heo kinh nghiệm dân gian, những món ăn chế biến từ rắn trun xưa kia khá dân dã và có tính mát, lành. Rắn trun kết hợp với lá nhàu là món ăn ngon và nên thuốc vì trị được chứng đau lưng, chân run, ít nhiều tăng cường sinh lực cho đấng "mày râu".
Rắn trun đã làm sạch. (ảnh: Minh Khuyên)
Những cơn mưa đầu mùa này làm cho ao đìa, kênh rạch miền Tây Nam bộ ngập nước. Đây cũng là lúc những con rắn trun sau thời gian “trốn nắng hạn” bắt đầu bò ra tìm đến nhau “bắt cặp” để sinh con đẻ cháu. Loài rắn này không có nọc độc, dài trên dưới 4 tấc tây, lưng đen trũi, bụng có khoang trắng khoang đen liên tục. Dân gian bắt rắn trun bằng tay không, đặt lọp, giăng lưới, …
Rắn trun làm rất nhanh. Chỉ cần hơ qua trên lửa vảy rắn bong ra, lấy lá sả vuột lớp da ngoài, dùng dao mổ sạch bụng là xong. Gan, mỡ và trứng ăn ngon nên không bỏ. Để cho rắn ráo nước, dùng chai thủy tinh dần mạnh, xương rắn sẽ tan hết.
Dùng dao bén bằm rắn cho thật nhuyễn. Da rắn lớn vừa cứng vừa dai, khó bằm nên phải chịu khó. Cũng có người chọn rắn trun còn nhỏ, da mềm dễ bằm hơn. Thịt, xương, da rắn bằm chung. Xong, nêm tiêu hành, gia vị cho vừa ăn. Bắc chảo phi tỏi mỡ xào thịt rắn bằm cho vàng thơm.
Ra sau vườn tạp hái ít lá nhàu đem về rửa sơ rồi xắt sợi nhuyễn. Cho lá nhàu vô chảo đảo đều rồi nhắc xuống. Để lá nhàu chín quá sẽ mất ngon. Rắn trun xào lá nhàu, hoặc lá cách thường ăn với bánh tráng nướng hay chiên vàng. Bẻ bánh ra, xúc thịt rắn xào chấm với nước mắm ớt, … Rắn xào thường được bạn bè nhâm nhi với những chung rượu cay nồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét