Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

Món ăn cổ truyền - nét văn hóa đang dần bị lãng quên

Xã hội ngày một phát triển, giới trẻ ngày càng có nhiều lựa chọn hơn về đồ ăn, thức uống, hoặc du nhập từ nước ngoài, hoặc những biến tấu tạo nên những món ăn mới mang đến sự mới lạ. Song điều đó khiến một số món truyền thống dần dần bị lãng quên.

Bánh canh Nam Phổ

Xuất xứ tại Huế. Được biết đến là một món ăn của người nghèo. Tại sao lại nói vậy? Vì từ thời xưa, dân ta còn nghèo, món bánh canh này nước dùng không được hầm từ xương, người dân phải đi bắt tôm về nấu cho ngọt nước. Phần thịt tôm thì quết mịn rồi vo thành từng viên tròn. Đầu tôm lại được giã ra cho vào nước dùng sau khi lược bỏ vỏ. Sợi bánh canh cũng rất đặc biệt vì phải tự hồ lấy từ bột gạo pha chút bột năng.
Ngày nay, khi cuộc sống đã dư giả hơn, người ta cho thêm những nguyên liệu khác để món ăn được ngon hơn như thịt ba chỉ, thịt cua và giò sống. Nếu có dịp ra xứ Huế mộng mơ bạn sẽ thấy những nồi bánh canh Nam Phổ được bày bán rất bắt mắt. Sự đặc biệt của món ăn này là sẽ có hai màu trong một nồi bánh canh. Một là nước nhân màu cam đỏ có viên mọc cùng thịt ba chỉ. Hai là nước lèo có sợi bánh canh màu đục. Khi ăn sẽ nêm thêm chút rau răm, chút tiêu sọ. Với mùi hương không thể cuồn hút hơn chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quên cảm giác khi thưởng thức nó.
Đến Huế, du khách thường tìm đến ăn bánh canh Nam Phổ hoặc một số tiệm khác ở chợ Đông Ba.
Bánh rợm
Nghe tên chiếc bánh thật lạ tai đúng không nào! Đây là một dòng thời xưa hay được tiến Vua. Vì vậy mà chúng rất đặc biệt từ cách gói bánh đến hương vị bên trong. Lớp vỏ bánh được làm từ bột nếp, quan trọng nhất là phần nhân thơm ngon được phối trộn rất nhiều nguyên liệu như hành tím, thịt xay, tôm, mộc nhĩ, hành phi để tạo hương thơm. Tiếp theo khéo léo gói bánh trong lá chuối và đem đi hấp là chúng ta đã có những chiếc bánh xinh xinh và ngon miệng.
Ngày nay còn ít nơi bán bánh rợm, đôi khi khách đặt mới có người làm. Bạn có thể mua tại cửa hàng Nếp Hương, 42 Nguyễn Đình Chiểu , Hà Nội.
Bánh gừng
Trong cộng đồng người Chăm ở Bình Thuận bánh gừng là một loại bánh truyền thống độc đáo và không thể thiếu trong các dịp lễ hội. Theo phong tục Chăm, bánh gừng có mặt trong các lễ hội quan trọng. Bánh gừng lúc nào cũng được đặt lên trên hết cùng với bánh tét và bánh gang tay. Bánh tét (dương) tượng trưng cho người chồng. Bánh gang tay (âm) tượng trưng cho người vợ. Bánh gừng (âm dương) hòa hợp, tượng trưng cho sự thủy chung của vợ chồng.
Nhìn chiếc bánh thật đơn giản nhưng chẳng dễ để có thể làm ra nó. Chiếc bánh được làm từ bột nếp lọc trộn với trứng vịt. Từ bàn tay khéo léo của các dì mà chiếc bánh có nhiều hình dạng, hoa văn khác nhau hoặc sẽ nặn thành hình những củ gừng lớn. Khi chiên bánh phải chiên từ dầu nguội nếu không bánh sẽ bị nứt. Cuối cùng là áo cho bánh một lớp đường nấu chảy có nước gừng giã nhuyễn.
Những chiếc gừng không bày bán mà chỉ khi có dịp lễ tết những người phụ nữ mới có dịp làm chúng.
Còn nhiều loại bánh và món ăn ngon của dân tộc ta, vì nhiều lí do mà giờ đây đang dần bị lãng quên. Cần lắm sự quan tâm và bảo tồn nét văn hóa mà ông cha ta ngàn xưa để lại của tất cả mọi người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét