Tranh vẽ thời Hùng Vương - Ảnh: Internet
Khi nói đến nội chiến thời xưa của nước ta, lịch sử nhắc nhiều loạn 12 sứ quân hay cuộc chiến Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn... Nhưng cuộc nội chiến đầu tiên trong lịch sử của người Việt giữa Lạc Việt và Tây Âu (hay còn gọi là Âu Việt) ít được nhắc đến.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện giờ đểu ít nhiều xảy ra những cuộc nội chiến trong chiều dài lịch sử. Ngay cả nước Mỹ với 300 năm lịch sử cũng không tránh khỏi cuộc nội chiến Bắc – Nam và nước ta cũng không ngoại lệ.
Khi nói đến nội chiến thời xưa của nước ta, lịch sử nhắc nhiều loạn 12 sứ quân hay cuộc chiến Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn... Nhưng cuộc nội chiến đầu tiên trong lịch sử của người Việt giữa Lạc Việt và Tây Âu (hay còn gọi là Âu Việt) ít được nhắc đến. Có thể là vì thời đó sử liệu quá ít nên không dễ khảo cứu, hay cũng có thể vì những nguyên nhân khác nhưng quả thực không mấy ai biết nhiềuTrong các sách giáo khoa lịch sử, chuyện nội chiến Lạc Việt và Tây Âu hầu như không được đề cập. Sách lịch sử lớp 4 chỉ đề cập qua loa sự kiện này trong bài 2 về nước Âu Lạc với một câu: "Thục Phán lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm (quân Tần) rồi sau đó dựng nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương". Tại sao lại có sự chuyển giao quyền lực từ nhà nước Văn Lang sang Âu Lạc thì sách không hề nói.
Sách lịch sử lớp 6 thì có khá hơn một chút khi có nói qua chuyển giao. Trong bài 14, sách lịch sử lớp 6 có viết: "Thục Phán, nhân đó, năm 207 trước Công nguyên đã buộc vua Hùng phải nhường ngôi cho mình. Hai vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt được hợp thành một nước mới có tên Âu Lạc".
Sách lịch sử lớp 10 cũng đề cập chuyện này khá hời hợt: "Năm 208 trước Công nguyên, cuộc chiến đấu (chống Tần) kết thúc thắng lợi. Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)". Tính ra thì sách lớp 10 cũng chẳng nói lấy 1 dòng về việc chuyển giao từ Văn Lang sang Âu Lạc.
Như vậy, với học sinh tốt nghiệp phổ thông được học qua 3 cấp, được học lịch sử nước nhà 3 lần nhưng cuộc chiến giữa Lạc Việt và Tây Âu không hề được biết chữ nào. Phải mãi trong cuốn Đại cương Lịch sử Việt Nam tập 1 do GS Trương Hữu Quýnh chủ biên - dành cho sinh viên thì chuyện này mới được tả kỹ hơn một chút. Theo đó, từ trước cuộc xâm lăng của quân Tần, giữa vua Hùng và họ Thục đã xảy ra một cuộc xung đột kéo dài chưa phân thắng bại. Khi kháng chiến thắng lợi, Thục Phán với tư cách người chỉ huy chung đã được thay thế Hùng Vương làm vua, đặt tên nước mới là Âu Lạc.
Trong bài "An Dương Vương là hậu duệ của Thủy Tinh - bại tướng của Sơn Tinh?", chúng tôi đề cập nghi vấn phải chăng truyền thuyết đang diễn tả về cuộc chiến giữa vua Hùng và họ Thục. Nhà nước Văn Lang đầu tiên của nước ta gồm người Lạc Việt do vua Hùng lãnh đạo, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ hiện giờ) với địa bàn là khu vực đồng bằng sông Hồng. Còn người Âu Việt được cho là sống ở khu vực Đông bắc nước ta hiện giờ với kinh đô thuộc khu vực Cao Bằng hiện giờ. Thời kỳ đó, biên giới chưa rạch ròi và người Âu Việt, Lạc Việt sống chung với nhau. Sau đó, hai bên có những tranh chấp và cuộc chiến dai dẳng như cuốn Đại cương Lịch sử Việt Nam tập 1 đề cập.
Có vẻ như vua Âu Việt muốn giải quyết mối bất hòa qua con đường thông hôn nhưng bị cự tuyệt như Khâm Định Việt sử thông giám cương mục đề cập: "Trước kia, Hùng Vương có con gái gọi là Mị Nương. Thục vương nghe tin, sai sứ đến cầu hôn. Hùng Vương muốn gả cho, nhưng Lạc Hầu can rằng: "Ý nó muốn toan tính ta đây, chẳng qua mượn tiếng cầu hôn đó thôi". Thành thử việc đó thôi hẳn. Thục vương căm giận lắm, dặn con cháu sau thế nào cũng phải diệt nước Văn Lang. Đến bấy giờ, cháu là Thục Phán có sức mạnh và mưu lược, nhiều lần đem quân đánh Hùng Vương. Hùng Vương quân giỏi, tướng mạnh, hễ ra đánh, quân Thục thua liền".
Nhưng về sau Hùng vương chủ quan nên đã phải trả giá. Sử chép: Sau nhiều lần thắng Thục Phán, Hùng Vương nói: "Ta đây có thần lực, Thục không sợ ư?". Rồi cứ lề mề chè chén để mua vui, không lo đến việc vũ bị. Quân Thục kéo đến, Hùng Vương hãy còn say mềm chưa tỉnh. Kịp khi giặc đến gần, bức bách gấp rồi, nhà vua thổ ra huyết, gieo mình xuống giếng; còn quân thì quay giáo đầu hàng. Nước Văn Lang mất.
Nước Văn Lang mất thì mới nhập với nước Tây Âu để trở thành Âu Lạc do Thục Phán hay An Dương Vương lãnh đạo. Theo dòng thời gian về sau, khái niệm người Lạc Việt, Âu Việt cũng phai nhạt dần để chỉ còn nhớ đến một cái tên chung là người Việt. Cuộc nội chiến quy mô đầu tiên của người Việt thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên kết thúc, nhưng hậu quả của nó có thể đã tác động đến dòng lịch sử sau này của nước Việt. Những bài học trong lịch sử, gồm cả giai đoạn lịch sử sơ khai luôn có giá trị cho thế hệ đời sau.
A.T
Khi nói đến nội chiến thời xưa của nước ta, lịch sử nhắc nhiều loạn 12 sứ quân hay cuộc chiến Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn... Nhưng cuộc nội chiến đầu tiên trong lịch sử của người Việt giữa Lạc Việt và Tây Âu (hay còn gọi là Âu Việt) ít được nhắc đến. Có thể là vì thời đó sử liệu quá ít nên không dễ khảo cứu, hay cũng có thể vì những nguyên nhân khác nhưng quả thực không mấy ai biết nhiềuTrong các sách giáo khoa lịch sử, chuyện nội chiến Lạc Việt và Tây Âu hầu như không được đề cập. Sách lịch sử lớp 4 chỉ đề cập qua loa sự kiện này trong bài 2 về nước Âu Lạc với một câu: "Thục Phán lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm (quân Tần) rồi sau đó dựng nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương". Tại sao lại có sự chuyển giao quyền lực từ nhà nước Văn Lang sang Âu Lạc thì sách không hề nói.
Sách lịch sử lớp 6 thì có khá hơn một chút khi có nói qua chuyển giao. Trong bài 14, sách lịch sử lớp 6 có viết: "Thục Phán, nhân đó, năm 207 trước Công nguyên đã buộc vua Hùng phải nhường ngôi cho mình. Hai vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt được hợp thành một nước mới có tên Âu Lạc".
Sách lịch sử lớp 10 cũng đề cập chuyện này khá hời hợt: "Năm 208 trước Công nguyên, cuộc chiến đấu (chống Tần) kết thúc thắng lợi. Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)". Tính ra thì sách lớp 10 cũng chẳng nói lấy 1 dòng về việc chuyển giao từ Văn Lang sang Âu Lạc.
Như vậy, với học sinh tốt nghiệp phổ thông được học qua 3 cấp, được học lịch sử nước nhà 3 lần nhưng cuộc chiến giữa Lạc Việt và Tây Âu không hề được biết chữ nào. Phải mãi trong cuốn Đại cương Lịch sử Việt Nam tập 1 do GS Trương Hữu Quýnh chủ biên - dành cho sinh viên thì chuyện này mới được tả kỹ hơn một chút. Theo đó, từ trước cuộc xâm lăng của quân Tần, giữa vua Hùng và họ Thục đã xảy ra một cuộc xung đột kéo dài chưa phân thắng bại. Khi kháng chiến thắng lợi, Thục Phán với tư cách người chỉ huy chung đã được thay thế Hùng Vương làm vua, đặt tên nước mới là Âu Lạc.
Trong bài "An Dương Vương là hậu duệ của Thủy Tinh - bại tướng của Sơn Tinh?", chúng tôi đề cập nghi vấn phải chăng truyền thuyết đang diễn tả về cuộc chiến giữa vua Hùng và họ Thục. Nhà nước Văn Lang đầu tiên của nước ta gồm người Lạc Việt do vua Hùng lãnh đạo, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ hiện giờ) với địa bàn là khu vực đồng bằng sông Hồng. Còn người Âu Việt được cho là sống ở khu vực Đông bắc nước ta hiện giờ với kinh đô thuộc khu vực Cao Bằng hiện giờ. Thời kỳ đó, biên giới chưa rạch ròi và người Âu Việt, Lạc Việt sống chung với nhau. Sau đó, hai bên có những tranh chấp và cuộc chiến dai dẳng như cuốn Đại cương Lịch sử Việt Nam tập 1 đề cập.
Có vẻ như vua Âu Việt muốn giải quyết mối bất hòa qua con đường thông hôn nhưng bị cự tuyệt như Khâm Định Việt sử thông giám cương mục đề cập: "Trước kia, Hùng Vương có con gái gọi là Mị Nương. Thục vương nghe tin, sai sứ đến cầu hôn. Hùng Vương muốn gả cho, nhưng Lạc Hầu can rằng: "Ý nó muốn toan tính ta đây, chẳng qua mượn tiếng cầu hôn đó thôi". Thành thử việc đó thôi hẳn. Thục vương căm giận lắm, dặn con cháu sau thế nào cũng phải diệt nước Văn Lang. Đến bấy giờ, cháu là Thục Phán có sức mạnh và mưu lược, nhiều lần đem quân đánh Hùng Vương. Hùng Vương quân giỏi, tướng mạnh, hễ ra đánh, quân Thục thua liền".
Nhưng về sau Hùng vương chủ quan nên đã phải trả giá. Sử chép: Sau nhiều lần thắng Thục Phán, Hùng Vương nói: "Ta đây có thần lực, Thục không sợ ư?". Rồi cứ lề mề chè chén để mua vui, không lo đến việc vũ bị. Quân Thục kéo đến, Hùng Vương hãy còn say mềm chưa tỉnh. Kịp khi giặc đến gần, bức bách gấp rồi, nhà vua thổ ra huyết, gieo mình xuống giếng; còn quân thì quay giáo đầu hàng. Nước Văn Lang mất.
Nước Văn Lang mất thì mới nhập với nước Tây Âu để trở thành Âu Lạc do Thục Phán hay An Dương Vương lãnh đạo. Theo dòng thời gian về sau, khái niệm người Lạc Việt, Âu Việt cũng phai nhạt dần để chỉ còn nhớ đến một cái tên chung là người Việt. Cuộc nội chiến quy mô đầu tiên của người Việt thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên kết thúc, nhưng hậu quả của nó có thể đã tác động đến dòng lịch sử sau này của nước Việt. Những bài học trong lịch sử, gồm cả giai đoạn lịch sử sơ khai luôn có giá trị cho thế hệ đời sau.
A.T
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét