Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Món đặc sản nổi tiếng của Tây Bắc, bạn thử chưa?

Những món ăn độc đáo như nậm pịa, thịt thối,... đem đến cho du khách một kí ức khó quên và tạo nên nét văn hóa ẩm thực của đồng bào vùng cao Tây Bắc.

 mon dac san noi tieng cua tay bac, ban thu chua? hinh anh 1
Món nậm pịa.
Mường La giáp với huyện Quỳnh Nhai ở phía Tây Bắc, huyện Thuận Châu ở phía Tây, thị xã Sơn La ở phía Tây Nam, huyện Mai Sơn ở phía Nam, huyện Bắc Yên ở phía Đông Nam, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) ở phía Đông, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) và Than Uyên (Lai Châu) ở phía Bắc.
Huyện Mường La vốn nổi tiếng với những "kỳ hoa dị thảo" và những đặc sản "có một không hai".
4 món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái mạn Mường La là: Thịt thối, bọ xít rừng, nòng nọc và chuột núi. 4 món ăn này không đơn thuần chỉ là sự thể hiện cho văn hoá vùng miền, mà còn thể hiện đẳng cấp của gia chủ. Khách quý đến, gia chủ mới kỳ công làm 4 món ăn này để thết đãi. Tuy nhiên, với khách lạ thì đây thực sự là những món ăn kinh hoàng để đời. Trong đó, món thịt thối đứng ngôi vị hàng đầu trong tứ đại đặc sản của người dân tộc Thái ở Mường La.
Món này được chế biến bằng cách: Lợn hoặc bò sau khi được xẻ thịt sẽ chọn những phần ngon nhất đem phơi nắng. Qua một vài nắng, miếng thịt tự nhiên khô lại, tiếp tục được tẩm với nước của một loại rau thơm cho ngấm vào bên trong, sau đó đem bỏ vào chum và rắc lên đó một ít muối.
 mon dac san noi tieng cua tay bac, ban thu chua? hinh anh 2
Thịt được ủ kín, vì không được ướp với nhiều muối nên sẽ dễ phân huỷ; phần thịt ngon bị chín bởi ánh nắng sẽ không tan mà đóng cục. Khi ủ thịt được khoảng 10 ngày, người ta mở ra và cho vào đó một ít thảo dược. Nếu có khách quý, món thịt thối sẽ được lấy ra nấu chín cùng rêu suối, cơm nguội và ăn kèm với lá sung.
Ngoài ra, ai đã từng đi qua Sơn La đều nghe nhắc tới món ăn nậm pịa - một món ăn đặc sản của người dân tộc Thái. Với các du khách, đây là một món ăn rất lạ, nguyên liệu làm món ăn này là tiết bò hoặc tiết dê để đông, đuôi, dạ dày, cuống tim và không thể thiếu một thứ nước sền sệt từ bên trong ruột non của con bò, gọi nó là “pịa”.
 mon dac san noi tieng cua tay bac, ban thu chua? hinh anh 3
Người ta chọn một đoạn ruột non ngon để lấy pịa, ninh xương và lục phủ ngũ tạng lên để lấy nước. Sau đó họ đổ pịa vào, có nơi còn cho thêm chút mật bò vào pịa. Phần ruột non sau khi lấy phải buộc chặt hai đầu, rồi cắt thành khúc, trộn kèm rau thơm, bột mắc khén (hạt tiêu rừng), tỏi, ớt, mùi tàu… Tất cả các gia vị được băm nhỏ rồi đun sôi lên, đến khi nồi pịa sánh, sền sệt lại là được. Món nậm pịa ăn kèm với rau chuối và bạc hà. Nếu bạn chỉ mới thử lần đầu, chưa quen, món nậm pịa sẽ khiến bạn "ngần ngại".
Món nậm pịa được múc ra bát có màu nâu, nước sền sệt. Ban đầu khi nếm thử sẽ thấy vị đắng và mùi hơi khó ngửi. Có nhiều người mới lần đầu trông thấy bát nậm pịa, chỉ ngửi thấy mùi đã không dám ăn. Nhưng khi đã nếm đôi ba miếng, bỏ qua những cảm nhận ban đầu về mùi và vị, thì những miếng tiếp theo, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm của mắc khén, một loại gia vị của núi rừng. Vừa ăn nậm pịa, vừa nhấm nháp chén rượu thơm, ta lại thấy miếng nậm pịa đắng nơi đầu lưỡi và ngọt nơi cuống lưỡi. Món nậm pịa tuy vậy nhưng lại rất an toàn cho những ai yếu bụng.
Trong tiếng Thái, “nậm” có nghĩa là canh, “pịa” là chất sền sệt ở trong ruột non của bò. Món có tên đơn giản là nậm pịa, tùy theo cách hiểu của mỗi người. Nậm pịa chỉ có ở vùng núi Tây Bắc từ Mộc Châu đến Sơn La, là món ăn truyền thống lâu đời và được đồng bào dân tộc Thái rất yêu thích.
Theo S.T (thethaovietnam/zing/Soha)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét