Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

Kiến trúc độc đáo của tháp cổ nghìn năm tuổi ở Tây Ninh

Tháp cổ được xây dựng khoảng thế kỷ VIII, là công trình còn nguyên vẹn tiêu biểu cho nền văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ.



Kiến trúc độc đáo của tháp cổ nghìn năm tuổi ở Tây Ninh
Nằm trên gò đất cao giữa đồng lúa tại xã Bình Thạnh (huyện Trảng Bàng, Tây Ninh), tháp cổ Bình Thạnh có niên đại xây dựng khoảng thế kỷ VIII - IX. Công trình là một trong những kiến trúc tháp cổ quý hiếm, tồn tại gần như nguyên vẹn, tiêu biểu cho kiến trúc thuộc nền văn hóa Óc Eo.
Kiến trúc độc đáo của tháp cổ nghìn năm tuổi ở Tây Ninh
Tháp Bình Thạnh được phát hiện năm 1886. Tháp có nền hình vuông, cao 10 m, mỗi cạnh 5 m, được xây dựng đúng bốn hướng.
Kiến trúc độc đáo của tháp cổ nghìn năm tuổi ở Tây Ninh
Cửa chính được xây nhô hẳn ra ngoài, rộng 1 m, cao 2 m. Trên cửa chính là một phiến đá lớn, hình chữ nhật, chạm nổi hình hoa cúc cách điệu. Ba mặt Tây - Nam - Bắc đều có cửa giả được đắp nổi các hoa văn, trang trí tinh xảo.
Kiến trúc độc đáo của tháp cổ nghìn năm tuổi ở Tây Ninh
Tháp cổ Bình Thạnh được xây dựng bằng gạch với kỹ thuật tương tự như ở các đền tháp Chăm ở miền trung Việt Nam. Các viên gạch liên kết với nhau mà không cần một chất kết dính nào.
Kiến trúc độc đáo của tháp cổ nghìn năm tuổi ở Tây Ninh
Những hoa văn, phù điêu trang trí hình hoa lá, thần linh... mà cư dân địa phương thờ cúng cách đây cả nghìn năm được thiết kế tinh xảo quanh tháp.
Kiến trúc độc đáo của tháp cổ nghìn năm tuổi ở Tây Ninh
Không gian bên trong tháp nhỏ, thờ biểu tượng sinh thực khí Linga và Yoni.
Kiến trúc độc đáo của tháp cổ nghìn năm tuổi ở Tây Ninh
Kiến trúc phía trên tầng mái nhìn từ bên trong tháp với những viên gạch được xây theo hình vuông, chụm lại ở đỉnh tháp.
Kiến trúc độc đáo của tháp cổ nghìn năm tuổi ở Tây Ninh
Hiện tháp Bình Thạnh (cùng với tháp Chóp Mạt ở Tây Ninh) là hai đền tháp còn nguyên vẹn của nền văn hóa Óc Eo. Tháp được trùng tu lớn vào năm 1998, dù vậy công trình này vẫn còn nhiều chỗ bị hư hỏng, gạch bong tróc, bị ăn mòn.
Kiến trúc độc đáo của tháp cổ nghìn năm tuổi ở Tây Ninh
Tổng thể kiến trúc khu vực này gồm ba tháp chính. Tuy nhiên hai tháp còn lại chỉ còn dấu tích. Ngôi tháp giữa với phần nền còn sót lại ngổn ngang. Tháp còn lại chỉ còn xác định được một cái nền vuông.
Kiến trúc độc đáo của tháp cổ nghìn năm tuổi ở Tây Ninh
Cạnh tháp là đình Bình Thạnh, được xây dựng năm 1995. Hệ thống đền tháp ở Tây Ninh chứng minh nơi đây là địa bàn phát triển và nối tiếp từ văn hóa Đồng Nai đến văn minh Óc Eo cho tới khi người Việt đặt chân đến vào thế kỷ 17.
Quỳnh Trần

Vết thời gian - Độc đáo tháp cổ Bình Thạnh


Tháp cổ Bình Thạnh là một di tích hiếm hoi còn nguyên vẹn ở Nam bộ. Công trình này đã được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 1993.

Vết thời gian - Độc đáo tháp cổ Bình Thạnh
Gọi là tháp cổ Bình Thạnh vì tháp được xây dựng nằm ở phía hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông tại ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Kiến trúc của tháp được xây dựng bằng gạch cao 10m, có hình diện vuông mỗi cạnh 5m. Tổng thể kiến trúc đền gồm 3 tháp gạch, hầu như toàn bộ công trình chỉ còn là những mảng chấp vá và gần như là một đống đổ nát theo thời gian. Chỉ còn tòa tháp phía Nam là gần như còn nguyên vẹn.


Current Time0:09
/
Duration5:47
Auto


[Video: Tháp cổ Bình Thạnh do Truyền hình Báo Thanh Niên sản xuất]
Mặt ngoài tháp, trên cửa chính phía đông là một phiến đá lớn, hình chữ nhật, có chạm nổi hình hoa cúc cách điệu, hai vách bên cửa chính cũng chạm nổi các mảng phù điêu. Các mô típ trang trí được xây dựng lặp lại ở các phần thu nhỏ dần lên đỉnh tháp, tạo nên nhiều góc cạnh cho toàn bộ tháp. Ngoài ra còn có những tấm phù điêu được đắp nổi chung quanh tháp làm cho công trình tháp trở nên là một kiến trúc vững chắc.

Vết thời gian - Độc đáo tháp cổ Bình Thạnh - ảnh 1

Dấu tích còn lại của 1 trong 3 chân tháp đã sụp đổ

Cũng như lối xây dựng của những ngôi tháp ở miền Trung, những viên đá của tháp Bình Thạnh được kết nối chặc chẽ với nhau bằng một hợp chất đặc biệt. Kiến trúc tháp đền là một nét văn hóa của người xưa, tháp được xây dựng như một công trình tín ngưỡng để thờ những vị thần mà người dân kính trọng. Đây đều là những dấu tích mang giá trị lịch sử bởi chúng đánh dấu cho sự phát triển của nền văn hóa Óc Eo lúc ấy giờ.

Vết thời gian - Độc đáo tháp cổ Bình Thạnh - ảnh 2

Phần tháp còn lại được bảo tồn đến nay

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét