Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

Lưỡng quốc trạng nguyên và chuyện 'bắn Mặt Trời'

 Mặc dù không ít lần bị vua quan nhà Nguyên gây khó dễ trong những lần gặp mặt, Mạc Đĩnh Chi luôn khiến đối phương phải “tâm phục, khẩu phục”.
Tương truyền, có lần Mạc Đĩnh Chi dẫn đầu đoàn sứ bộ nước Đại Việt sang nhà Nguyên. Bất ngờ hôm ấy trời lại mưa, đoàn sứ bộ đến cửa ải chậm một ngày so với ngày hẹn trước.

Câu đối qua ải

Viên quan giữ cửa ải không cho sứ bộ qua, dù Mạc Đĩnh Chi nói mãi. Liền đó, từ trên cửa ải một vế đối được thả xuống thách đố, nếu không đối được sẽ không được qua ải. Câu đố là "Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan", nghĩa là: Qua cửa ải trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua cửa quan. 
Câu đố quá hiểm hóc, rất khó đối lại, bởi chỉ 11 chữ mà có tới 4 lần nhắc lại chữ "quan", còn chữ "quá" được nhắc tới ba lần. Tuy nhiên, Mạc Đĩnh Chi không thể im lặng, vì đây là chuyện thể diện quốc gia. Suy nghĩ một lát, ông ứng khẩu: "Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối", nghĩa là: Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, mời tiên sinh đối trước.
Cái hay ở chỗ vế đối lại cũng gồm 11 chữ, cũng dùng tới bốn chữ "đối" trong vế, còn chữ "tiên" được nhắc 2 lần. Ý đối khá chỉnh và ứng đối lại rất nhanh, khiến quan quân phải chịu mở cửa ải để Đĩnh Chi và đoàn sứ bộ đi qua.
Luong quoc trang nguyen va chuyen 'ban Mat Troi' hinh anh 1
Bìa cuốn sách về Mạc Đĩnh Chi của NXB Kim Đồng.

Giương cung bắn 'Mặt Trời'

Tới kinh đô nhà Nguyên, để "nắn gân" quan trạng Đại Việt, vua Nguyên đọc một vế đối "Nhật: hỏa; vân: yên; bạch đàn thiêu tàn ngọc thỏ", nghĩa là: Mặt Trời là lửa, mây là khói, ban ngày đốt cháy vầng trăng.
Hiểu rõ dụng ý của nước lớn và bóng gió đe dọa của vua Nguyên, Mạc Đĩnh Chi ứng khẩu ngay: "Nguyệt: cung; tinh: đạn; hoàng hôn xạ lạc kim ô", nghĩa là: Trăng là cung, sao là đạn; chiều tối bắn rơi Mặt Trời.
Ý nói nước nhỏ cũng có thể đánh bại quân đội nước lớn. Vế đối chẳng những rất chuẩn về niêm luật mà còn tỏ rõ được khí phách của người dân nước Việt, không run sợ và sẵn sàng đánh bại kẻ thù.

Chim sẻ đậu cành trúc

Có một câu chuyện thú vị trong chuyến đi sứ của ông được Đại Việt sử ký toàn thư chép lại như sau.
Một hôm khác, viên tể tướng nhà Nguyên mời ông vào phủ ngồi, lúc ấy đương hồi tháng 5, tháng 6. Trong phủ, một bức trướng mỏng thêu hình con chim sẻ vàng đậu cành trúc. Mạc Đĩnh Chi vờ tưởng đây là con chim sẻ thực, vội chạy đến bắt.
Quan lại nhà Nguyên cười ồ, cho là người phương xa bỉ lậu, không biết gì. Thấy vậy, Đĩnh Chi liền kéo bức trướng xuống xé đi. Mọi người đều lấy làm lạ hỏi tại sao.
Ông điềm tĩnh trả lời: "Tôi nghe người xưa vẽ cành mai và chim sẻ, chứ chưa thấy vẽ chim sẻ đậu cành trúc bao giờ. Nay trong bức trướng của tể tướng lại thêu cành trúc với chim sẻ".
"Trúc là bậc quân tử, chim sẻ là kẻ tiểu nhân. Tể tướng thêu như vậy là để tiểu nhân trên quân tử, sợ rằng đạo của tiểu nhân sẽ mạnh, đạo của quân tử sẽ suy. Tôi vì thánh triều mà trừ giúp bọn tiểu nhân". Nghe vậy, mọi người đều phục tài của ông.

Thử tài lần cuối

Trước khi về nước, Mạc Đĩnh Chi và sứ bộ vào triều yết kiến vua Nguyên lần cuối. Vẫn muỗn thử tài quan trạng nước Việt, lần này, vua không ra vế đối nữa mà hỏi những câu "mẹo", đòi hỏi người trả lời phải ứng biến nhanh.
Vua Nguyên hỏi: "Từ khi đến Yên Kinh, ngày nào nhà ngươi cũng cưỡi ngựa đi trên đường thăm phong cảnh, thế ngươi có biết mỗi ngày có bao nhiêu người qua lại trên đường cái không?".
Câu hỏi thật là bất ngờ, vua không thử tài văn học mà muốn thử tài quan sát. Sau một lát suy nghĩ, Mạc Đĩnh Chi liền trả lời: "Muôn tâu bệ hạ, hàng ngày trên đường kinh đô chỉ có hai người đi lại". 
Vua Nguyên thấy làm lạ bèn hỏi lại "nhà ngươi nói không đúng, sao lại chỉ có hai người?".
Mạc Đĩnh Chi bèn thưa: "Thần nói chỉ có hai người là rất đúng ạ. Vì hàng ngày, phàm những người qua lại trên đường thì chẳng vì "danh" cũng vì "lợi" mà thôi, như vậy rõ ràng chỉ có hai người là cầu danh và cầu lợi".

Xem chi tiết quảng cáo
Bỏ qua
Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi Những hoạt động ngoại giao và tài năng văn chương của Mạc Đĩnh Chi đã để lại cho đời nhiều giai thoại nổi tiếng.

Theo Lịch triều hiến chương loại chí, Mạc Đĩnh Chi (1280-1346), có tên tự Tiết Phu, hiệu là Tích Am, là bậc đại thần dưới thời nhà Trần. Ông đỗ trạng nguyên tại khoa thi năm 1304. Quê ông ở Lũng Động, huyện Chí Linh, lộ Hải Đông (tỉnh Hải Dương hiện nay). Tổ tiên của ông là Mạc Hiển Tích, người từng đỗ thái học sinh dưới thời vua Lý Nhân Tông. 
Đại Việt Sử ký Toàn thư chép rằng: “Đĩnh Chi là người liêm khiết, sống rất đạm bạc. Vua rất hiểu ông, sai người ban đêm đem 10 quan tiền bỏ vào nhà. Hôm sau, Đĩnh Chi vào chầu, tâu vua hay chuyện đó. Vua bảo: Không ai đến nhận, cho khanh lấy mà tiêu".
Năm 1308, đời vua Trần Anh Tông, Mạc Đĩnh Chi được phái đi sứ nhà Nguyên, mừng vua Nguyên Vũ Tông lên ngôi. Trong chuyến đi này, đoàn sứ bộ nước ta đã bị vua quan nhà Nguyên “nắn gân cốt” nhiều lần.
Bản thân Mạc Đĩnh Chi cũng nhiều lần bị “làm nhục” vì dung mạo xấu xí. Tuy nhiên, bằng tài năng và trí tuệ của mình, Mạc Đĩnh Chi luôn chứng minh được khí phách, bản lĩnh của người Việt trong hoạt động bang giao.
Những hoạt động ngoại giao và tài năng văn chương của ông đã để lại cho đời nhiều giai thoại nổi tiếng. Bản thân ông được cua Nguyên phong là “lưỡng quốc trạng nguyên”.
Nguyễn Thanh Điệp
Video: VTV

Mạc Đĩnh Chi - từ cậu bé bán củi thành lưỡng quốc trạng nguyên

Mạc Đĩnh Chi là một trong những kỳ tài trong lịch sử khoa bảng nước ta. Ông được phong là lưỡng quốc trạng nguyên.

Mạc Đĩnh Chi tự là Tiết Phu, hiệu Tích Am, quê ở làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (nay thuộc thôn Lũng Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương).
Theo tài liệu của các nhà sử học Đinh Xuân Lâm và Trương Hữu Quýnh, ông sinh năm 1272 trong gia đình nghèo, mồ côi cha từ nhỏ. Hàng ngày, hai mẹ con phải vào rừng đốn củi bán.
Mẹ ông đã hy sinh tất cả để nuôi con ăn học. Bà chỉ mong con thoát cảnh nghèo, có thể thi cử đỗ đạt, giúp ích cho đời. Hiểu được lòng mẹ, Mạc Đĩnh Chi không ngừng gắng sức học tập.
Theo sách Những tấm gương hiếu học xưa và nay, Mạc Đĩnh Chi đọc sách gần như mọi lúc, mọi nơi, kể cả lúc kiếm củi.
Ông thức dậy từ rất sớm, vào rừng lấy củi xong mới về học tiếp. Nhiều lần, Mạc Đĩnh Chi đến lớp muộn, thầy giáo hiểu được hoàn cảnh của học trò nên không trách phạt. Nhiều hôm, thầy còn bảo Mạc Đĩnh Chi ở lại làm thêm việc, cốt để ông được ăn bữa no.
Mạc Đĩnh Chi mượn sách của thầy và bạn để học. Không có tiền mua nến, ông đốt củi, lá cây để đọc sách.
Mac Dinh Chi - tu cau be ban cui thanh luong quoc trang nguyen
Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Ảnh: Truyện xưa tích cũ. 
Trong kỳ thi năm Giáp Thìn (1304), Mạc Đĩnh Chi thi đỗ hội nguyên, sau đó thi Đình đỗ trạng nguyên khi mới chỉ 24 tuổi. Ông ra làm quan, trải qua ba triều vua, gồm Trần Anh Tông, Trần Minh Tông và Trần Hiến Tông.
Ông được vua Trần tin dùng, thăng đến chức Đại liêu ban tả Bộc xạ (tể tướng). Ông hai lần được cử sang phương Bắc vào các năm 1308 và 1322.
Ngay trong chuyến đi đầu tiên, ông đã chứng minh tài năng, cốt cách của người Việt, buộc vua Nguyên phải phong mình làm trạng nguyên Bắc triều (lưỡng quốc trạng nguyên).
Bên cạnh đức hiếu học, nét đáng quý ở Mạc Đĩnh Chi là ông luôn giữ được bản tính thật thà, cương trực, thẳng thắn, hết lòng vì nước, vì dân.
Theo sách Kể chuyện trạng Việt Nam của GS Vũ Ngọc Khánh, dù nghe tiếng ông liêm khiết đã lâu, vua Trần Minh Tông vẫn muốn thử thách. Nhà vua sai thị vệ bỏ trước cửa nhà Mạc Đĩnh Chi 10 quan tiền. Sáng hôm sau tỉnh dậy, thấy tiền để trước cửa, ông lập tức vào triều tâu lên vua.
- Tâu bệ hạ, sáng sớm nay, thần bắt được 10 quan tiền ở trước cửa nhà, hỏi khắp cả nhà không ai nhận, nay thần xin trao lại để bệ hạ trả cho người đã mất!
Vua Trần Minh Tông mỉm cười và nói:
- Tiền ấy không ai nhận, cho khanh giữ lấy mà dùng.
- Thưa bệ hạ, tiền này không ít, người mất của chắc xót xa lắm nên tìm người trả lại thì hơn.
- Khanh yên tâm, cứ giữ lấy mà dùng, tiền ấy để thưởng cho lòng chính trực, liêm khiết của khanh đấy.
Bấy giờ, Mạc Đĩnh Chi mới vỡ lẽ là nhà vua thử lòng ông. Nhận tiền xong, ông chào tạ ơn nhà vua rồi ra về.
Mạc Đĩnh Chi mất năm 1346, thọ 74 tuổi. Điện thờ và phần mộ ông đặt tại quê nhà. Ngày nay, nhiều tỉnh thành ở nước ta có những con đường và ngôi trường mang tên ông.
Theo PV/Zing News

Mạc Đĩnh Chi và câu chuyện trở thành Lưỡng quốc Trạng Nguyên nhờ “quay bài“

Nổi tiếng tài cao học rộng đến mức Hoàng đế nhà Nguyên khen ngợi là Lưỡng quốc Trạng Nguyên, Mạc Đĩnh Chi còn được lưu lại trong sử sách nhiều câu chuyện về văn tài của ông.

Trưởng thành từ nghèo khó
Mạc Đĩnh Chi sinh năm 1280, tên tự là Tiết Phu, quê ở làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tương truyền ông mồ côi cha từ nhỏ, hàng ngày phải vào rừng chặt củi nuôi mẹ kiếm sống. Vì dáng người thấp bé, dung mạo xấu xí nên ông thường bị trêu chọc, khinh rẻ.
Ngay từ khi còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi đã ra sức học tập vì ông biết chỉ có học vấn mới giúp ông thoát khỏi cảnh sống nghèo hèn. Với văn tài của mình, ông được Chiêu Quốc Vương nhận là môn đồ, chu cấp tiền cho ăn học thành tài.
Tượng thờ Mạc Đĩnh Chi ở Bắc Ninh. (Ảnh: Wikimedia) 
"Có công mài sắt, có ngày nên kim", năm 1304, khi mới 24 tuổi, Mạc Đĩnh Chi dự khoa thi Đình. Ông đỗ đầu, nhưng lúc vào yết kiến, vua Anh Tông thấy ông dung mạo xấu xí nên tỏ ý chê bai, không muốn cho đỗ đầu.
Mạc Đĩnh Chi biết ý vua, nên ông làm bài phú Ngọc tỉnh liên (Hoa sen trong giếng ngọc) dâng vua. Bài phú có đoạn được dịch từ tiếng Hán có nghĩa:
Chẳng phải như đào trần lý tục; chẳng phải như trúc cỗi mai gầy.
Câu kỷ phòng tăng khó sánh; mẫu đơn đất Lạc nào tầy.
Giậu Đào Lệnh cúc sao ví được; vườn Linh Quân lan khó sánh thay!
Ấy là giống sen giếng ngọc ở đầu núi Thái hoa đây.
Mạc Đĩnh Chi tự ví mình như bông sen trong giếng ngọc ở núi, ý muốn nói nhà vua đừng chỉ đánh giá một người qua tướng mạo dung nhan bên ngoài. Anh Tông xem xong khen hay, liền bao áo mão võng lọng cho ông vinh quy bái tổ, rồi ban chức Thái học sinh hỏa dũng thủ, sung làm nội thư gia.
Đấu trí ngay trên đất địch
Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi: Năm 1308, Sứ Nguyên là Thượng thư An Lỗ Khôi sang báo tin Vũ Tông lên ngôi. Vua sai Mạc Đĩnh Chi sang Nguyên. Lúc này, việc Mạc Đĩnh Chi sang Nguyên được dự báo là "đầy nguy hiểm", bởi người phương Bắc vẫn chưa quên thất bại trong 3 cuộc xâm lược trước đây.
Mạc Đĩnh Chi sang Nguyên ban đầu rất bị khinh thường vì vẻ ngoài thấp bé, xấu xí. Ở buổi tiếp kiến đầu tiên tại kinh đô Yên Kinh, vua Nguyên ra câu đối thử tài Mạc Đĩnh Chi: Nhật hoả vân yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thố (Mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày thiêu cháy mặt trăng. Ý nói nhà Nguyên lớn mạnh, luôn dễ dàng tiêu diệt các tiểu quốc như Đại Việt).
Mạc Đĩnh Chi liền ứng đối lại: Nguyệt cung tinh đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô (Mặt trăng là cung, sao là đạn, hoàng hôn bắn rụng mặt trời. Ý nói nước nhỏ cũng có thể đánh bại quân đội nước lớn). Vua Nguyên nghe xong tức lắm, nhưng cũng phải khen Mạc Đĩnh Chi đối hay, đối chuẩn.
Một hôm khác, viên Tể tướng nhà Nguyên mời ông vào phủ ngồi. Lúc ấy đương hồi tháng 5, tháng 6. Trong phủ có bức trướng mỏng thêu hình con chim sẻ vàng đậu cành trúc. Đĩnh Chi vờ ngỡ đây là con chim sẻ thực, vội chạy đến bắt.
Người Nguyên cười ồ, cho là người phương xa bỉ lậu. Thấy vậy, Đĩnh Chi kéo bức trướng xuống xé đi. Mọi người đều lấy làm lạ hỏi tại sao.
Đĩnh Chi trả lời: "Tôi nghe người xưa vẽ cành mai và chim sẻ, chứ chưa thấy vẽ chim sẻ đậu cành trúc bao giờ. Nay trong bức trướng của Tể tướng lại thêu cành trúc với chim sẻ".
"Trúc là bậc quân tử, chim sẻ là kẻ tiểu nhân. Tể tướng thêu như vậy là để tiểu nhân trên quân tử, sợ rằng đạo của tiểu nhân sẽ mạnh, đạo của quân tử sẽ suy. Tôi vì thánh triều mà trừ giúp bọn tiểu nhân". Nghe vậy, mọi người đều phục tài của ông.
Một lần khác, trong thời gian Mạc Đĩnh Chi đang ở kinh đô Yên Kinh thì hay tin công chúa được vua Nguyên thương yêu nhất qua đời. Mạc Đĩnh Chi được quan nhà Nguyên cử đọc văn tế, nhưng đến khi mở ra chỉ thấy có đúng một chữ "Nhất". Bất ngờ đến vậy song Mạc Đĩnh Chi lập tức ứng khẩu:
Thanh thiên nhất đóa vân,
Hồng lô nhất điểm tuyết,
Thượng uyển nhất chi hoa,
Dao trì nhất phiến nguyệt.
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!
(Một đám mây trên bầu trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa hồng
Một bông hoa trong vườn thượng uyển
Một vầng trăng ở cung Dao Trì
Than ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!)
Chỉ với một chữ "Nhất", Mạc Đĩnh Chi đã đọc lên bài văn tế khiến cả vua Nguyên cùng toàn thể bá quan nghe xong mắt cũng long lanh ngấn lệ.
Trở thành Lưỡng quốc Trạng Nguyên nhờ "quay bài"
Thời gian Mạc Đĩnh Chi đi sứ, trong một buổi chầu có người nước ngoài dâng quạt lên tặng vua Nguyên. Nhân có cả sứ thần Cao Ly ở đó, vua Nguyên bèn mời Mạc Đĩnh Chi và sứ thần Cao Ly cùng làm thơ vịnh đề lên quạt.
Lúc này Mạc Đĩnh Chi bất ngờ, không chuẩn bị trước nên có phần "bí" ý. Ông quay sang bên sứ thần Cao Ly, nhìn vào thế bút viết của sứ thần nên đoán được ông này viết: "Uẩn long trùng trùng, Y Doãn, Chu Công/Vũ tuyết thê thê, Bá Di, Thúc Tề" (Khi nóng bức thì quạt đắc dụng như Y Doãn, Chu Công, khi mùa đông giá rét thì xếp xó như Bá Di, Thúc Tề bị chết đói).
Mạc Đĩnh Chi có ý tưởng rồi, liền lập tức viết: "Lưu Kim thước thạch thiên địa vi lô, nhĩ ư tư thời hề Y Chu cự nho/Bắc phong kỳ thê vũ tuyết tái đồ, nhĩ ư tư thời hề Di Tề ngã phu/Y, dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng, duy ngã dữ nhĩ hữu thi phù (Chảy vàng tan đá, trời đất như lò, ngươi bấy giờ là Y Chu đại nho. Gió bấc căm căm, mưa tuyết mịt mù, ngươi bấy giờ là Di Tề đói xo. Ôi, được dùng thì làm, bỏ thì nằm co, chỉ ta cùng ngươi là thế ru)".
Về ý, bài của Mạc Đĩnh Chi cũng có ý tương tự bài của sứ Cao Ly nhưng lại "đắt" ở việc trích dẫn câu trong sách Luận ngữ, có nghĩa: "Ai dùng ta thì ta làm, ai không dùng ta thì ta để đó. Điều ấy chỉ người với ta mới có được thôi".
Cảm phục văn tài của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên liền phê lên chiếc quạt bốn chữ: "Lưỡng quốc Trạng Nguyên".
Tấm gương liêm khiết, lấy vợ Cao Ly và hậu duệ xưng đế
Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi lại: Đĩnh Chi là người liêm khiết, sống rất đạm bạc. Vua rất hiểu ông, sai người ban đêm đem 10 quan tiền bỏ vào nhà ông. Hôm sau, Đĩnh Chi vào chầu, tâu vua hay chuyện đó. Vua bảo: "Không ai đến nhận, cho khanh lấy mà tiêu".
Thời Hiến Tông, Mạc Đĩnh Chi làm Nhập nội hành khiển Hữu ty lang trung rồi thăng Tả ty lang trung. Trong thời gian ở Yên Kinh, ông kết thân với sứ thần Cao Ly. Mến mộ tài năng của Mạc Đĩnh Chi, vị sứ thần này mời ông sang Cao Ly chơi và gả cháu gái cho.
Người thiếp này có một con gái, một con trai với Mạc Đĩnh Chi. Sau này hậu duệ của Mạc Đĩnh Chi ở lại Cao Ly và lập ra một dòng tộc tại đó. An Nam tạp chí, số 4 năm 1926 từng đăng bài của học giả Lê Khắc Hòe với tiêu đề Người Triều Tiên đi bán sâm là hậu duệ của Mạc Đĩnh Chi.
Tương truyền khi Mạc Đĩnh Chi ứng đối "bắn rụng mặt trời" trước bá quan văn võ nhà Nguyên, có người nói: "Hậu duệ người này tất sau này sẽ tự lập làm vua".
Đúng như vậy, sau này cháu 7 đời của Mạc Đĩnh Chi là Mạc Đăng Dung đã lật đổ vua Lê để lập ra nhà Mạc. Đại Việt Sử ký Toàn thư viết: Đăng Dung là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà (tức là xã Long Động, huyện Chí Linh), tiên tổ Đăng Dung là Mạc Đĩnh Chi, Trạng nguyên triều Trần, làm quan đến Tả bộc xạ.
Đĩnh Chi sinh ra Cao, Cao sinh ra Thuý, Thuý sinh ra Tung, dời sang ở xã Lan Khê, huyện Thanh Hà rồi sinh ra Bình, Bình lại dời sang xã Cổ Trai, huyện Nghi Dương rồi trú tại đó. Bình sinh ra Hịch, Hịch lấy con gái trưởng của Đặng Xuân người cùng xã, sinh được ba con trai, con trưởng là Đăng Dung.
Sau khi lên ngôi, Mạc Đăng Dung truy tôn Mạc Đĩnh Chi làm Kiến Thủy Khâm Ninh Văn Hoàng Đế. Nhà Mạc tồn tại trong 150 năm, trải qua 4 đời vua
Theo VnTinnhanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét