Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Cẩm nang đi Nam Du - hòn đảo thơ mộng ở cực Nam

Để tránh cái mưa rét trong tiết xuân ở miền Bắc hay xoa dịu cái nóng của miền Nam, hãy đến 
Nam Du là quần đảo xa nhất của huyện Kiên Hải (Kiên Giang), cách TP Rạch Giá 83 km đường biển. Nam Du là nơi còn rất hoang sơ, với 21 hòn đảo lớn nhỏ, được tạo hóa xếp đặt khéo léo. Từng khối thể lớn nhỏ, cao thấp của từng hòn nằm đan xen nhau, tạo thành một thế trận vững chắc giữa đại dương trông rất đẹp. Quần đảo nằm dưới sự quản lý của xã An Sơn và Nam Du.
Nam-Du-6776-1425951538.jpg
Quần đảo Nam Du đẹp tuyệt vời khi nhìn từ trên cao. Ảnh: Julian Tran
Ở Nam Du, hòn Củ Tron rộng nhất với 9 km2, hòn nhỏ nhất là Hòn Lò (200 m2), dân cư sống tập trung ở Củ Tron, Hòn Mấu và Hòn Bờ Đập. Mỗi tên hòn, bãi, dốc nơi đây đều có giai thoại của nó. Đứng trên đài kiểm báo ở đỉnh Hòn Lớn với độ cao hơn 300 m có thể nhìn thấy từng hòn nhỏ như Hòn Mấu đâm thấu Đô Nai, Đô Nai quay sang Bờ Đập; Bờ Đập tấp lại Hòn Lò; Hòn Lò mò đến Hòn Ngang; Hòn Ngang tạt sang Hòn Đụng; Hòn Đụng cụng vào Hòn Dầu; Hòn Dầu nằm chầu Bỏ Áo; Bỏ Áo tháo ngược Hòn Ông; Hòn Ông dông đến Hòn Dâm; Hòn Dâm đâm thẳng Hòn Tre; Hòn Tre te đến Hòn Mốc; Hòn Mốc xốc lại Hòn Nhàn; Hòn Nhàn tràn thẳng Hòn Hàn; Hòn Hàn quàng cổ ba Hòn Nồm; Hòn Nồm chồm đại lên Hòn Khô; Hòn Khô vô bãi Chệt; Bãi Chệt lết lên Hòn Lớn…”.
Thời điểm lý tưởng
Nên đi Nam Du vào mùa khô trong khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm. Thời tiết đẹp nhất là trong khoảng từ tháng 1 đến 3 do lúc này biển khá êm, những bạn bị say sóng cũng sẽ giảm được nhiều khó chịu khi di chuyển bằng tàu.
Các vùng biển của Kiên Giang không chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng lượng mưa do bão gây ra chiếm tỉ trọng lớn. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4-11 hàng năm.
Di chuyển
Từ Sài Gòn (hoặc các tỉnh khác) có thể bắt xe chất lượng cao trực tiếp tới với TP Rạch Giá. Từ đây các bạn tiếp tục hành trình trên tàu để ra với Nam Du. Để đến được Nam Du phương tiện duy nhất có thể sử dụng là tàu, tùy vào điều kiện thời gian của mỗi người mà các bạn có thể tự lựa chọn cho mình hãng vận tải thích hợp.
Các hãng tàu đi đảo Nam Du:
Ngọc Thành (tàu cao tốc)
- Giờ xuất bến: Rạch Giá lúc 8h15 và Nam Du lúc 12h15
- Thời gian di chuyển: 2 tiếng
Sông Hồng (tàu cao tốc Helen, Goffrey)
- Giờ xuất bến: Rạch Giá lúc 8h10 và Nam Du lúc 12h10
- Thời gian di chuyển: 2 tiếng
Hồ Hải (tàu thường)
- Giờ xuất bến: Rạch Giá lúc 9h và Nam Du lúc 14h
- Thời gian di chuyển: 5 tiếng
- Điện thoại: 077 3863019.
Ban-do-Nam-Du-8847-1425869402.jpg
Bản đồ di chuyển bằng tàu từ Rạch Giá tới Nam Du.
Để khám phá các hòn xung quanh Hòn Lớn và tham quan một số địa điểm đẹp, các bạn nên thuê tàu để di chuyển. Trên đảo đang có một số cá nhân cho thuê tàu (nếu không thuê được các bạn có thể ra thẳng bến tàu, tìm bất kỳ tàu cá nào của người dân, thống nhất giá cả và các địa điểm muốn đi).
Xe máy đi Hải Đăng Nam Du và Bến Ngự:
Xe ôm: rất nhiều trên đảo, giá ngày cuối tuần, ngày lễ là 80.000 đồng/khứ hồi lên hải đăng; 50.000 đồng/khứ hồi đến Bến Ngự. Nếu chỉ lên hải đăng một lượt, giá là 50.000 đồng. 
Thuê xe máy: bạn có thể nhờ nhà trọ nơi bạn ở hoặc xe ôm thuê hẳn một chiếc xe, giá khoảng 150.000 - 200.000 đồng/ngày tha hồ vi vu được cả hai nơi hải đăng và Bến Ngự, cả bãi cây Mến nữa (lưu ý đường qua bãi Cây Mến đang làm rất khó chạy).
Nghỉ ngơi
Trên Hòn Lớn hiện tại có một số nhà nghỉ mở ra để phục vụ khách du lịch, trước khi ra đảo các bạn có thể liên hệ trước để đặt phòng. Trong trường hợp tất cả đều không còn phòng, các bạn cứ thoải mái ra ngoài đảo rồi liên hệ với một số nhà dân để được giúp đỡ về chỗ nghỉ. Giá nhà nghỉ dao động từ 200.000 đến 350.000 đồng/phòng/đêm. Nhà nghỉ có kèm các dịch vụ ăn uống, cho thuê tàu xe đi quanh đảo. Đặc biệt có phục vụ máy lạnh nên khách không phải lo lắng trong những ngày nắng nóng.
Các địa điểm du lịch
Bãi Cây Mến
Bãi tắm Cây Mến là một cái vịnh, nước biển xanh biếc với diện tích 600m2 nằm gọn trong Vịnh Thái Lan. Anh Võ Văn Phương, người đang sở hữu phần diện tích đất trồng dừa và bãi tắm cho biết, thời ông cố, bà cố của anh đã sinh sống và sở hữu phần diện tích đất này. Tổng diện tích đất khoảng 7ha đều được ông cố trồng dừa. Hiện có cây tuổi thọ từ 70 đến 80 tuổi. Lúc đầu, dừa  mọc thưa thớt. Khi cây cho trái đến khô rụng xuống đất và dừa con sinh trưởng phát triển. Cứ thế, cây dừa ngày một nhiều trở thành rừng dừa xanh, nằm liền kề vịnh biển. Ông cố, bà cố qua đời để lại cho ông ngoại, bà ngoại rồi đến mẹ và cậu anh sở hữu. Hiện mẹ anh Phương đã giao quyền sở hữu phân nửa diện tích đất và một phần vịnh này lại cho anh.
Bãi Ngự
Bãi Ngự nằm ở phía tây Củ Tron. Tương truyền trên đường qua Xiêm, vua Gia Long đã dừng lại đây nên khu vực này có tên là bãi Ngự. Mùa khô, bãi này vẫn đầy đủ nước ngọt trong khi các khu vực khác thiếu nước trầm trọng. Tại đây,m vẫn còn một cái giếng luôn đầy nước. Người dân địa phương cho rằng giếng được đào khi vua đặt chân đến đây nên được đặt tên là giếng Vua.
Bãi Chệt
Theo dân gian truyền lại vào thế kỷ 16 trên đường ra Phú Quốc buôn bán, giữa đoàn tàu Hà Lan và người Trung Quốc đã xảy ra một trận ác chiến, mấy hôm sau có hàng trăm xác người Trung Quốc tấp vào bãi này, từ đó người dân gọi là Bãi Chệt
Hải đăng Nam Du
Hải đăng Nam Du nằm trên đỉnh Hòn Lớn (Củ Tron) thuộc xã An Sơn. Đây được xem là ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam nhờ nằm ở định đồi cao hơn 300 mét so với mực nước biển.
Hòn Nồm
Là một trong 11 đảo có dân sinh sống, Hòn Nồm giữa hiện chỉ có duy nhất đại gia đình ông Dương Văn Sáu sinh sống. Hòn đảo được ông Vương Văn Kiều, cha ông sáu đến khai hoang và xây dựng từ năm 1960. Toàn đảo có diện tích khoảng 10 ha nhưng chỉ có 3 ha là có thể trồng trọt, phần diện tích còn lại hoàn toàn là núi đá.
Hòn Mấu
Cảnh sắc tươi đẹp của Hòn Mấu. Ảnh: toidi24h.
Cảnh sắc tươi đẹp của Hòn Mấu. Ảnh: toidi24h.
Hòn Mấu rộng khoảng 200 ha với hơn 120 hộ dân nằm liền nhau vắt ngang qua phần thấp nhất của đảo. Hầu hết người dân trên đảo này đều làm nghề biển. Ðảo nhỏ nên vừa đặt chân lên tới đây, người dân trên đảo từ người già đến trẻ em đều biết bạn là người khác đến đảo này.
Trong số 21 hòn đảo của quần đảo này, tạo hóa có vẻ thiên vị khi ban phát cho hòn đảo nhỏ này những bãi biển tuyệt đẹp. Có đến năm bãi biển trên đảo. Trong đó, có hai bãi cát trắng mịn hiếm nơi nào có được là Bãi Chướng và Bãi Nam; còn lại là ba bãi đá: Bãi Bắc, bãi Ðá Ðen và bãi Ðá Trắng. Bãi Nam là mặt tiền của đảo. Bãi này hầu như yên ắng quanh năm, nên tàu bè đến giao thương đều dừng lại ở mặt này. Vì thế, cư dân ở đây cũng đông hơn. Dù vậy, bãi cũng rất sạch sẽ, cát trắng mịn và bãi lài.
Bãi Chướng
Thú vị nhất là được đắm mình trong lòng nước mát lành ở Bãi Chướng. Bãi như một cái vịnh trông như một hồ nước khổng lồ bao bọc chung quanh là những hàng dừa có trên một đời tuổi người. Bãi cát chạy dài, nước có mầu xanh lam trong vắt. Ra xa hàng chục mét vẫn còn thấy đáy.
Cạnh đó là hai bãi đá không chê vào đâu được. Bãi Ðá Ðen có nhiều loại đá đẹp. Phần lớn là đá có mầu đen bóng nên người dân lấy đó làm tên đặt. Ðá ở bãi này muôn hình vạn trạng, nhiều mầu sắc. Khi mặt trời soi xuống, đá dưới biển lấp lánh nhiều mầu sắc bắt mắt. Có những viên hoa văn rất lạ. Vân đá ngoằn ngoèo xanh, đỏ như vân cẩm thạch. Từ bãi Ðá Ðen đi bộ chừng 15 phút là đến bãi Ðá Trắng. Toàn bãi chỉ duy nhất một mầu trắng của đá. Những viên đá nhỏ bằng ngón tay đến bằng bàn tay nằm dọc theo bãi biển. Bãi này hầu như không có cát, chỉ có đá trắng. Ai đến hai bãi đá cũng cầm về vài hòn đá như một món quà của biển khơi.
Hòn Ngang
Hòn Ngang có bến cảng êm sóng nhất Nam Du nên thu hút hàng ngàn tàu thuyền, ghe xuồng và những lồng bè nuôi cá. Từ Hòn Lớn qua Hòn Ngang mất 30 phút đi đò, mỗi ngày có hai chuyến xuất bến lúc 7h và 15h hàng ngày.
Hòn Ngang là trung tâm xã Nam Du. Bến tàu Hòn Ngang có hàng ngàn tàu thuyền ghe xuồng và gần 60 lồng bè nuôi cá neo đậu không theo một trật tự nào. Bờ cảng là dãy nhà sàn trên cọc tre và bêtông san sát nhau chạy dài 2km. Chỉ có một con đường nhỏ chừng 1,5m, không có bất cứ loại phương tiện giao thông nào.
Hòn Hai Bờ Đập
Là địa điểm thường được dân du lịch lựa chọn để làm nơi tập trung cắm trại và dựng lều nghỉ đêm. Đây là địa điểm khá phù hợp để bạn lặn ngắm san hô, bắt nhum (cầu gai), câu cá, bơi lội.
Hòn Sơn (Hòn Sơn Rái, Lại Sơn)
Nằm giữa Hòn Tre và quần đảo Nam Du, cách đất liền khoảng 60km, trên nền xanh thẳm của đại dương, Hòn Sơn (hòn Sơn Rái) hiện lên như một quả núi khổng lồ. Từ năm 1983, hòn đảo duyên dáng này được mang tên là Lại Sơn, một trong 4 xã đảo thuộc huyện Kiên Hải (Kiên Giang) diện tích 11,5 km2 với hơn 2.000 hộ sinh sống. Đến Hòn Sơn, du khách mới thấy hết cảnh sắc nên thơ, sự kết hợp hài hòa giữa biển - đảo với những giá trị nhân văn gắn liền với lịch sử, văn hóa của vùng đất nơi trập trùng sóng nước.
Vào những ngày trời đẹp, mây quang đãng, nhìn từ xa Hòn Sơn như một viên ngọc lấp lánh với 7 đỉnh nhấp nhô trên sóng nước. Càng đến gần, màu xanh trên đảo càng cuốn hút bởi quanh đảo được bao phủ bằng những rặng dừa xanh ngút ngàn, cảnh sắc êm đềm, thơ mộng. Dọc theo bờ biển là làng chài, tàu ghe tấp nập, không khí vô cùng nhộn nhịp.
Đứng từ trên bờ nhìn ra, ai cũng say mê ngắm nhìn những hòn đá to nhỏ, chồng chất lên nhau, tạo thành những dáng vẻ kỳ thú. Hấp dẫn nhất là tại bãi Thiên Tuế, gần đền Nam Hải với những tảng đá sừng sững muôn hình vạn trạng nổi lên trên những viên đá cuội, tạo cảm giác lạ lẫm.
Đường lên đỉnh Ma Thiên Lãnh
Đa số du khách đến Hòn Sơn thích khám phá đồi Ma Thiên Lãnh, nơi còn lưu giữ nhiều huyền thoại mà mỗi người dân ở đây đều biết đến. Đó là chuyện các nàng tiên thường giáng trần nơi đỉnh núi, gọi là sân tiên. Về sau, nơi đây có nhiều cây rừng, nhiều hang động thanh tịnh nên có nhiều đạo sĩ tìm đến ẩn tu. Trên đường đến Ma Thiên Lãnh hiện còn một tượng Phật lộ thiên và nhiều vết tích của người xưa ghi lại trên đá.
Các món ăn ngon và đặc sản
Ra biển thì đương nhiên đặc sản của biển là hải sản rồi, tuy nhiên ở đây cũng có đầy đủ các món ăn bình thường để phục vụ du khách. Nếu muốn cắm trại ngoài đảo bạn có thể chuẩn bị và mua thức ăn từ trước và mang theo từ Rạch Giá. Ngoại trừ hải sản còn lại thực phẩm ở ngoài đảo đều phải chuyển từ đất liền ra nên giá sẽ cao hơn trong đất liền một chút nha các bạn.
Cá xanh xương nướng bẹ chuối
Cá xanh xương còn có tên là cá nhái, một loài cá biển, thân tròn và dài, mỏ nhọn giống như cá lìm kìm. Con to có thể dài cả thước và nặng 2-3 kg. Gọi là cá xanh xương vì da cá có màu xanh, khi nhìn vào thấy xương cá hiện lên màu xanh xanh.
Người ta chọn những con cá thật tươi từ biển mới mang về, cạo rửa sạch nhớt rồi dùng bẹ chuối xiêm ốp lại, quấn dây thật kỹ. Sau đó chất củi lên nướng cho đến khi nào bẹ chuối bị héo, khô là cá chín. Khi ăn, mở bẹ chuối ra, thịt cá nứt da, dậy mùi thơm lựng, dễ dàng chinh phục bất kỳ dân đất liền sành ăn từ Nam chí Bắc. Thịt cá không chỉ ngọt mà còn dai dai, cuốn với bánh tráng ăn kèm với rau rừng như lá cách, lá lớp, đinh lăng, cải trời, đọt bứa… tạo nên một bản sắc riêng của vùng biển đảo, ít nơi nào có được.
Sò điệp nướng mỡ hành
Sò điệp là một loại hải sản quen thuộc với phần cùi thịt trắng ngà thơm ngon mà không dai, thích hợp cho cả xào lẫn rang và là một trong những loại nguyên liệu thực phẩm để chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng như: Sò điệp rang muối tiêu, sò điệp nướng mỡ hành, sò điệp hấp cuộn miến.
Mực trứng vừa câu hấp gừng
phuot-Nam-Du-8-4049-1425869402.jpg
Mực ngọt thịt , thơm mùi gừng, ăn không biết ngán. Ảnh: cungphuot.
Mực trứng được đánh bắt trong mùa sinh sản nên trong bụng chứa nhiều trứng, số lượng con mực có trứng chiếm đến trên 70%. Theo chuyên gia, mực trứng là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Mực trứng là loại thực phẩm dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon nên rất được ưa chuộng. Mực trứng có thể làm món mực trứng chiên ớt, chiên xù xốt thơm, chiên bơ, nướng tương ớt hoặc sa tế… nhưng nổi bật nhất vẫn là mực trứng hấp gừng vì mùi vị ngọt của mực không bị mất mà dễ thực hiện, ăn lại không ngán.
Canh chua cá bớp
Vùng biển phía Tây của Kiên Giang khá nổi tiếng với nghề nuôi cá Bớp lồng bé. Đây là loài cá có thân hình thoi dài, màu đen trông khá giống cá lóc. Canh chua cá bớp miệt biển Tây này không giống canh chua ở đất liền. Canh chua cá bớp ở đây nấu với me tươi hoặc me muối chung với sả bằm và nghệ đâm nhỏ. Để món ăn thêm phần hấp dẫn, người ta cho măng tươi hoặc măng chua vào.
Khô cá
Phương thức phơi khô là một cách giữ thực phẩm cổ nhất của nhân loại. Khô cá có thể để hằng năm mà không bị hư. Cách thức phơi khô khá thô sơ nhưng hữu hiệu, thường được ngư dân áp dụng để giữ các mẻ cá đánh về nếu không tiêu thụ kịp. Khô cá cũng có lợi điểm là dễ chuyên chở hơn là cá tươi. Ở Nam Du mọi loại khô trên quần đảo Nam Du được người dân làm những con cá còn tươi nguyên và là một đặc sản khá thú vị với khách du lịch.
Gợi ý lịch trình đi phượt Nam Du
Đây chỉ là lịch trình tham khảo để các bạn có thể thoải mái khám phá đảo, nếu bạn không có nhiều thời gian thì có thể chủ động rút ngắn hoặc kéo dài lịch trình này cho phù hợp với riêng mình.
Ngày đầu tiên: Sài Gòn - Rạch Giá
- Tối bắt xe khách chất lượng cao từ Sài Gòn đi Rạch Giá
- Các bạn đi từ các tỉnh khác tự túc phương tiện tới Sài Gòn
Ngày thứ 2: Rạch Giá - Nam Du
- Xe tới Rạch Giá vào sáng sớm, mua vé tàu cao tốc đi Nam Du (nếu đi vào dịp lễ, các bạn có thể chủ động mua vé sớm hơn)
- Tới Nam Du, nhận phòng, ăn trưa và nghỉ ngơi, thuê xe máy để chiều đi chơi
Chiều bắt đầu hành trình khám phá đảo
- Đi viếng chùa bà Chúa Xứ trên đảo
- Lên thăm Hài Đăng Nam Du
- Tới bãi Cây Mến, đây là bãi biển đẹp với hàng dừa xanh và bãi cát trắng.
- Tiếp tục đi thăm các bãi Ngự, bãi Chệt
- Tối về nghỉ ngơi, cắm trại nếu muốn
Ngày thứ 3: Nam Du - Hòn Ngang - Hòn Mấu
- Sáng di chuyển từ Hòn Lớn qua Hòn Ngang tham quan các lồng bè nuôi cá
- Tiếp tục khởi hành đi Hòn Mấu, nơi đây có 5 bãi biển vô cùng tuyệt đẹp
- Trưa nghỉ ăn tại Hòn Mấu (có thể mang theo đồ ăn)
- Tắm biển và dạo chơi tự do
- Chiều có thể di chuyển đi tham các hòn khác của Nam Du
- Tối di chuyển về lại Hòn Lớn
Ngày thứ 4: Nam Du - Rạch Giá - Sài Gòn
- Sáng làm thủ tục trả phòng
- Mua một số loại đặc sản, đồ lưu niệm về làm quà
- Lên tàu khởi hành về Rạch Giá
- Từ Rạch Giá bắt xe trở lại Sài Gòn.
Một số chú ý trong chuyến du lịch đảo Nam Du
Dân quần đảo Nam Du đều dùng điện máy phát. Để không mất liên lạc với người thân và muốn có những bức ảnh lưu niện nơi “heo hút” này, bạn nhớ sạc pin điện thọai và máy ảnh hoặc máy quay phim khi máy phát điện hoạt động lúc 17h - 22h.
Nếu đến nơi này từ tháng 1 đến cuối tháng 3, thời điểm nước ngọt được xem như vàng, bạn nhớ tiết kiệm nuớc tối đa để chia sẻ nỗi khổ của người dân. Trong những ngày ở Nam Du có thể bạn phải tự mua nước ngọt với giá 6.000 đồng/50 lít để sinh hoạt.
Để tránh cái mưa rét trong tiết xuân ở miền Bắc hay xoa dịu cái nóng của miền Nam, hãy đến hòn đảo còn hoang sơ nhưng vô cùng xinh đẹp này nhé.

Một góc tuyệt đẹp của đảo Nam Du. Ảnh: toidi24h.
Một góc tuyệt đẹp của đảo Nam Du. Ảnh: toidi24h.
Bãi Mến - Nam Du. Ảnh: QuocKt.
Bãi Mến - Nam Du. Ảnh: QuocKt.
Lối đi nên thơ trên đảo Nam Du. Ảnh: ArTuan.
Lối đi nên thơ trên đảo Nam Du. Ảnh: ArTuan.
Bãi Ngự nhìn từ trên cao. Ảnh: embebu.
Bãi Ngự nhìn từ trên cao. Ảnh: embebu.
Hải đăng đảo Nam Du. Ảnh: Đá Cuội.
Hải đăng đảo Nam Du. Ảnh: Đá Cuội.
Lồng bè nuôi cá ở Hòn Ngang. Ảnh: nqkhaidl.
Lồng bè nuôi cá ở Hòn Ngang. Ảnh: nqkhaidl.
Đường lên đỉnh Mã Thiên Lãnh. Ảnh: cungphuot.
Đường lên đỉnh Mã Thiên Lãnh. Ảnh: cungphuot.
sodiep-mohanh.jpg
Sò điệp nướng mỡ hành. Ảnh: cungphuot.
canh-chua-ca-bop_1425868644.jpg
Canh chua cá bớp. Ảnh: toidi24h.

Hà Đan
 tổng hợ
p

Khám phá đảo Nam Du, thưởng thức đặc sản biển

Đảo Nam Du được mệnh danh là điểm đến thích hợp với mọi chuyến đi. Tuy nhiên không phải thời điểm nào cũng thuận lợi để bạn du lịch, khám phá đảo Nam Du, Kiên Giang.

Nguồn: Youtube

Đến Nam Du, bỗng dưng thành les!

(NLĐO) – Nghe dân săn ảnh đẹp rỉ tai về Nam Du cách đây 5 năm nhưng mãi gần đây thấy mạng xã hội lại ầm ầm thổi đảo lên tận trời xanh, tôi nôn nao, quyết xách dép lên đường cho biết với người ta.

Muốn là làm, tôi quyết định đi Nam Du trong vòng 1 tuần. Rủ rê thêm được 1 người bạn, “Tháng 3 bà già đi biển”, hợp quá rồi còn gì. Thế là 2 “bà già” quyết lên đường dịp cuối tuần.
Đi rồi mới tiếc là sao mình không đi từ 5 năm trước, dù khi ấy chắc tàu ghe còn khó khăn hơn bây giờ. Bến tàu ở Rạch Giá đông nghẹt người chờ qua đảo Nam Du. Không chỉ là dân TP HCM háo hức, Tiền Giang nôn nao, mà cả Kiên Giang cũng tò mò vì mạng quá tung hê đảo nào là “Thiên đường du lịch”, “Thiên đường biển”, “Điểm đến cho người thích sự hoang sơ”. Các quán ăn chật ních người, nhà nghỉ nườm nượp khách ra vào, còi xe bấm inh ỏi xin đường trên khúc gần cầu cảng cũng không ngăn cản được những bước chân dồn dập của khách phương xa chen chân vào đảo.

Nghe đồn thổi, khách du lịch khắp nơi kéo đến Nam Du
Nghe đồn thổi, khách du lịch khắp nơi kéo đến Nam Du

Các quán ăn đông nghẹt
Các quán ăn đông nghẹt
Đến Nam Du, bỗng dưng thành les!

Bến tàu đông đúc
Bến tàu đông đúc

Áo kỉ niệm chuyến du lịch Nam Du là hàng ...Thái Lan
Áo kỉ niệm chuyến du lịch Nam Du là hàng ...Thái Lan
Đã đi thì phải đến. Đã đến thì phải hiểu. Dù bực mình vì cái sự đông đúc nhưng tôi vẫn quyết lang thang trên đảo để tìm hiểu thêm về những gì mà mạng facebook chưa soi tới. Mới đi bộ được một lát chúng tôi bỏ ý định đi “xe hơi (tự sản xuất)” vì trời nắng nóng mà đường trên đảo thì lắm lúc đi bộ mà thắng chân không kịp với dốc.
Đang ở bãi Ngự, loay hoay chẳng biết hỏi thuê xe ở đâu chúng tôi đánh bạo hỏi mấy thanh niên đang đánh bi da thì họ không ngần ngại: “Chị muốn thuê xe hả? Xe này cho thuê nè. Chị đang ở nhà nghỉ nào? Chừng nào chị muốn trả, ở đâu cũng được, chị chỉ cần điện thoại một tiếng là tụi này đến lấy xe liền”. Sau vài câu nói và không cần giấy tờ, chiếc xe đã là của chúng tôi, y như lúc đến nhà trọ, cũng chỉ vài câu hỏi thăm nhau là xong!
Đến Nam Du, bỗng dưng thành les!

Cá và mực phơi ở khắp nơi
Cá và mực phơi ở khắp nơi
Đến Nam Du, bỗng dưng thành les!
Xách xe chạy vòng vòng, đến bãi Mến để ngắm cảnh hoàng hôn xong tôi cứ thế mà chạy vòng vèo theo con đường quanh đảo để về. Do con đường khá hẹp lại do trời tối con nít đổ ra đường chơi tạt lon, rượt đuổi khá nhiều nên tôi chạy khá chậm. Qua gần khu miếu bà Chúa Xứ tôi dừng xe để né một vài người đi ngược chiều. Bỗng tôi nhìn thẳng vào người đi ngược chiều bên đường, thấy một thiếu phụ khoảng 27 tuổi, đang chở con trên xe đạp mỉm cười, gật đầu chào mình.
Cái cười rạng rỡ như gặp lại người quen của cô ấy khiến tôi ngẩn ngơ. Vẻ dịu dàng, đằm thắm và mặn mòi sau cái cười của cô gái ấy làm bừng sáng trong tôi cảnh tranh tối tranh sáng miền biển về tối. Dù tôi đi nhiều, gặp nhiều người nhưng sao tôi bỗng yêu cái nụ cười ấy dù chỉ thoáng qua trong phút chốc và không dễ gặp. Đến giờ tôi vẫn chỉ bị nụ cười ấy quyến rũ mà không phải là của trai nào khác. Chết thật!

Bãi Mến nổi tiếng với bờ cát trắng, biển xanh và trong
Bãi Mến nổi tiếng với bờ cát trắng, biển xanh và trong
Đến Nam Du, bỗng dưng thành les!
Đến Nam Du, bỗng dưng thành les!

Hoàng hôn trên bãi Mến
Hoàng hôn trên bãi Mến
Dạo ở Nam Du tôi ước gì đảo biết làm du lịch hơn. Có những bãi biển mà nếu không có đám trẻ ào ào check in đến rồi biến mất sau 5 phút thì nó là hoàn toàn của bạn. Với một quyển sách hay, một món gì nhai chóp chép dưới bóng dừa, và biển. Đôi khi đời chỉ cần có thế. Nhưng ước mơ chỉ là mơ ước. Nằm dài ở mấy cái ghế tại bãi Đất Đỏ dưới bóng dừa, tôi hỏi chị chủ quản lý mấy ghế đó món gì nhâm nhi để giết thời gian, xem đám trẻ chụp hình quăng lên FB rồi kéo nhau đi, để 2 bà già “ta với ta”, chị bảo chỉ có nước ngọt.
Muốn ăn hải sản, chị sẽ chạy qua chợ ở bãi Chệt mua đồ về phục vụ; bánh xèo, bánh căn, chè, đồ ăn vặt, trái cây…trong xóm hoàn toàn không có bán. Ngoài hải sản là món đặc sản nhưng rẻ như ăn cơm 3 món trên đảo, còn thì các món ăn chơi khác thì chờ “về nhà mà ăn”. Tiếc thay!

Hòn Dầu nổi tiếng với bãi tắm yên ả, cát trắng, cùng hàng cây dầu cổ thụ bên trong đảo
Hòn Dầu nổi tiếng với bãi tắm yên ả, cát trắng, cùng hàng cây dầu cổ thụ bên trong đảo
Đến Nam Du, bỗng dưng thành les!

Cây dừa phim trường được nhiều người check in nhất tại hòn Dầu
Cây dừa "phim trường" được nhiều người 'check in" nhất tại hòn Dầu

Hòn Dầu nhìn từ ngoài
Hòn Dầu nhìn từ ngoài
Có một thử thách để bạn vượt lên chính mình tại đảo Nam Du ấy là đi bộ lên hải đăng Nam Du. Ngọn hải đăng cao 300 m so với mực nước biển này sẽ ngăn cản bước chân du khách lên vì có trạm của đồn biên phòng. Tuy nhiên, cứ vô tư vượt qua gác chắn, bạn sẽ được 2 chú chó hồn nhiên thân thiện ra đón và chơi đùa rồi tha hồ chụp ảnh, ngắm cảnh. Nhưng để được như vậy bạn sẽ phải thở bằng tai, leo dốc như bò kéo xe trong khoảng… 45 phút. Leo lên được đỉnh hải đăng phần thưởng cho bạn chính là ngút tầm mắt cảnh biển xanh, tổng quan các hòn đảo lớn nhỏ ở Nam Du cùng rặng lau chập chùng trong cảnh trời xanh mây trắng mà không có ở đâu có được.
Đến Nam Du, bỗng dưng thành les!

Đường lên hải đăng Nam Du với bờ cỏ lau tuyệt đẹp
Đường lên hải đăng Nam Du với bờ cỏ lau tuyệt đẹp

Đi qua cổ thụ này vào ban ngày nhiều người thấy sợ, gai gai người
Đi qua cổ thụ này vào ban ngày nhiều người thấy sợ, gai gai người
Đến Nam Du, bỗng dưng thành les!

Hai bên đường lá rụng thành thảm
Hai bên đường lá rụng thành thảm

Và một trái tim bên lề
Và một trái tim bên lề

Không khí mát mẻ với chim ca, vượn hú sẽ làm cho bạn cảm thấy bõ công khi lội bộ cả giờ lên hải đăng
Không khí mát mẻ với chim ca, vượn hú sẽ làm cho bạn cảm thấy bõ công khi lội bộ cả giờ lên hải đăng

Muốn lên được đến đây, bạn phải thở hộc xì dầu nếu đi bộ
Muốn lên được đến đây, bạn phải thở "hộc xì dầu" nếu đi bộ

Nhìn trên hải đăng Nam Du xuống các đảo
Nhìn trên hải đăng Nam Du xuống các đảo
Song Ngọc

Đi chơi đảo xa vùng biển Tây


Chế Cẩm Đình –  
Thứ Bảy cuối tuần, tôi về Kiên Giang, một mình xuống tàu từ thành phố Rạch Giá để đi ra Nam Du, quần đảo xa nhất của huyện Kiên Hải thuộc tỉnh này. Chuyến đi vừa là rong chơi, vừa cũng để biết thêm cuộc sống của cư dân trên những hòn đảo ngoài khơi xa vùng biển Tây đất nước.
Bước xuống tàu, ngó ra chung quanh thấy chỉ có bờ chứ không có bãi, nước biển gần bờ ngầu đục một màu phù sa đổ ra từ cửa sông Kiên, mặt nước gợn sóng nhẹ, không cuộn trào ồ ạt như biển ngoài miền Trung.
20160618_153803Vẻ đẹp hoang sơ của vùng biển Nam Du, Kiên Giang.
Từ Rạch Giá ra Nam Du khoảng 48 hải lý, tức gần cả trăm cây số. Khách đi bằng tàu cao tốc của hãng tàu du lịch Superdong mất khoảng hai giờ ba mươi phút. Trên đường đi tàu có ghé qua hòn Sơn, hòn Ngang để đón khách theo hải trình trước khi cập bến cuối cùng là hòn Củ Tron.
Ngày xưa chưa có la bàn đi biển, ban ngày người ta phải men theo hướng mặt trời, căn lối gió và nhìn mặt sóng để xác định hướng, đêm thì lấy sao trên trời làm phương mà đi, nếu gặp sương mù thì phải neo lại, dây neo đánh bằng rơm hoặc xơ dừa. Chặng đường này nếu đi thuyền buồm với chèo tay, gặp lúc thuận gió thì cũng phải mất khoảng ba đêm hai ngày mới tới nơi.
Mười hai giờ rưỡi, con tàu chở đầy khách nổ máy gầm gừ tiến ra biển khơi với tốc độ 29 hải lý/giờ. Đứng trên boong tàu lộng gió và nắng, thưởng thức sự yên bình của đất nước hôm nay mà chợt hình dung về những cuộc rượt đuổi truy sát lẫn nhau giữa thủy quân Tây Sơn với binh thuyền Nguyễn Ánh cũng trên vùng biển Kiên Giang này hồi cuối thế kỷ 18. Hay xa hơn nữa là những đoàn thuyền cựu binh nhà Minh bên Trung Quốc kháng Thanh trải muôn trùng sóng nước từ Triều Châu hay Quảng Đông đến cập bến Hà Tiên của Việt Nam để định cư, hoặc nghỉ ngơi rồi đi xuống Malaysia sinh sống.
20160618_153900
Tàu đến nơi lúc gần 3 giờ chiều. Cùng với du khách đi chung tour, tôi được chuyển sang một tàu khác, vốn là tàu đánh cá được cải tạo lại thành tàu du lịch. Tàu chở du khách đi các hòn đảo ở xã An Sơn để tắm biển và lặn ngắm san hô chừng hai giờ đồng hồ, sau đó về lại hòn Củ Tron và được bố trí vào nghỉ trong nhà của người dân địa phương theo kiểu “homestay”.
Được ăn hải sản ngay trên đảo thật tuyệt, toàn là đồ tươi được chế biến khi vừa mới đánh bắt lên, giá lại rất rẻ. Nào mực, nào cá xương xanh, ốc, hàu đủ loại, và cả nhum, tôm mũ ni… Sau bữa ăn, khách đi dạo khu chợ dọc theo con đường bê tông rộng chưa tới 2 m dài chừng 1,5 km, hai bên nhà ở ken kín với một cuộc sống thảnh thơi và trông tương đối khá giả, có lẽ nhờ nguồn lợi từ biển đem lại.
20160618_202129Hải sản tươi sống là một trong những điểm hấp dẫn nơi các khu chợ trên các hòn đảo ở vùng biển Kiên Giang.
Về đến nhà nghỉ, tôi nằm võng trò chuyện cùng bà chủ nhà. Bà quê tận ngoài Bình Định, tổ tiên mấy đời trước đi ghe thuyền vào định cư trên những hòn đảo này. Hàng ngày, vợ chồng bà dậy sớm từ hai giờ rưỡi sáng, xuống ghe đi làm lưới ngoài khơi xa khoảng nửa giờ chạy ghe, cũng kiếm được non triệu bạc tùy ngày tùy thời tiết. Bà nói ở đây chẳng ai khó khăn gì nhưng nhà nhà vẫn làm nhà nghỉ để có khách đến ở cho vui, được nghe những câu chuyện khắp mọi miền đất nước mà du khách mang theo kể cho bà con ngoài này. Bà chủ nhà có hai con gái, cô chị lấy chồng bên Hòn Tre là trung tâm hành chính của huyện đảo Kiên Hải, cách hai giờ đi tàu cao tốc. Cô em mười sáu tuổi cũng qua bên đó học cấp ba vì bên này không có trường, ngày nghỉ về nhà thăm cha mẹ.
Đề cập chuyện đời xưa, bà chủ nhà nói bà được nghe ông bà hồi trước kể rằng khi Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long) bị nhà Tây Sơn đuổi chạy trên biển, có hai con rái cá bắt mồi bơi theo mạn dâng lên cho ông ăn để cầm hơi. Chạy mấy ngày mấy đêm thì ra đến hòn Sơn, Nguyễn Ánh cho cập đảo lên trú lại để tìm nước ngọt và lương thực. Rồi khi nhà Tây Sơn cho thủy binh lùng bắt, Nguyễn Ánh cho giấu thuyền vào khe núi rồi trốn trên đó. Từ hẻm núi trông xuống, thấy rái cá bò lên bãi tới lui để xóa dấu chân người. Thuyền Tây Sơn cập bãi tìm không ra dấu vết của Nguyễn Ánh nên bỏ đi. Từ tích đó, người ta kêu đảo này là hòn Sơn Rái.
Bà kể thêm chuyện Nguyễn Ánh dong buồm đi tiếp ra khơi xa mấy ngày mấy đêm thì tới hòn Củ Tron cũng thuộc quần đảo Nam Du, chọn điểm đóng quân ở một bãi cát trắng, sau được gọi là bãi Ngự, tức nơi vua từng ở.
Trò chuyện hồi lâu rồi tôi nằm lăn ra sàn nhà mà ngủ, chỉ với chiếc gối và một tấm chăn mỏng chứ chẳng màn chiếu gì bởi ngoài này không có muỗi như trong đất liền. Ngày thì nắng nhưng đêm rất mát, không cần phải dùng quạt máy hay điều hòa. Mà có dùng thì cũng rất hạn chế vì không có điện lưới, nhà ai cũng sử dụng máy phát điện, đặt ngoài ghềnh đá cho khỏi ồn rồi câu dây vào nhà xa cả trăm mét, chủ yếu để thắp sáng, đến chừng giữa khuya thì tắt.
Buổi sáng, dùng điểm tâm xong tưởng được đi ghe khám phá các hòn đảo lân cận như lịch trình thì bất chợt trời mưa lớn nên đành phải hủy mà rất tiếc. Đến mười giờ phải bắt tàu vận tải Hòa Hợp đi vào lại đất liền vì cuối tuần cháy vé tàu cao tốc. Tàu ra khơi một chặng thì cặp lại các nhà bè trên biển để đóng thêm hàng, những thùng cá bớp, cá mú khổng lồ được cả chục thanh niên lực lưỡng khỏe mạnh kéo lên mạn chuyển vào hầm đông lạnh đảm bảo độ tươi cho hải sản. Hàng hóa này được các đầu nậu trong bờ chờ sẵn bốc lên xe chuyển ngay lên Sài Gòn bỏ mối cho các chủ vựa trên đó, bao nhiêu cũng tiêu thụ hết.
Mất sáu giờ đồng hồ, tức là hơn gấp hai lần đi tàu cao tốc thì tàu vào đến gần bờ, tôi và những hành khách khác lại phải sang qua một chiếc ghe nhỏ đã được thuyền viên điện báo trước ra đón vào trả ở bến Rạch Sỏi, kết thúc một cuộc đi hết sức thú vị và sảng khoá

Đảo thiên đường Nam Du dành cho người yêu biển nhưng không sợ khổ

Nam Du (Kiên Giang) là hòn đảo đẹp, đáng trải nghiệm, nhưng không dành cho những ai chỉ thích du lịch nghỉ dưỡng. 
dao-thien-duong-nam-du-danh-cho-nguoi-yeu-bien-nhung-khong-so-kho
Nam Du là quần đảo xa nhất của huyện Kiên Hải (Kiên Giang), cách TP Rạch Giá 83 km đường biển. Nam Du là nơi còn rất hoang sơ, với 21 hòn đảo lớn nhỏ, được tạo hóa xếp đặt khéo léo.
dao-thien-duong-nam-du-danh-cho-nguoi-yeu-bien-nhung-khong-so-kho-1
Do Nam Du vẫn còn hoang sơ, nên bạn đừng nghĩ đến khái niệm về máy bay khứ hồi, khách sạn hay resort... Ngoài ra, một ngày ở đây cắt điện nhiều lần. Bạn phải chuẩn bị sẵn tinh thần di chuyển khá mệt vì nếu xuất phát từ TP HCM cũng phải trải qua nhiều chặng (xe giường nằm và tàu cao tốc). Còn nếu bạn ở Hà Nội, việc di chuyển còn phức tạp hơn.
dao-thien-duong-nam-du-danh-cho-nguoi-yeu-bien-nhung-khong-so-kho-2
Chi phí một chuyến đi Nam Du, tính từ TP HCM gồm: Xe giường nằm Phương Trang đến Kiên Giang 290.000 đồng/người khứ hồi; Vé tàu cao tốc ra đảo 420.000/người khứ hồi. Bạn nên đi chuyến 23h từ TP HCM đến bến tàu Rạch Giá tầm 6h30 sáng. Mua vé Superdong ra đảo Nam Du, chuyến sớm nhất là 7h10. Phòng ở bình dân giá từ 250.000 đến 300.000 đồng/đêm; Thuê xe trên đảo trong ngày từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng/xe. Các chi phí khác tùy nhu cầu mỗi người.
dao-thien-duong-nam-du-danh-cho-nguoi-yeu-bien-nhung-khong-so-kho-3
Nếu bạn đi cùng người nước ngoài đến Nam Du thì cần cân nhắc và hỏi lại thật kỹ vì người nước ngoài cần bảo lãnh và thủ tục không đơn giản.
dao-thien-duong-nam-du-danh-cho-nguoi-yeu-bien-nhung-khong-so-kho-4
Ở Nam Du có nhiều điểm đến nổi bật. Trong đó, bãi Cây Mến được coi là bãi biển đẹp nhất, khung cảnh tuyệt vời với nhiều rặng dừa lung linh trước gió. Nếu bạn là người thích chụp ảnh thì đây là địa điểm không thể bỏ qua. Bãi biển này hơi bẩn do ý thức của người dân đến đây hơi kém. Tuy nhiên, độ sạch đẹp cũng tùy thời điểm. 
dao-thien-duong-nam-du-danh-cho-nguoi-yeu-bien-nhung-khong-so-kho-5
Bãi Ngự là bãi biển này được gắn nhiều câu chuyện với vua Gia Long - Nguyễn Ánh. Tại đây có giếng vua dùng.
dao-thien-duong-nam-du-danh-cho-nguoi-yeu-bien-nhung-khong-so-kho-6
Hòn Hai Bờ Đập, từ cầu cảng đi tàu ra khoảng nửa tiếng, thích hợp lặn ngắm san hô, bắt nhum, ai thích thì nhảy xuống tắm luôn. 
dao-thien-duong-nam-du-danh-cho-nguoi-yeu-bien-nhung-khong-so-kho-7
Hòn Mấu có 4-5 bãi biển, các hộ ngư dân san sát nhau, bán hải sản ăn cũng ngon miệng. Nước không trong xanh, nên chụp hình trông không đẹp nhưng bãi cát thì trắng mịn.
dao-thien-duong-nam-du-danh-cho-nguoi-yeu-bien-nhung-khong-so-kho-8
Nơi đây cách hòn Hai Bờ Đập tầm hơn nửa tiếng đi tàu.
dao-thien-duong-nam-du-danh-cho-nguoi-yeu-bien-nhung-khong-so-kho-9
Ngoài ra, Nam Du còn có bãi Đất Đỏ ấn tượng bởi con dốc cao. Hải đăng Nam Du, một trong những ngọn hải đăng đẹp nhất Việt Nam, ngắm toàn cảnh Nam Du, nhưng bạn không được phép trèo lên.
dao-thien-duong-nam-du-danh-cho-nguoi-yeu-bien-nhung-khong-so-kho-10
Đường ven biển trên đảo Nam Du dài khoảng 16 km.
dao-thien-duong-nam-du-danh-cho-nguoi-yeu-bien-nhung-khong-so-kho-11
Khu vực cầu cảng. Các bạn nên thuê nhà nghỉ gần cầu cảng. Ở đây vui, tối có muốn ăn vặt linh tinh cũng dễ, nhiều loại hải sản nướng, bánh tráng nướng...
dao-thien-duong-nam-du-danh-cho-nguoi-yeu-bien-nhung-khong-so-kho-12
Hải sản ở Nam Du khá phong phú với đủ loại: mực, nhum, cá xanh xương, sò điệp...
Nhật Tân

Hai ngày chinh phục Nam Du

Nằm ở phía đông nam Phú Quốc, quần đảo Nam Du đang được xem là vùng biển thiên đường với vẻ hoang sơ, biển trời xanh ngắt và dải cát trắng quyến rũ. 

Cả đoàn khởi hành lúc 0h từ TP HCM bằng xe khách đi Rạch Giá và mất 5 tiếng để đến bến tàu. Từ đây, đi thêm 2 tiếng đi tàu cao tốc ra đảo Nam Du. 
Ngày thứ nhất
Đến đảo Nam Du vào khoảng 9-10h sáng, bạn sẽ bị bất ngờ bởi sự nhộn nhịp tại bến tàu. Không khí nơi đây lúc nào cũng tấp nập cảnh mua bán các mặt hàng hải sản như ốc, nhum, tôm, cá... Tại Nam Du còn có một loại cá xương màu xanh ngọc bích, người dân thường gọi là cá xương xanh. 
100-2038-9739-1429587292.jpg
Người dân Nam Du sinh sống bằng nghề đánh bắt hải sản và làm cá khô. 
Cả đoàn liên hệ ở trọ tại một nhà dân trên đảo, sau đó thuê xe máy ra bãi Mến tắm biển. Giao thông trên đảo khá tốt, tuy còn nhiều đoạn dốc và quanh co nhưng những con đường phần nào được hoàn thiện khiến việc di chuyển dễ dàng hơn. 
Tại bãi Mến, nhiều dịch vụ tiện lợi được người dân đáp ứng cho khách như ăn uống, nằm võng ngắm sóng biển hay thuê bàn ghế để ngồi... Có ngồi ở đây, bạn mới nhận ra bãi biển Nam Du có vẻ đẹp hoang sơ đáng kinh ngạc. Chiều buông xuống là lúc bạn không nên bỏ lỡ cảnh đẹp của hoàng hôn với những chiếc thuyền lênh đênh trên mặt nước tĩnh lặng. 
100-2273-4368-1429587292.jpg
Nam Du trong bức ảnh góc rộng.
Chủ nhà trọ ở đây khá hiếu khách, họ sẵn sàng mời bạn một bữa tiệc hoành tráng với các loại hải sản tươi ngon như mực chiên, sò nướng, các loại ốc, cháo nhum hay cá... Mức giá cũng rất hợp túi tiền. Vào lúc 23h, điện đèn trên đảo bị cắt hết, nhưng chủ nhà trọ cho chạy máy nổ để khách có quạt và đèn để sử dụng. 
Ngày thứ hai
Cả nhóm thức dậy từ rất sớm để tiếp tục hành trình chinh phục Nam Du. Đầu tiên là leo lên ngọn hải đăng Nam Du và ngắm bình minh. Cảnh mặt trời mọc trở nên tuyệt đẹp khi được ngắm từ trên cao. 
Sau đó, cả nhóm tiếp tục thuê ghe đi khắp các đảo. Chủ ghe có thể dừng chân tại bất cứ đảo nào và sẵn sàng bắt nhum, cua, ốc cho khách. Một trong những hòn đảo để lại ấn tượng nhất chính là Hòn Mâu (còn được gọi là Hòn Mấu).
Đây là nơi đông dân cư nhưng nhịp sống khá chậm rãi. Bãi biển đẹp như thiên đường với sắc biển xanh, cát trắng mịn và những rặng dừa cong cong lạ mắt mọc hướng ra biển.
100-2256-9197-1429587292.jpg
Những phút giây vui vẻ trên đảo Nam Du. 
Các đảo ở đây đều có nước biển sạch và trong, tuy nhiên cần chú ý vì có khá nhiều đá ngầm. Cả nhóm đã nhảy xuống biển tắm thỏa thích cả buổi. 
Để kịp về thành phố, nhóm quyết định rời đảo vào buổi trưa. Chuyến đi chỉ kéo dài vỏn vẹn 2 ngày 2 đêm, nhưng để lại nhiều kỷ niệm khó phai. 
VnExpress

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét