Thật thú vị trong buổi chiều tà yên ả nơi miền Tây sông nước hữu tình cùng các “chiến hữu” xuống một chiếc ghe bơi ra giữa dòng sông với cây đàn guitar phím lõm trên tay, cắm cây sào lại rồi cùng nhau vui hát và thưởng thức món bí hồ lô dồn thịt nướng đầy hấp dẫn!.
Do điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết thích hợp, cộng với sự hưởng ứng của nông dân trong việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi tại địa phương. Trong vài năm gần đây, người dân quê tôi đã gieo trồng một loại bí mới, đó là bí hồ lô. Khác với loại bí truyền thống (bí rợ, miền Bắc gọi bí ngô), bí hồ lô rất dễ trồng và đạt năng suất cao. Bí hồ lô trái tròn, có trọng lượng nhỏ (7 – 800 gram/trái), da bí có vệt màu xanh lẫn vàng, giữa trái có ngấn trông như bình hồ lô. Ruột bí màu vàng cam, vị ngọt béo, dẻo, thơm ngon nên được các bà nội trợ miền Tây ưa chuộng trong việc chế biến các món ăn.
Theo y học dân gian, bí hồ lô có tính hàn, bổ óc, nhuận trường, hạt bí rang cho trẻ em ăn trị được bệnh sán lãi. Theo các nhà khoa học, bí hồ lô là nguồn cung cấp vitamin A, C, acid folic, magnesium, kali, chất đạm, acid glutamic rất cần thiết cho hoạt động của não bộ…Riêng người Nhật tôn vinh bí hồ lô (lẫn bí rợ) vào hàng “trường sinh bất lão” cùng với: tảo biển, hải sản, đậu nành và các loại rau v.v... Bí hồ lô chế biến nhiều món ăn ngon như: hầm dừa (cùng với chuối), nấu canh cá rô đồng v.v... Và, ấn tượng nhất phải kể là: Bí hồ lô dồn thịt nướng.
Muốn làm món nầy, chúng ta phải dụng công một chút và cần tinh tế trong khâu chế biến để món ăn đạt chất lượng. Trước hết, bí hồ lô mua ở chợ phải chọn trái già (thịt ngọt, béo), tròn trịa, trọng lượng khoảng 7 – 800 gram/trái (nhiều ít tùy thực khách) đem về nhà rửa sạch vỏ.
Dùng dao bén vạt phần mặt bí (như chêm dưa hấu). Nhớ giữ lại phần nầy để làm nắp đậy!. Kế đến, lấy muỗng nạo hết phần ruột và hạt bí bỏ ra ngoài. Thịt nạc dăm (khoảng 500 gram) bằm nhuyễn rộn đều với các nguyên liệu: bún tàu + nấm mèo (hoặc nấm rơm) + củ hành tím (xắt nhỏ), cùng gia vị (muối + đường + bột ngọt + tiêu hạt lẫn tiêu xay…) cho vừa khẩu vị. Tiếp đến, cho tất cả nguyên liệu trên vào ruột bí, lấy nắp bí lúc nảy đặt lên trên và ghim chặt bằng tăm tre. Ra sau vườn nhà rút vài bó rơm khô phủ lên quả bí rợ và… đốt cho đến khi quả bí cháy trèm trèm, và dùng que xom thử thấy thịt bí mềm là chín. Cuối cùng, lấy bí ra, dùng dao gọt bỏ phần cháy đen bên ngoài vỏ, xếp bí ra dĩa. Nhớ thêm một chén nước tương trong đó có vài trái ớt chín nữa là đủ!.
Vì điều kiện vệ sinh, an toàn, ở Thành phố khó kiếm rơm khô, vì thế dùng lò nướng vi sóng cũng được. Tuy vị ngon không đổi, nhưng chỉ “thiêu thiếu” mùi thơm đặc trưng của rơm cháy mà thôi!...
Khi ăn, ta dùng muỗng múc miếng bí rợ dồn thịt nướng rơm đưa lên miệng nhai chậm rãi, sẽ cảm nhận được vị ngọt thơm của bí, beo béo của thịt, dai dai của nắm mèo, cay cay của tiêu hột. Cùng chúng bạn nâng cốc “nước mắt quê hương” và đồng hô vang “dzô..dzô” cho thêm hưng phấn và dạo đàn, đồng ca bài “Dạ cổ hoài lang” để nhớ thời ông cha đi mở cõi đất phương Nam…
Do điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết thích hợp, cộng với sự hưởng ứng của nông dân trong việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi tại địa phương. Trong vài năm gần đây, người dân quê tôi đã gieo trồng một loại bí mới, đó là bí hồ lô. Khác với loại bí truyền thống (bí rợ, miền Bắc gọi bí ngô), bí hồ lô rất dễ trồng và đạt năng suất cao. Bí hồ lô trái tròn, có trọng lượng nhỏ (7 – 800 gram/trái), da bí có vệt màu xanh lẫn vàng, giữa trái có ngấn trông như bình hồ lô. Ruột bí màu vàng cam, vị ngọt béo, dẻo, thơm ngon nên được các bà nội trợ miền Tây ưa chuộng trong việc chế biến các món ăn.
Theo y học dân gian, bí hồ lô có tính hàn, bổ óc, nhuận trường, hạt bí rang cho trẻ em ăn trị được bệnh sán lãi. Theo các nhà khoa học, bí hồ lô là nguồn cung cấp vitamin A, C, acid folic, magnesium, kali, chất đạm, acid glutamic rất cần thiết cho hoạt động của não bộ…Riêng người Nhật tôn vinh bí hồ lô (lẫn bí rợ) vào hàng “trường sinh bất lão” cùng với: tảo biển, hải sản, đậu nành và các loại rau v.v... Bí hồ lô chế biến nhiều món ăn ngon như: hầm dừa (cùng với chuối), nấu canh cá rô đồng v.v... Và, ấn tượng nhất phải kể là: Bí hồ lô dồn thịt nướng.
Muốn làm món nầy, chúng ta phải dụng công một chút và cần tinh tế trong khâu chế biến để món ăn đạt chất lượng. Trước hết, bí hồ lô mua ở chợ phải chọn trái già (thịt ngọt, béo), tròn trịa, trọng lượng khoảng 7 – 800 gram/trái (nhiều ít tùy thực khách) đem về nhà rửa sạch vỏ.
Dùng dao bén vạt phần mặt bí (như chêm dưa hấu). Nhớ giữ lại phần nầy để làm nắp đậy!. Kế đến, lấy muỗng nạo hết phần ruột và hạt bí bỏ ra ngoài. Thịt nạc dăm (khoảng 500 gram) bằm nhuyễn rộn đều với các nguyên liệu: bún tàu + nấm mèo (hoặc nấm rơm) + củ hành tím (xắt nhỏ), cùng gia vị (muối + đường + bột ngọt + tiêu hạt lẫn tiêu xay…) cho vừa khẩu vị. Tiếp đến, cho tất cả nguyên liệu trên vào ruột bí, lấy nắp bí lúc nảy đặt lên trên và ghim chặt bằng tăm tre. Ra sau vườn nhà rút vài bó rơm khô phủ lên quả bí rợ và… đốt cho đến khi quả bí cháy trèm trèm, và dùng que xom thử thấy thịt bí mềm là chín. Cuối cùng, lấy bí ra, dùng dao gọt bỏ phần cháy đen bên ngoài vỏ, xếp bí ra dĩa. Nhớ thêm một chén nước tương trong đó có vài trái ớt chín nữa là đủ!.
Vì điều kiện vệ sinh, an toàn, ở Thành phố khó kiếm rơm khô, vì thế dùng lò nướng vi sóng cũng được. Tuy vị ngon không đổi, nhưng chỉ “thiêu thiếu” mùi thơm đặc trưng của rơm cháy mà thôi!...
Khi ăn, ta dùng muỗng múc miếng bí rợ dồn thịt nướng rơm đưa lên miệng nhai chậm rãi, sẽ cảm nhận được vị ngọt thơm của bí, beo béo của thịt, dai dai của nắm mèo, cay cay của tiêu hột. Cùng chúng bạn nâng cốc “nước mắt quê hương” và đồng hô vang “dzô..dzô” cho thêm hưng phấn và dạo đàn, đồng ca bài “Dạ cổ hoài lang” để nhớ thời ông cha đi mở cõi đất phương Nam…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét