Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Thầy giáo của Phan Bội Châu và thân phụ Bác Hồ

Bác sĩ Nguyễn Huy Chính (bệnh viện Thanh Nhà, Hà nội) là hậu duệ của nhà giáo danh tiếng Nguyễn Thức Tự, kể cho tôi nghe những trang sử vẻ vang của một dòng họ có nhiều cống hiến cho đất nước.

Nguyễn Thức Tự hiệu là Đông Khê, sinh năm Tân Sửu (1841), quê ở làng Đông Chữ, xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Được thừa kế những đức tính quý báu và truyền thống hiếu học của cha mẹ, ngay từ nhỏ, ông đã nổi tiếng về văn chương. Năm Mậu Thìn (1868), ông đi thi lần đầu đậu Á Nguyên.
Thay giao cua Phan Boi Chau va than phu Bac HoNhà thờ thầy Nguyễn Thức Tự.
Triều đình Nhà Nguyễn mời Nguyễn Thức Tự ra làm quan với chức Sơn phóng chánh sứ tỉnh Hà Tĩnh (vì thế sau gọi là cụ Sơn). Khác với quan lại bấy giờ chỉ tìm mọi cách đục khoét dân, Nguyễn Thức Tự một lòng vì nước, vì dân, mong muốn giảm bớt bất công, hà khắc cho dân.
Năm 1885, khi vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương lần thứ hai, Nguyễn Thức Tự dốc lòng hưởng ứng. Ông đi khắp nơi lo việc phòng thủ, bỏ tiền của gia đình mình để xây đắp lũy ở nhiều địa phương của 4 tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh – Bình Trị Thiên. Nguyễn Thức Tự luôn sát cánh cùng cụ Phan Đình Phùng và các tướng giỏi như Cao Thắng. Nguyễn Thức Tự trở thành người thầy kiệt xuất về quân sự với lối đánh du kích và mai phục khôn khéo, tiêu biểu là trận đánh Nhà Làng đã đi vào lịch sử dân tộc.
Sau khi cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng bị dập tắt, Nguyễn Thức Tự từ quan, về quê mở trường dạy học kết hợp bốc thuốc chữa bệnh cho dân với mục đích “đạo giác tư dân”.
Nghe tin thầy Tự mở trường dạy học, những thanh niên yêu nước và hiếu học từ mọi miền kéo đến nhà thầy. Thầy tiếp nhận học trò không phân biệt sang hèn, tuổi tác. Những học trò đã được thầy dạy dỗ không chỉ tiếp thu những kiến thức uyên thâm mà còn học ở thầy lối sống giản dị, liêm khiết, nhân đạo, yêu nước thương nòi.
Hơn 30 năm dạy học, bồi dưỡng nhân tài, thầy giáo Nguyễn Thức Tự đã đào tạo hơn 4001 học trò thành đạt. Đó là các nhà khoa bảng tài năng và nhân cách như Hoàng giáp Nguyễn Đức Lý, Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, tiến sĩ Hoàng Kiêm, Nguyễn Mai, Lê Bá Hoan, Vương Đình Trân, Nguyễn Văn Chân và những sĩ phu yêu nước hoạt động trong phong trào Duy Tân, Đông Du, Việt Nam quan phục hội như: Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân, Đặng Thúc Hứa, Lê Văn Huân, Ngô Đức Kế…
Trong số những học trò  theo học, thầy Tự đặc biệt chú ý người học trò “thần đồng” - Phan Bội Châu và đặt mọi niềm tin và hy vọng vào người học trò đó.
Ba người con trai của Nguyễn Thúc Tự là Nguyễn Thức Canh, Nguyễn Thức Đường, Nguyễn Thức Bao đều đi theo phòng trào Đông Du của Phan Bội Châu và là những yếu nhân của phong trào.
Cho đến những năm tháng cuối cùng, cụ Sơn vẫn dõi theo tin tức của những học trò, những người con đang làm nhiệm vụ cứu nước. Cụ mất ngày 25.4.1923. Thi hài cụ được quàn tại nhà thờ, do phụ huynh học sinh cả 3 tỉnh của thầy tự nguyện góp tiền xây dựng, để học trò và bạn hữu  xa gần về phúng viếng. Nhân dân làng Đông Chử, hàng tổng, hàng huyện đều tìm về dự đám tang nhà giáo, nhà yêu nước Nguyễn Thức Tự. Người đời vẫn nói ở vùng quê này từ cổ chí kim chưa có đám tang nào trọng thể như vậy.
Ông Cao Đạt, tướng của Phan Đình Phùng, từ Côn Đảo xa xôi, được tin buồn đã gửi câu đối về phúng thầy:
Đạo thầy, nghĩa tớ, tâm phúc bấy lâu nay, người vội bỏ đi sao? Vẫn tưởng rằng: còn non, còn nước, còn lỗi cũ công danh, liếc mắt trông mà ngậm ngùi cho dải Hoàng Sơn chưa đổi sắc.
Nợ nước ơn vua, tơ hào chưa chút trả, tôi sao đã chết đặng? Sực nhớ lại vào lũy, nào thành, nào năm xưa xe ngựa, ngoảnh cổ lại mà than thở mãi, ngôi sao chủ tướng đã về thần”.
Và ở Trung Quốc, đất khách quê người, Phan Bội Châu khi nhận được tin  thầy quy tiên, đã viết bài điếu gửi về kính viếng thầy, có đoạn trích:
“Đạo thông thiên địa
Học bác cổ kim
Kinh sử dĩ đắc
Nhân sự nan tầm”
Dịch: (Đạo thông trời đất
Học rộng xưa, nay
Thầy dạy chữ, dễ gặp
Thầy dạy làm người, khó tìm)
Cùng với sự nghiệp “trồng người”, Nguyễn Thức Tự còn là một nhà trước tác đáng người đời sau trân trọng. Ông đã viết “Đông Khê hiên luận phú”, |Đông Khê lịch sử”, “Đông Khê thi tập”… Tư tưởng trong các tác  phẩm của ông mang ý nghĩa tiến bộ, giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.
Những người con của cụ Tự tham gia phong trào yêu nước gồm có:
1.     Nguyễn Thức Canh (1884-1965): chí sĩ cận đại, còn có tên là Trần Hữu Công (ở Nhật) hay Trần Trọng Khắc (ở Đức). Năm 1905 cùng em là Nguyễn Thức Đường (tức Trần Hữu Lục) sang Băng Cốc (Thái Lan) tham gia phong trào Đông Du rồi thẳng đường sang Nhật Bản. Ông được Phan Bội Châu cho thi vào trường Cao Đẳng sư phạm Đông Kinh. Năm 1931, ông về Trung Quốc phục vụ khoa học và tham gia cuộc kháng chiến chống Nhật ở Trung Quốc. Năm 1958, ông về nước và mất tại Nha Trang năm 1965, thọ 81 tuổi.
2.     Nguyễn Thức Đường (1886-1915) còn có tên là Trần Hữu Lực, cựu sinh viên Trường Chấn võ Tokyo, phục vụ trong quân đội cách mạng của Tôn Văn – Trung Quốc. Năm 1915, ông cùng Nguyễn Đức Công (tức nhà chí sĩ Hoàng Trọng Mậu) với danh nghĩa  quân đội Quang Phục hội từ biên giới Trung Quốc đột nhập về tấn công đồn Tà Lùng của Pháp tại Lạng Sơn nhưng thất bại, ông trốn sáng Thái Lan. Ngày 26-6-1915, ông bị thực dân Pháp bắt được cùng với Nguyễn Đức Công. Pháp đã xử bắn cả hai người tại Bạch  Mai. Mộ hai cụ hiện nay được chon chung và dựng thành lăng tại Nghi Lộc.
3.     Nguyễn Thức Bao cũng ra nước ngoài hoạt động chống Pháp, bị thực dân pháp bắt và đầy đi Côn Đảo, hai lần vượt ngục nhưng đều thất bại, đến lần vượt ngục nhưng đều thất bại, đến lần thứ ba thì bị mất tích giữa biển.
Hiện nay, nhà thờ và phần mộ thầy giáo Nguyễn Thức Tự ở Nghi Lộc đã được Bộ văn hóa đã được Bộ Văn Hóa xếp hạng là Di tích lịch sử.
Năm 2009, VTV đã làm một bộ phim tài liệu lịch sử về cuộc đời xuất dương hoạt động bôn ba cứu nước của chí sĩ Nguyễn Thức Đường (con thứ hai của cụ Sơn) và chí sĩ Hoàng Trọng Mậu theo Phan Bội Chậu trong phong trào Đông Du.
Tại Cửa Lò, Vinh, và Quận Bình Tân (thành phố Hồ Chí Minh) đều mới có con đường mang tên cụ Nguyễn Thức Tự - danh sư của đất Nghệ.
Nguyễn Thiên Việt (Dân Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét