Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

Đền Vua Lê Đại Hành


Đền Vua Lê Đại Hành là một di tích lịch sử văn hóa thuộc khu di tích cố đô Hoa Lưtỉnh Ninh Bình. Đền nằm cách đền vua Đinh Tiên Hoàng 300 mét. Đền vua Lê qui mô nhỏ hơn nên không gian trong đền khá gần gũi và huyền ảo. Đền cũng xây theo kiểu nội công ngoại quốc với ba toà: Bái Đường, Thiên Hương, Chính Cung - thờ Lê Hoàn, bên phải là Lê Long Đĩnh, bên trái là hoàng hậu Dương Vân Nga hướng về đền vua Đinh. Nét độc đáo ở đền thờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm gỗ thế kỷ 17 đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo. Tương truyền, bà mẹ mơ thấy hoa sen mà sinh ra Lê Hoàn, trong lúc đi cấy ở cạnh ao sen. Bà đã ủ Lê Hoàn trong khóm trúc và được con hổ chúa rừng xanh ấp ủ. Sau lời cầu xin của bà mẹ con hổ bỏ đi. Sau này lớn lên Lê Hoàn đã lập ra nghiệp lớn: “Phá Tống, bình Chiêm” lừng lẫy. Vì vậy mà nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian Việt Nam của các nghệ nhân ở đây cũng thống nhất với truyền thuyết về các đề tài ca ngợi Lê Hoàn.

Nghệ thuật tạc tượng

Đền Vua Lê Đại Hành dựng trên nền cũ của cung điện thuộc cố đô Hoa Lư, kiến trúc cơ bản thuộc phong cách cuối thế kỷ XVII, đến thời Nguyễn có sự tu sửa lớn - nhất là xây dựng thêm nửa phía ngoài. Trong cung cấm của đền có ba pho tượng: Hoàng đế Lê Đại Hành ở gian giữa ngồi ngai, hoàng hậu Dương Vân Nga ở gian bên trái và vua Lê Long Đĩnh ở gian bên phải. Theo lý giải của người xưa, Dương Vân Ngalà cánh tay phải của vua, là người góp công đưa ông lên ngôi hoàng đế song vì lòng vẫn hướng về đền thờ người chồng cũ Đinh Tiên Hoàng nên người xưa bố trí tượng bà ngồi ở hông bên trái. Hai pho tượng ở hai gian bên xoay ngang để cùng nhìn vào gian giữa, tạo sự tập trung tăng vẻ tôn nghiêm cho nhân vật chính Lê Đại Hành.
Mới quan sát, cả ba pho tượng này đều có dáng dấp thời Nguyễn vì nước sơn mới và những hoa văn trang trí rồng - mây - hoa - lá vừa quen thuộc ở thời Nguyễn vừa làm theo kỹ thuật uốn dán vào. Để ý kỹ hơn lại thấy có một số nét của cuối thế kỷ XVII sang thế kỷ XVIII hoa cúc trên mũ bà Dương Vân Nga rực rỡ mà gọn đẹp, hài của các tượng đều chạm mảng lớn với đầu rồng đơn giản. Tuy nhiên trên tổng quan cả ba tượng này có nhiều nét riêng tiếp nhận từ tượng thời Mạc để rồi phát triển vào những năm đầu thế kỷ XVII. Như vậy ở ba pho tượng này có ba lớp văn hóa chồng nhau, do các thời sau tu sửa đã đắp thêm vào, chồng phủ ra ngoài.
Dáng chung của cả ba pho tượng này là thế ngồi hơi dướn lên, cẳng chân trên đến đùi quá ngắn như thể từ một khối gỗ liền bị hạn chế chiều dày, gợi lại những tượng đá và nhất là phù điêu đá nổi cao ở thời Mạc, do đó người ngồi ngai hay bục cứ như bị toài xuống. Hai cánh tay dưới cũng bị thu ngắn để bàn tay úp đúng trên đùi. Tượng Hoàng đế Lê Đại Hành đội mũ bình thiên tuy thời sau thêm nhiều, song phía trước mũ còn chạm nổi chữ Vương to theo như mũ tượng các đức vua Mạc thế kỷ trước. Tóc của Lê Đại Hành và Lê Long Đĩnh không làm thành mảng tam giác chảy xuống bệ như các tượng thời Nguyễn, mà đều cắt ngắn đến gáy, còn tóc bà Dương Vân Nga được tết một dải chảy sau tai xuống vai rồi chia ra túm về bả vai đằng trước túm ra sau lưng, giống như các tượng Quan Âm thời Mạc và chuẩn bị cho tượng giữa thế kỷ XVII. Điều đặc biệt lý thú là ở tượng Lê Ngọa Triều có bối tử ở sau lưng không bị sơn phủ lớp trang trí mới nên trong đồ án ô vuông còn rất rõ con rồng chạm đơn giản, rất giống với hình rồng trên hai tấm bia Hoằng Định nói trên, các tượng này đều ở thế ngồi tự tin, nghiêm chỉnh mà thoải mái, dáng toàn thân cân đối là sự chuẩn bị cho tượng khoảng giữa thế kỷ XVII. Khuôn mặt hoàng đế Lê Đại Hànhphương phi, đầy đặn, sáng láng. Khuôn mặt Dương Vân Nga trông rất hiền thục và mang nét chân dung riêng, khuôn trăng đầy đặn, phúc hậu. Đây là những tượng đẹp mở đầu cho loạt tượng chân dung thời Lê trung hưng.
Cổng đền Vua Lê Đại Hành
Đường chính đạo đền Vua Lê Đại Hành
Lê Đại Hành tên thật là Lê Hoàn quê ở Thanh Hóa. Cũng có thuyết nói Lê Hoàn quê ở Hà Nam. Cho nên ở Thanh Hóa cũng như ở Hà Nam còn có nhiều dấu tích và thời niên thiếu của Lê Hoàn. Trong cuộc đời 64 năm của Lê Hoàn (941-1005) có tới 37 năm gắn bó với kinh đô Hoa Lư, kể từ khi xây dựng kinh đô Hoa Lư (968-1005) và 34 năm kể từ khi Lê Hoàn giữ chức Thập đạo tướng quân cho đến khi mất (971-1005). Nếu kể cả thời gian đầu, Lê Hoàn đi theo Nam Việt Vương Liễn, con cả vua Đinh, chỉ huy hai nghìn quân, tham gia dẹp loạn mười hai sứ quân, thồng nhất đất nước thì thời gian Lê Hoàn gắn bó với vùng đất Ninh Bình ngày nay còn hơn thế nữa, sử sách không cho biết rõ, nhưng các di tích đã phản ánh ít nhiều về điều đó.
Hiện nay, chúng tôi đã phát hiện được còn 10 di tích thờ Lê Hoàn trên đất Ninh Bình :
1, Đền vua Lê Hoàn, xã Trường yên, huyện Hoa Lư.
2, Đình Yên Trạch, xã Trường yên, huyện Hoa Lư.
3, Đình Trung Trữ, xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư.
4, Đền Đồng Bến, phường Đông Thành, thị xã Ninh Bình.
5, Đền Thượng Ngọc Lâm, xã Yên Lâm, huyện Yên Mô.
6, Đình Quảng Công, xã Yên Thái, huyện Yên Mô.
7, Đình Từ Đường, xã Yên Thái, huyện Yên Mô.
8, Đền Nội Thị Lân, thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh.
9, Đình Ngọc Nhị, xã Gia Thủy, huyện Nho Quan.
10, Đình Ngọc Ba, xã Gia Thủy, huyện Nho Quan.
Vậy Lê Hoàn theo Việt Nam Vương Đinh Liễn từ khi nào? Sử cũ không ghi, chỉ biết rằng Xương Văn, Xương Ngập ở triều đình Cổ Loa đem quân đánh động Hoa Lư năm 951, hàng tháng trời không thắng đã treo Đinh Liễn đang làm con tin lên cây sào dọa rằng "nếu không hàng sẽ giêt Liễn", thì lúc ấy Đinh Liễn còn nhỏ.
Ngày nay ở nơi Đinh Bộ Lĩnh xây dựng căn cứ ban đầu ở hai bờ tả ngạn, hữu ngạn sông Bôi vùng động Hoa Lư có nhiều truyền thuyết về Lê Hoàn đã có mặt ở đây. Truyền thuyết kể rằng khi trưởng thành, Lê Hoàn từ Tanh Hóa ra Thanh Liêm (Hà Nam) thăm mộ ông và đi theo Đinh Liễn. Như vậy có thể vào các năm 959, 960 Lê Hoàn đã 18, 19 tuổi. Hiện nay đình Ruối, thôn Ngọc Ba xã Gia Thủy, huyện Nho Quan ở hữu Ngạn sông Bôi thờ Lê Hoàn và Đinh Bộ Lĩnh, với truyền thuyết là các ông đã luyện quân ở đây.
Như vậy, Lê Hoàn đã có mặt ở động Hoa Lư, căn cứ ban đầu của Đinh Bộ Lĩnh. Từ động Hoa Lư, Lê Hoàn đã cùng với Đinh Bộ Lĩnh tiến len dẹp loạn mười hai sứ quân thống nhất đất nước.
Ngôi đền rất quan trọng ở Cố đô Hoa Lư là đền thờ Lê Hoàn, tương truyền được xây dựng trên nền cung điện của kinh đô Hoa Lư. Theo truyền thuyết, thì sau khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (Hà Nội) nhân dân ta đã xây dựng đền vua Lê Đại Hành. Nhưng có lẽ lúc đầu chỉ có một ngôi đền thờ chung cả Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành và Dương hậu hay Dương Văn Nga. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết từ thời Lê Sơ trở về trước, nhân dân làm đền thờ, đặt tượng cả ba vị cùng ngồi. Như vậy có thể hiểu là tượng ba vị trong một ngôi đền. Thời Đinh - Lê - Lý - Trần, phật giáo chiếm ưu thế và dần dần trở thành quốc giáo, thì chưa nảy sinh quan hệ phê phán quan hệ của Lê Hoàn với Dương Văn Nga.
Về sau do phân xã, tách thôn thành Trường Yên và Trường Yên Hạ, người ta mới chia thành hai đền là đền Thượng và đền Hạ. Làng Yên Thượng làm đền THượng hay đền vua Đinh thờ Đinh Tiên Hoàng và các con của Ông. Làng Yên Hạ làm đền Hạ hay đền vua Lê thờ vua Lê Đại Hành, Lê Ngọa Triều và Thái hậu Dương Văn Nga. Hai làng chăm lo tu sửa đền riêng của làng mình, dần dần hai đền có nhiều điểm khác nhau.
Đền thời Hậu Lê, nhất là từ thời Lê Thánh Tông (1460-1297) trở đi, lấy Nho giáo làm quốc giáo, với thuyết quân thần, phụ tử, người ta mới phê phán Lê Hoàn là "cướp ngôi" nhà Đinh. Với thuyết "tam tòng tứ đức" người ta mới phê phán Dương Văn Nga không chung thủy với Đinh Tiên Hoàng và mới có thuyết rước tượng bà từ đền vua Đinh sang đền vua Lê.
Điều này còn được thể hiện ở đình Trung Trữ, xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư: làng Trung Trữ do nhân dân Trường Yên chuyển ra lập làng mới vào thể kỷ XV. Khi xây dựng làng mới, nhân dân Trung Trữ đã xây dựng một ngôi đình thờ chung cả Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành và Thái hậu Dương Văn Nga. Về sau khi tạc tượng, người ta vẫn để cả tượng Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành và Dương Văn Nga cùng ngồi chỉ đặt tượng của Lê Đại Hành và Dương Văn Nga lui xuống một chút. Có thể ở lại ít đến, nên quan điểm bình dân của nhân dân đã được bảo lưu: Người ta cho rằng chồng chết lấy chồng khác là việc bình thường.
Có trường hợp cả dân Trường Yên thượng và Trường Yên hạ đi xây dựng làng mới, nhưng khi chỉ dân Trường Yên hạ thì người ta chỉ lập đền thờ riêng Lê Hoàn như ở làng cũ của mình. Đó là vào thế kỷ XV, một bộ phận dân Yên Hạ đi lập làng mới ở Ngọc Lâm (nay thuộc xã Yên Lâm, huyện Yên Mô) họ đã lập ngôi đền thờ Lê Hoàn đúng kiểu cách "nội công ngoại quốc" như ở Trường Yên.
Trong 25 năm làm vua ở kinh đô Hoa Lư (980-1005), Lê Hoàn có hai võ công lớn là "kháng Tống" năm 981 và "bình Chiêm" năm 982. Chiến trường chống Tống xảy ra ở Bạch Đằng, Chi Lăng và tây Kết, không xảy ra ở vùng đất Ninh Bình nên không để lại dấu vết gì. Nhưng Ninh Bình là nơi xuất binh, trên đường hành quân của Lê Hoàn.
Năm 981, Lê Hoàn đã xuất phát từ kinh đô Hoa Lư theo sông Sào Khê ra sông Hoàng Long vào sông Đáy, xuôi xuống phía Nam đến cửa biển Đại Ác ra biển hay theo dòng sông nhỏ; sau gọi là sông Đào, sang sông Hồng để đi đánh Tống. Do đó, ở thôn Thị Lân xã Khánh Ninh, huyện Yên Khánh, nay là thị trấn Yên Ninh gần sông Đáy có đền Nội thờ Lê Hoàn vì ông đã đi đánh Tống qua đây.
Đến Đồng Bến thuộc thôn Phúc Am, nay thuộc phường Đông Thành, thị xã Ninh Bình thờ Lê Hoàn. Ngày xưa ở bên bờ sông Vân vẫn có đền Thượng, thuộc thôn Phúc Am xã Ninh Thành, trong đền có đôi câu đối:
Khước Tống khải ca lưu thử địa
Tiếp Đinh chính thống thụ vu thiên.
(Nghĩa là: Khúc ca thắng Tống còn truyền ở đất này/ nối tiếp nền chính thống của nhà Đinh hợp với mệnh trời)
Sau khi chống Tống một năm, năm 982, Lê Hoàn lại xuất phát từ sông Sào Khê ra sông Hoàng Long vào sông Đáy, rẽ vào sông Vân, xuôi xuống sông Trinh Nữ, qua cửa bể Thần Phù để vào nam đánh Chiêm Thành. Dấu tích cuộc hành quân này còn có nhiều truyền thuyết ở vùng cửa bề Thần Phù, nay là thôn Thần Phù, xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Ở thôn Quảng Công và thôn từ Đường, xã Yên Thái, huyện Yên Mô có hai ngôi đình thờ Lê Hoàn với ý nghĩa là ông đã đi đánh Chiêm Thành qua đây.
Như vậy là tỉnh Ninh Binh, nơi đã gắn bó gần cả cuộc đời Lê Hoàn, có các di tích ghi lại sự nghiệp xây dựng kinh đi Hoa Lư, xây dựng Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền, củng cố nền thống nhất quốc gia và dấu tích của hai lần võ công "kháng Tống, bình Chiêm" của ông.
Theo "Ninh Bình theo dòng lịch sử văn hóa"

Các nhà nghiên cứu đã thông kê được 40 nơi thờ Lê Đại Hành (trong đó có 12 nơi thờ riêng, 5 nơi phối thờ với bà vợ cả là Đô Hồ phu nhân; 2 nơi phối thờ với Thái hậu Dương Vân Nga và 21 nơi thờ với các vị thần khác). Ninh Bình là tỉnh có nhiều di tích thờ Lê Hoàn nhất 11 nơi.Ninh Bình là vùng đất kinh đô của đất nước dưới thời Lê Hoàn, các đền thờ tập trung nhiều ở quanh khu di tích cố đô Hoa Lư như đình Yên Thành (xã Trường Yên), đền Trung Trữ (xã Ninh Giang, Hoa Lư) và các ngôi đền ở phía nam tỉnh như đền Đồng Báng (thành phố Ninh Bình), đền Yên Lâm (Lai Thành, Kim Sơn); đền Ngọc Lâm xã Yên Lâm; đền Từ Đường và đền Quảng Công xã Yên Thái; đền Vua Lê Đại Hành xã Yên Thắng (Yên Mô)... Vào dịp lễ hội cố đô Hoa Lư, các đền này và các di tích thờ danh nhân thời Tiền Lê trong khu vực đều tham gia lễ rước kiệu và chân nhang các danh nhân về đền Vua Lê.
Các tượng gia đình Vua Lê Đại Hành ở Hoa Lư.

Đền vua Lê Đại Hành ở Trường Yên (Ninh Bình), dựng trên nền cũ của cung điện thuộc cố đô Hoa Lư xưa, kiến trúc cơ bản thuộc phong cách cuối thế kỷ XVII, đến thời Nguyễn có sự tu sửa lớn - nhất là xây dựng thêm nửa phía ngoài. Trong cung cấm của đền có ba pho tượng: Hoàng đế Lê Đại Hành ở gian giữa ngồi ngai, hoàng hậu Dương Vân Nga ở gian bên trái và vua Lê Ngọa Triều ở gian bên phải. Hai pho tượng ở hai gian bên không cùng hướng với pho tượng Lê Đại Hành, mà xoay ngang để cùng nhìn vào gian giữa, tạo sự tập trung tăng vẻ tôn nghiêm cho nhân vật chính.
Mới quan sát, cả ba pho tượng này đều có dáng dấp thời Nguyễn vì nước sơn mới và những hoa văn trang trí rồng - mây - hoa - lá vừa quen thuộc ở thời Nguyễn vừa làm theo kỹ thuật uốn dán vào. Ngày nay hầu hết người nghiên cứu vẫn cho rằng những pho tượng này thuộc thời Nguyễn. Để ý kỹ hơn lại thấy có một số nét của cuối thế kỷ XVII sang thế kỷ XVIII hoa cúc trên mũ bà Dương Vân Nga rực rỡ mà gọn đẹp, hài của các tượng đều chạm mảng lớn với đầu rồng đơn giản. Tuy nhiên trên tổng quan cả ba tượng này có nhiều nét riêng tiếp nhận từ tượng thời Mạc để rồi phát triển vào thời Hoằng Định những năm đầu thế kỷ XVII. Như vậy ở ba pho tượng này có ba lớp văn hóa chồng nhau, do các thời sau tu sửa đã đắp thêm vào, chồng phủ ra ngoài.
Điều nghi hoặc về niên đại gốc của ba pho tượng này được hai tấm bia hiện còn ở đền khẳng định. Tấm bia thứ nhất hai mặt ở nhà bia bên trái, dựng năm Mậu Thân niên hiệu Hoằng Định 9 (1609), trong bài văn bia ở cả hai mặt Tiền triều Lê Đại Hành hoàng đế miếu/ Công đức bi ký tịnh minh sau khi ca ngợi công đức lớn lao của vua Lê Đại Hành, được các triều lập miếu thờ, nay chúa Bình An Vương (Trịnh Tùng) gia phong mỹ tự, cấp thêm ruộng và cho dân bản xã được miễn sưu sai tạp dịch để lo thờ cúng. Tấm bia thứ hai bốn mặt, ở nhà bia bên trái dựng muộn hơn 3 năm vào năm Hoằng Định 12 (1612), bài văn bia Trùng tu tạo tác Thánh tượng tiền triều Lê Đại Hành hoàng đế bi ký tịnh minh cho biết thêm: Chúa Bình An Vương ban lệnh chỉ cho tu tạo lại điện vũ, quan đề đốc Lễ quận công Bùi Thì Trung làm ba pho tượng (Đại Hành hoàng đế, Bảo Quang hoàng thái hậu và vua Lê Ngọa Triều) từ năm Tân Hợi (1611) đến tháng 6 năm Nhâm Tý (1612) thì xong.
Dáng chung của cả ba pho tượng này là thế ngồi hơi dướn lên, cẳng chân trên đến đùi quá ngắn như thể từ một khối gỗ liền bị hạn chế chiều dày, gợi lại những tượng đá và nhất là phù điêu đá nổi cao ở thời Mạc, do đó người ngồi ngai hay bục cứ như bị toài xuống. Hai cánh tay dưới cũng bị thu ngắn để bàn tay úp đúng trên đùi. Tượng Hoàng đế Lê Đại Hành đội mũ bình thiên tuy thời sau thêm nhiều, song phía trước mũ còn chạm nổi chữ Vương ( ) to theo như mũ tượng các đức vua Mạc thế kỷ trước. Tóc của Lê Đại Hành và Ngọa Triều không làm thành mảng tam giác chảy xuống bệ như các tượng thời Nguyễn, mà đều cắt ngắn đến gáy, còn tóc bà Dương Vân Nga được tết một dải chảy sau tai xuống vai rồi chia ra túm về bả vai đằng trước túm ra sau lưng, giống như các tượng Quan Âm thời Mạc và chuẩn bị cho tượng giữa thế kỷ XVII. Điều đặc biệt lý thú là ở tượng Lê Ngọa Triều có bối tử ở sau lưng không bị sơn phủ lớp trang trí mới nên trong đồ án ô vuông còn rất rõ con rồng chạm đơn giản, rất giống với hình rồng trên hai tấm bia Hoằng Định nói trên, các tượng này đều ở thế ngồi tự tin, nghiêm chỉnh mà thoải mái, dáng toàn thân cân đối là sự chuẩn bị cho tượng khoảng giữa thế kỷ XVII. Khuôn mặt hoàng đế Lê Đại Hành phương phi, đầy đặn, sáng láng. Khuôn mặt Dương Vân Nga trông rất hiền thục và mang nét chân dung riêng, khuôn trăng đầy đặn, phúc hậu.
Về kích thước, hoàng đế Lê Đại Hành lớn hơn hai pho tượng bên, cao toàn thể (kể cả mũ) là 170cm, riêng phần thân ngồi trên ngai đã 111cm. Vua Lê Ngọa Triều và Dương Vân Nga nhấp nhỉnh người thực: Lê Ngọa Triều ngồi bục cao (cả mũ) 145cm, nếu chỉ tính đến đỉnh đầu là 131cm, riêng mặt 22cm. Dương Vân Nga cao cả mũ là 129cm, chỉ tính đến đỉnh đầu là 110cm, riêng mặt 20cm.
Đây là những tượng đẹp mở đầu cho loạt tượng chân dung thời Lê trung hưng (ảnh 94a, b,)


h94a-328.jpg (66281 bytes)
h94b-328.jpg (66474 bytes)
94a- Vua Lê Đại Hành
đền vua Lê-Hoa Lư
94b- Hoàng hậu Dương Vân Nga
đền vua Lê

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét