Tản Đà (1889-1939) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, là nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Quê ông ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội).
Bút danh Tản Đà của ông là ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà. Ông thuộc dòng dõi quyền quý, có truyền thống khoa bảng, tổ tiên xưa có nhiều đời làm quan dưới triều Lê.
Chân dung Tản Đà. Ảnh tư liệu.
|
Tản Đà hấp thụ nền Nho giáo từ nhỏ. 5 tuổi ông học Tam tự kinh, Ấu học ngũ ngôn thi, Dương tiết. Lên 6 tuổi, ông học Luận ngữ, kinh, truyện và chữ Quốc ngữ; 10 tuổi biết làm câu đối, thơ văn. Năm 15 tuổi, ông đã nổi tiếng là thần đồng của tỉnh Sơn Tây.
Từ năm 1915 đến 1926, Tản Đà liên tục có những tác phẩm thơ gây được tiếng vang. Với tâm hồn lãng mạn, ý tưởng "ngông nghênh, đậm cá tính", ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại".
Trong bài Cung chiêu anh hồn Tản Đà in ở đầu cuốn Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân có đoạn: "Tiên sinh còn giữ được của thời trước cái phong thái vững vàng, cái cốt cách ung dung. Tiên sinh đã đi qua giữa cái hỗn độn của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20 với tấm lòng bình thản một người thời trước".
Hoài Thanh đã dành cho Tản Đà những lời khen tặng danh giá nhất, gọi ông là "con người của hai thế kỷ".
Thi nhân Việt Nam vừa là hợp tuyển vừa là nghiên cứu, phê bình phong trào Thơ mới Việt Nam trong năm 1932-1941 do hai anh em nhà văn Hoài Thanh và Hoài Chân biên soạn.
Cuốn sách bình luận theo phương pháp chủ quan, được nhiều nhà văn đánh giá rất cao về giọng bình và trình độ cảm nhận của tác giả.
Tập thơ "Giấc mộng con" của Tản Đà.
|
Cuốn sách viết về 44 nhà thơ của phong trào Thơ mới và thi nhân Tản Đà ở "ghế danh dự", được trích đăng hai bài thơ là Thề non nước và Tống biệt. Năm 1916, cuốn sách đầu tiên của Tản Đà là tập thơ Khối tình con 1 được xuất bản, gây tiếng vang lớn.
Sau thành công đó, ông viết liền cuốn Giấc mộng con (cho in năm 1917) và một số vở tuồng Người cá, Tây Thi, Dương Quý Phi, Thiên Thai (diễn lần đầu năm 1916 tại Hải Phòng).
Trong bài Thề non nước có những câu thơ nổi tiếng như:
Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ lời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày.
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ lời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày.
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.
Bài thơ Muốn làm thằng Cuội được in trong tập Khối tình con 1, sáng tác theo thể loại thất ngôn bát cú Đường luật.
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi,
Cung Quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu có bạn can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
Trần thế em nay chán nửa rồi,
Cung Quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu có bạn can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
Mặc dù tác phẩm được làm theo thể thất ngôn bát cú, song người đọc sẽ thấy dưới cái hình thức còn là thơ cổ ấy những dấu hiệu mới mẻ của cảm xúc.
Tâm sự của nhà thơ ở một thời đại mới đã khiến cho hình thức thơ cũ có chiều hướng giảm nhẹ đi tính trang trọng, mực thước. Sự giản dị, trong sáng gần với khẩu ngữ tự nhiên làm nên nét duyên của bài thơ này.
Cái ngông của Tản Đà trong bài thơ này là hình thức ứng xử vốn nằm trong cốt cách của nhà Nho tài tử trong thơ truyền thống. Cái ngông ấy lại là thái độ của Tản Đà đối với xã hội những năm đầu thế kỷ 20, bộc lộ một nguồn xúc cảm mới.
Thăm mả cũ bên đường được in trong tập Khối tình con 1, sáng tác khoảng năm 1916 trong một lần về quê hương. Theo nhiều nhà phê bình, chỗ kỳ diệu của bài thơ là từ chỗ "chơi lâu, nhớ quê về thăm nhà" mà thành “thăm mả cũ bên đường”, thăm một quê hương cụ thể mà đi đến quê chung của nhiều người.
Cái riêng cứ như thu lại để cho cảm xúc thương người, thương đời lan tỏa. Từng con người, từng mảnh đời lần lượt hiện lên, trong những hoàn cảnh khác nhau của đời sống, mỗi người một vẻ, cái chết cũng không giống nhau.
Họ gặp lại nhau đều là những con người tài hoa, tài tử, đã sống hết mình cho khát vọng và đều chết ở nơi đất khách quê người. Họ hiện lên với niềm xót thương đồng cảm không nguôi của nhà thơ.
Chơi lâu, nhớ quê về thăm nhà
Đường xa, người vắng, bóng chiều tà
Một dãy lau cao làn gió chạy,
Mấy cây thưa sắc lá vàng phai
Ngoài xe trơ một đống đất đỏ
Hang hốc đùn trên đám cỏ gà
Người nằm dưới mả, ai ai đó
Biết có quê đây, hay vùng xa?
Hay là thuở trước kẻ cung đao
Hám đạn, liều tên, quyết mũi dao
Cửa nhà xa cách, vợ con khuất
Da ngựa gói bỏ lâu ngày cao
Hay là thuở trước kẻ văn chương
Chen hội công danh nhỡ lạc đường
Tài cao, phận thấp, chí khí uất
Giang hồ mê chơi, quên quê hương?
Đường xa, người vắng, bóng chiều tà
Một dãy lau cao làn gió chạy,
Mấy cây thưa sắc lá vàng phai
Ngoài xe trơ một đống đất đỏ
Hang hốc đùn trên đám cỏ gà
Người nằm dưới mả, ai ai đó
Biết có quê đây, hay vùng xa?
Hay là thuở trước kẻ cung đao
Hám đạn, liều tên, quyết mũi dao
Cửa nhà xa cách, vợ con khuất
Da ngựa gói bỏ lâu ngày cao
Hay là thuở trước kẻ văn chương
Chen hội công danh nhỡ lạc đường
Tài cao, phận thấp, chí khí uất
Giang hồ mê chơi, quên quê hương?
Ở Việt Nam, thập niên 30 của thế kỷ trước xảy ra nhiều cuộc bút chiến mà trước và sau đó rất hiếm thấy. Các cuộc bút chiến này làm sáng tỏ nhiều vấn đề thực tiễn và lý luận đang đặt ra lúc bấy giờ.
Năm 1926, Tản Đà cho ra đời An Nam tạp chí số đầu tiên với tòa soạn ở phố Hàng Lọng, tờ báo ông dành hết tâm huyết. Ông thường đi du lịch, khi thì lên đề thơ ở núi Non Nước - Ninh Bình (bài Vịnh hòn đá), khi thì vào Trung Kỳ, Sài Gòn thăm bạn... Ông vừa làm báo vừa đi chơi do đó tạp chí An Nam cũng ra thất thường. Dần dần, ông túng quẫn, những cuộc đi là để trốn nợ hoặc giải sầu, hoặc là tìm người tài trợ cho báo.
Thời kỳ này ông viết nhiều, các tập Nhàn tưởng (bút ký triết học, 1929), Giấc mộng lớn (tự truyện, 1929), Khối tình con 3 (in lại thơ cũ), Thề non nước(truyện), Giấc mộng con 2 (truyện), lần lượt ra đời.
Năm 1931-1932, Tản Đà có cuộc bút chiến nổi tiếng với Phan Khôi - học giả tên tuổi, một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng - về luân lý và Tống Nho. Ông có câu nói nổi tiếng khi kết án Phan Khôi "vu hãm tiên hiền, loạn ngôn hoặc chúng, bại hoại phong quá" và đòi đem Phan Khôi ra Văn Miếu quất roi vào mông.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, có hai người chủ yếu xây dựng sự nghiệp của mình thông qua các cuộc bút chiến, đó là Phan Khôi và Hải Triều. Đối tượng bút chiến của Phan Khôi hầu hết là học giả nổi tiếng đương thời, ngoài Tản Đà còn có Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Huy Liệu, Hải Triều, Lê Dư…
Những năm cuối đời, Tản Đà sống trong nghèo túng. Ông qua đời năm 1939 sau một thời gian chống chọi với bệnh gan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét