Ngôi miếu bà Mụ Trời gần 200 tuổi do dân làng Bến Gỗ xưa lập để vọng thờ người phụ nữ có tấm lòng đức độ làm nghề “mụ vườn” (đỡ đẻ)
Ở Bến Gỗ (xã An Hòa, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) có ngôi miếu nhỏ mang tên miếu Bà Mụ.
Thật kỳ lạ, ngôi miếu cổ này được dân làng Bến Gỗ xưa xây dựng để thờ một người phụ nữ làm nghề "mụ vườn" (đỡ đẻ), quanh năm khói hương nghi ngút.
Miếu cổ mang nhiều giai thoại
Hiện tại, trong ngôi miếu còn lưu giữ một bài vị bằng gỗ, chạm trỗ tinh vi ghi hàng chữ Hán Nôm: "Mụ Trời Huỳnh Thị Kiêu tôn thần" và bên hai cây cột của nhà thờ chánh điện có ghi bốn câu đối chữ Nôm (dịch nghĩa):
Đỡ đẻ cho người là chuyện nhỏ/Hộ sanh giùm hùm mới phi thường/Đỡ đẻ cho cọp làng Bến Gỗ nổi danh cô đỡ Thánh/Hộ sanh giùm hùm xã An Hòa nức tiếng bà Mụ Trời.
Ngôi miếu được trùng tu vào năm 1956, các cây cột, cây kèo bằng gỗ lim ngày xưa vẫn được giữ nguyên.Theo một số cụ cao tuổi xã An Hòa kể lại một giai thoại dân gian, xưa kia làng Bến Gỗ có người phụ nữ tên Huỳnh Thị Kiêu làm nghề "mụ vườn" rất mát tay.
Bà giúp cho nhiều người "mẹ tròn con vuông" để tích đức làm phước chứ không bao giờ nhận tiền công. Cho nên toàn thể dân làng cảm mến đức độ của bà.
Vào một đêm sáng trăng, bà Kiêu nghe vách nhà có tiếng quào, bà nhìn ra thì thấy một con cọp rất lớn, miệng gầm gừ nhưng tỏ vẻ thống thiết chuyện gì.
Hiểu ý, bà Kiêu hỏi vọng ra: "Phu nhân ngài sanh khó phải không?", cọp gật đầu đáp lại rồi quỳ xuống ra dấu muốn cõng bà Kiêu đi. Bà Kiêu vội vã xách giỏ đồ nghề rồi leo lên lưng cọp.
Ông ba mươi đưa bà đến cái hang nơi có con cọp cái đang kêu rống thảm thiết vì bị đẻ ngược. Bà Kiêu nhanh nhẹn "ra tay" đỡ đẻ cho cọp cái, chỉ ít phút cho "ra đời" chú cọp con khỏe mạnh.
Ngôi mộ cổ bà Mụ Trời Huỳnh Thị Kiêu trước khi được tôn tạo, tu bổ (ảnh tư liệu của Ban quý tế miếu)
Xong việc, "ông cọp" đưa bà trở lại nhà. Từ đó, sáng nào trước nhà bà Kiêu cũng có xác một con heo rừng, cheo, thỏ, sóc của chúa sơn lâm mang đến tận nhà bà để đền ơn.
Năm 2015, con cháu bà Kiêu và Ban quý tế miếu xây mới hoàn toàn ngôi mộ
Sau khi bà Kiêu qua đời, dân làng tiếc thương bà, lập một ngôi miếu nhỏ bằng tranh tre vách lá thờ bà ngay tại mảnh đất lúc sinh thời bà ở và suy tôn bà là nữ thần của làng.
Năm 1956, ngôi miếu được trùng tu vật liệu bán kiên cố: tường gạch, cột kèo bằng gỗ vuông, nền lót gạch tàu. Miếu được bố trí dạng chữ tam gồm: chánh điện thờ bà Mụ Trời và Ngũ hành nương nương, nhà khách thờ Tiên sư và nhà võ ca đối diện chánh điện.
Bên trong chánh điện, phía trên cùng thờ cúng trang trọng linh vị bà Mụ Trời Huỳnh Thị Kiêu và phía dưới có thờ 5 bà Ngũ Hành nương nương, theo tín ngưỡng thờ bà của dân gian Nam Bộ
Hàng năm, nhân dân Bến Gỗ tổ chức cúng giỗ bà vào ngày 10, 11, 12 tháng 2 (âm lịch) với các nghi thức cúng tế, văn tế mang đầy màu sắc tâm linh tín ngưỡng dân gian Nam Bộ còn lưu truyền.
Phụ nữ Bến Gỗ thường đến thắp nhang khấn vái trước mộ bà Mụ Trời để mong muốn được bình an và toại nguyện trong việc sinh nở và hiếm muộn đường con cái
Miếu cổ đang bị xâm phạm, lấn chiếm
Học giả, nhà nghiên cứu Lý Việt Dũng (người biên soạn cuốn "Thông chí xã An Hòa", trong đó có nhắc đến sự tích bà Mụ Trời Bến Gỗ) cho rằng:
“Mẫu đề “Bà mụ cọp” được lưu hành rộng rãi trong hệ thống truyện về cọp ở Nam Bộ với cốt truyện chính là “Bà mụ đỡ đẻ cho cọp”, được khuôn đúc theo cách “nhân nghĩa hóa” cọp. Đây là bài học đạo lý đầy tính nhân văn về thế ứng xử giữa người và vật được ẩn chứa trong lớp vỏ truyền thuyết huyền ảo.
Trước cổng chính ngôi miếu có một hộ dân tự ý lấn chiếm "biến" thành ...cái sạp hàng bán rau. Du khách muốn ghé vào tham quan ngôi miếu nhìn cảnh mặt tiền nhếch nhác, luộm thuộm và bẩn thỉu thì cũng rất ái ngại.
Riêng câu chuyện bà Mụ Cọp và ngôi miếu thờ bà ở xã An Hòa là một nét đặc trưng riêng của đất Đồng Nai. Có thể khẳng định miếu bà Mụ ở Bến Gỗ là một điều đặc biệt hiếm hoi và duy nhất trên cả nước vì ngôi miếu được nhân dân thờ cúng và kể cả lập mộ về một nhân vật có thật, có tên tuổi đầy đủ, rõ ràng (bà mụ vườn Huỳnh Thị Kiêu) chứ không phải nhân vật hư cấu truyền khẩu như ở những nơi khác...”.
Từ lâu, có một hộ dân ngang nhiên xây căn nhà lầu trên phần diện tích đất đai của miếu Bà Mụ, sát cạnh ngôi mộ bà Huỳnh Thị Kiêu mà Ban quý tế đành bó tay.Tuy nhiên, có một điều rất đáng buồn là hiện tại miếu bà Mụ bị xuống cấp bởi sự lấn chiếm diện tích đất đai, xây cất nhà trái phép của một số hộ dân sống xung quanh.
Sát cạnh ngôi mộ bà Huỳnh Thị Kiêu là một ngôi nhà lầu kiên cố xây lấn làm cho ngôi mộ của bà trở nên nhỏ nhoi, không được tôn trọng. Thậm chí trước cổng ngôi miếu cũng có một hộ dân tự ý "biến" thành ...cái sạp hàng bán rau (?), nhìn thật nhếch nhác và luộm thuộm.
Ông Võ Văn A (78 tuổi), thành viên ban quý tế miếu bà Mụ mong muốn ngôi miếu cổ này sớm được cơ quan chức năng quan tâm, xem xét và công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh để có cơ hội trùng tu, tôn tạo.
Vì hiện tại kinh phí sửa chửa tu bổ miếu hoàn toàn là do dân đóng góp. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý để giải quyết dứt điểm tình trạng người dân tự ý lấn chiếm đất đai công của đình làng làm tài sản riêng cho cá nhân của mình.
Hiện tại, trong ngôi miếu còn lưu giữ một bài vị bằng gỗ, chạm trỗ tinh vi ghi hàng chữ Hán Nôm: "Mụ Trời Huỳnh Thị Kiêu tôn thần" và bên hai cây cột của nhà thờ chánh điện có ghi bốn câu đối chữ Nôm (dịch nghĩa):
Đỡ đẻ cho người là chuyện nhỏ/Hộ sanh giùm hùm mới phi thường/Đỡ đẻ cho cọp làng Bến Gỗ nổi danh cô đỡ Thánh/Hộ sanh giùm hùm xã An Hòa nức tiếng bà Mụ Trời.
Ngôi miếu được trùng tu vào năm 1956, các cây cột, cây kèo bằng gỗ lim ngày xưa vẫn được giữ nguyên.Theo một số cụ cao tuổi xã An Hòa kể lại một giai thoại dân gian, xưa kia làng Bến Gỗ có người phụ nữ tên Huỳnh Thị Kiêu làm nghề "mụ vườn" rất mát tay.
Bà giúp cho nhiều người "mẹ tròn con vuông" để tích đức làm phước chứ không bao giờ nhận tiền công. Cho nên toàn thể dân làng cảm mến đức độ của bà.
Vào một đêm sáng trăng, bà Kiêu nghe vách nhà có tiếng quào, bà nhìn ra thì thấy một con cọp rất lớn, miệng gầm gừ nhưng tỏ vẻ thống thiết chuyện gì.
Hiểu ý, bà Kiêu hỏi vọng ra: "Phu nhân ngài sanh khó phải không?", cọp gật đầu đáp lại rồi quỳ xuống ra dấu muốn cõng bà Kiêu đi. Bà Kiêu vội vã xách giỏ đồ nghề rồi leo lên lưng cọp.
Ông ba mươi đưa bà đến cái hang nơi có con cọp cái đang kêu rống thảm thiết vì bị đẻ ngược. Bà Kiêu nhanh nhẹn "ra tay" đỡ đẻ cho cọp cái, chỉ ít phút cho "ra đời" chú cọp con khỏe mạnh.
Ngôi mộ cổ bà Mụ Trời Huỳnh Thị Kiêu trước khi được tôn tạo, tu bổ (ảnh tư liệu của Ban quý tế miếu)
Xong việc, "ông cọp" đưa bà trở lại nhà. Từ đó, sáng nào trước nhà bà Kiêu cũng có xác một con heo rừng, cheo, thỏ, sóc của chúa sơn lâm mang đến tận nhà bà để đền ơn.
Tấm bia mộ cổ còn ghi rõ hàng chữ: “Bà Huỳnh Thị Kiêu, sanh: 1782, mất: 1842 (ảnh tư liệu của Ban quý tế miếu)
Cũng từ sự tích trên mà nhân dân xưng tụng bà Kiêu gọi là “bà Mụ Cọp” hay “bà Mụ Trời”. Bà sống thọ được 60 tuổi, đến giờ hạ huyệt thì bỗng đâu có một đàn cọp đến rống lên ba tiếng tiễn đưa, rồi mới bỏ đi...Năm 2015, con cháu bà Kiêu và Ban quý tế miếu xây mới hoàn toàn ngôi mộ
Sau khi bà Kiêu qua đời, dân làng tiếc thương bà, lập một ngôi miếu nhỏ bằng tranh tre vách lá thờ bà ngay tại mảnh đất lúc sinh thời bà ở và suy tôn bà là nữ thần của làng.
Năm 1956, ngôi miếu được trùng tu vật liệu bán kiên cố: tường gạch, cột kèo bằng gỗ vuông, nền lót gạch tàu. Miếu được bố trí dạng chữ tam gồm: chánh điện thờ bà Mụ Trời và Ngũ hành nương nương, nhà khách thờ Tiên sư và nhà võ ca đối diện chánh điện.
Bên trong chánh điện, phía trên cùng thờ cúng trang trọng linh vị bà Mụ Trời Huỳnh Thị Kiêu và phía dưới có thờ 5 bà Ngũ Hành nương nương, theo tín ngưỡng thờ bà của dân gian Nam Bộ
Hàng năm, nhân dân Bến Gỗ tổ chức cúng giỗ bà vào ngày 10, 11, 12 tháng 2 (âm lịch) với các nghi thức cúng tế, văn tế mang đầy màu sắc tâm linh tín ngưỡng dân gian Nam Bộ còn lưu truyền.
Phụ nữ Bến Gỗ thường đến thắp nhang khấn vái trước mộ bà Mụ Trời để mong muốn được bình an và toại nguyện trong việc sinh nở và hiếm muộn đường con cái
Miếu cổ đang bị xâm phạm, lấn chiếm
Học giả, nhà nghiên cứu Lý Việt Dũng (người biên soạn cuốn "Thông chí xã An Hòa", trong đó có nhắc đến sự tích bà Mụ Trời Bến Gỗ) cho rằng:
“Mẫu đề “Bà mụ cọp” được lưu hành rộng rãi trong hệ thống truyện về cọp ở Nam Bộ với cốt truyện chính là “Bà mụ đỡ đẻ cho cọp”, được khuôn đúc theo cách “nhân nghĩa hóa” cọp. Đây là bài học đạo lý đầy tính nhân văn về thế ứng xử giữa người và vật được ẩn chứa trong lớp vỏ truyền thuyết huyền ảo.
Trước cổng chính ngôi miếu có một hộ dân tự ý lấn chiếm "biến" thành ...cái sạp hàng bán rau. Du khách muốn ghé vào tham quan ngôi miếu nhìn cảnh mặt tiền nhếch nhác, luộm thuộm và bẩn thỉu thì cũng rất ái ngại.
Riêng câu chuyện bà Mụ Cọp và ngôi miếu thờ bà ở xã An Hòa là một nét đặc trưng riêng của đất Đồng Nai. Có thể khẳng định miếu bà Mụ ở Bến Gỗ là một điều đặc biệt hiếm hoi và duy nhất trên cả nước vì ngôi miếu được nhân dân thờ cúng và kể cả lập mộ về một nhân vật có thật, có tên tuổi đầy đủ, rõ ràng (bà mụ vườn Huỳnh Thị Kiêu) chứ không phải nhân vật hư cấu truyền khẩu như ở những nơi khác...”.
Từ lâu, có một hộ dân ngang nhiên xây căn nhà lầu trên phần diện tích đất đai của miếu Bà Mụ, sát cạnh ngôi mộ bà Huỳnh Thị Kiêu mà Ban quý tế đành bó tay.Tuy nhiên, có một điều rất đáng buồn là hiện tại miếu bà Mụ bị xuống cấp bởi sự lấn chiếm diện tích đất đai, xây cất nhà trái phép của một số hộ dân sống xung quanh.
Sát cạnh ngôi mộ bà Huỳnh Thị Kiêu là một ngôi nhà lầu kiên cố xây lấn làm cho ngôi mộ của bà trở nên nhỏ nhoi, không được tôn trọng. Thậm chí trước cổng ngôi miếu cũng có một hộ dân tự ý "biến" thành ...cái sạp hàng bán rau (?), nhìn thật nhếch nhác và luộm thuộm.
Ông Võ Văn A (78 tuổi), thành viên ban quý tế miếu bà Mụ đang lo lắng và bức xúc trước ngôi miếu cổ bị lấn chiếm và xâm phạm của vài hộ dân sống xung quanh.
Ông Võ Văn A (78 tuổi), thành viên ban quý tế miếu bà Mụ mong muốn ngôi miếu cổ này sớm được cơ quan chức năng quan tâm, xem xét và công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh để có cơ hội trùng tu, tôn tạo.
Vì hiện tại kinh phí sửa chửa tu bổ miếu hoàn toàn là do dân đóng góp. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý để giải quyết dứt điểm tình trạng người dân tự ý lấn chiếm đất đai công của đình làng làm tài sản riêng cho cá nhân của mình.
Học giả, nhà nghiên cứu Lý Việt Dũng, người dày công biên soạn cuốn “Thông chí xã An Hòa” có đề nghị cơ quan ban ngành sớm công nhận miếu bà Mụ Trời Bến Gỗ là di tích lịch sử văn hóa, vì ngôi miếu được nhân dân thờ cúng và lập mộ về một nhân vật có thật, mang nét đặc trưng riêng của văn hóa xứ Đồng Nai.
Mộ bà Kiêu được nhân dân xây cất đàng hoàng và tọa lạc trong khuôn viên miếu. Ngôi mộ còn lưu giữ tấm bia ghi rõ hàng chữ: "Lão mẫu hộ sanh bà Huỳnh Thị Kiêu sanh: 1782, mất : 1842". Ngôi mộ sau này được con cháu bà Kiêu tôn tạo lại vào năm 1962 nên không còn dáng dấp của một ngôi cổ nữa. Năm 2015, con cháu bà Kiêu và Ban quý tế miếu tiếp tục xây mới hoàn toàn ngôi mộ. Người dân Bến Gỗ lâu nay truyền tai nhau “bí quyết” hễ trong nhà có người nào "khó sanh nở" hoặc hiếm muộn đường con cái thì đến thắp nhang khấn vái trước mộ bà Mụ Trời thì sẽ được bình an và toại nguyện. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét