạo ở những vùng miền khác, bánh canh bột xắt ở Bến Tre được làm từ nguyên liệu chính là gạo. Gạo vo sạch rồi đem ngâm mềm sau đó xay thành bột nước rồi cho vào túi vải để ráo nước. Tiếp đó sẽ bóp bột rồi rưới nước sôi lên để nhào thành thứ bột sú, rồi mới cán sợi, xắt thành từng miếng nhỏ, sợi nhỏ. Công đoạn này cần đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhanh nhẹn và đòi hỏi công phu nhất nên qua quá trình này ta có thể lí giải được tại sao bánh lại có tên là bánh canh bột xắt.
2. Cơm dừa
Để làm cơm dừa, người ta dùng gạo ngon, sau khi vo sạch bằng nước dừa, để cho ráo rồi cho vào trái dừa đem chưng cách thủy.
Trái dừa dùng nấu cơm phải là dừa xiêm. Sau khi chọn được trái vừa ý, người ta gọt cho quả dừa có hình dáng bắt mắt. Kế đó, cắt ngang một phần trên quả dừa để trút nước ra và dùng miếng cắt đó như cái nắp để đậy.
3. Chuối đập
Nguyên liệu để làm món này được lựa chọn rất kỹ càng. Chuối được lựa chọn phải là chuối xiêm, vỏ còn xanh vừa ngả vàng, người miền Tây hay gọi là “chín hường hường”. Nếu lựa chuối quá chín thì lúc nướng sẽ bị nhão, không ngon. Sau khi bóc vỏ, chuối được cắt dọc cho vào túi ni lông đập dẹt rồi cho lên bếp nướng. Khi màu chuối từ trắng đục chuyển sang màu vàng óng, sờ vào thấy giòn thì lấy xuống.
Những ngày mưa lành lạnh, núp dưới mái dù của quán ven đường nào đó, bóc từng miếng chuối vừa giòn trên bếp xuống rồi xì xụp húp nước cốt dừa tới muỗng cuối cùng, sao mà khó quên đến thế!
4. Bánh xèo ốc gạo
Tới Bến Tre mà chẳng nán lại dùng bánh xèo ốc gạo thì xem như cuộc du lịch tới xứ dừa chưa trọn vẹn. Ốc gạo sau khi rửa sạch, được tẩm ướp một ít muối, bột ngọt rồi cho nước vào đun sôi. Sau khi ốc chín, vớt ra lấy thịt ốc bên trong. Tiếp đó xào thịt ốc với hành tây, hẹ thái mỏng để làm nhân bánh.
Đổ một ít bột bánh xèo vào chảo, láng thật mỏng, sau đó cho nhân ốc gạo vào rồi cuộn lại. Khi ấy, bạn sẽ thấy những con ốc gạo trắng tinh nằm cuộn tròn trên da bánh vàng ruộm thật hấp dẫn. Hãy tưởng tượng miếng bánh xèo được bẻ ra gói trên một ít rau sống, rau rừng và chấm vào chén nước mắm tỏi ớt. Vị mằn mặn cay cay của nước mắm, thêm chút giòn tan trong vị béo ngậy của da bánh xèo và đặc biệt, có ốc gạo trong nhân bánh cộng hưởng, tạo nên một cảm giác trên cả tuyệt vời cho người thưởng thức.
5. Chè bưởi
Để làm ra món chè bưởi ngon, cùi bưởi cần gọt hết phần vỏ xanh bên ngoài và những phần gân, xơ bên trong, chỉ lấy phần cùi trắng. Sau đó cắt ra thành các miếng nhỏ vừa ăn. Cùi bưởi được nhồi nhiều lần trong nước cho hết vị the và đắng sau đó lại nhồi nước lã, xả khi nào nhai thử thấy không còn hơi hướng của vỏ bưởi mới thôi. Sau khi ráo nước, cùi bưởi được thái sợi vuông cạnh, vừa tầm như sợi bột khoai rồi tiếp tục lăn khô cùi bưởi với bột năng.
Món chè bưởi Bến Tre múc ra bát thêm chút nước cốt dừa, dừa nạo và đậu phộng giã nhỏ cùng đá bào là có thể thoải mái thưởng thức.
Theo Thùy Dương (Em đẹp)
5 món đặc sản Bến Tre không phải ai cũng dám thưởng thức
Đến Bến Tre, bạn sẽ ngạc nhiên vì có rất nhiều món ăn được chế biến từ dừa. Để hiểu hơn về sự đa dạng, phong phú trong cách sử dụng dừa của người dân địa phương, hãy xem các món đặc sản độc đáo dưới đây.
Nổi tiếng là vùng đất của dừa, đi đâu ở Bến Tre bạn cũng dễ dàng bắt gặp gọi cây này. Điều đặc biệt là người Bến Tre bình dị, chất phát và ngọt ngào như món dừa đặc sản tại đây. Họ có thể dùng dừa để nấu các món ngọt, món mặn, làm mứt…
Dưới đây là 5 món đặc sản Bến Tre thơm ngon, độc đáo gắn liền với cây dừa mà bạn nhất định phải thưởng thức.
Những món đặc sản từ dừa nổi tiếng của Bến Tre
Cơm dừa Bến Tre
Cơm dừa là món đặc sản thơm ngon và nổi tiến nhất của Bến Tre. Nếu miền Trung nổi tiếng với món cơm gà thì Bến Tre có món cơm dừa beo béo, ngọt thanh vị nước cốt dừa.
Để nấu được món đặc sản này, đầu bếp phải làm rất nhiều công đoạn cầu kỳ và tốn công sức. Gạo sau khi vo sạch sẽ được trộn lẫn với nước dừa tươi, mang nấu chin. Sau đó, khi hạt cơm đã chín, đầu bếp sẽ trộn thêm nước cốt dừa, thịt dừa già vào trộn đều.
Khi chín, cơm dừa sẽ được cho vào vỏ dừa khô để vừa đẹp mắt vừa giữ được vị thơm ngào ngạt của dừa.
Điều quan trọng nhất để tạo nên vị ngon hoàn hảo cửa món cơm dừa là cách điều chỉnh lượng nước, độ lửa sao cho phù hợp ở từng giai đoạn.
Bánh tráng Mỹ Lồng
Không chỉ tại Bến Tre, làng bánh tráng Mỹ Lồng nổi tiếng khắp cả miền Tây Nam Bộ. Bánh tráng tại đây có hương vị đặc trưng của nước cốt dừa.
Ngoài ra, còn có một loại bánh khác có thành phần gồm sữa hoặc trứng gà, tôm, lạp xưởng…
Để có được những chiếc bánh tráng ngon, người làng Mỹ Lồng phải dùng gạo sỏi Trà Vinh để bột mịn, không co lại khi phơi dưới ánh nắng. Chiếc bánh tráng hoàn hảo còn nằm ở kỹ thuật tráng bột, bột phải được trải mỏng và đều.
Nhờ sự tỉ mỉ, cầu kỳ từ việc chọn nguyên liệu đến công đoạn chế biến, bánh tráng Mỹ Lồng có hương vị rất ngon miệng, giòn tan khi thưởng thức.
Đuông dừa
Đây là món đặc sản nổi danh khắp cả nước của Bến Tre, tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ dũng cảm để thưởng thức và nhiều người nhận xét đây là món ăn kinh dị.
Đuông dừa là một loài động vật sống ký sinh trong thân cây dừa, có thân mềm và thịt rất béo. Người Bến Tre chế biến loại động vật này thành nhiều món khác nhau như chiên, xào nhưng lựa chọn được yêu thích nhất là đuông dừa sống với nước mắm nhĩ.
Rượu dừa Bến Tre
Đã đặt chân đến Bến Tre, bạn nhất định phải thưởng thức được rượu dừa với hương vị nồng thơm khó quên.
Người dân Bến Tre đã dùng óc sáng tạo của mình để tận dụng những trái dừa đã già, cơm quá dày để điều chế ra món rượu gạo nức danh khắp cả nước.
Bánh dừa Giồng Luông
Loại bánh này được gói bằng phần đọt non mơn mởn của dừa nước. Phần vỏ bánh có thành phần chính là gạo nếp, phần nhân được làm từ đậu xanh, đậu đen hay chuối chín.
Khi ăn, bánh mang mùi hương dễ chịu của lá gói, nếp, cốt dừa. Hương vị không quá ngọt, thanh tao và béo nhờ nước cốt dừa.
Đến Bến Tre, bạn nhất định phải thưởng thức được hết những món đặc sản từ dưa trên.
My Huỳnh, Theo Thế Giới Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét