Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

CĂN CỨ TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM

Di tích lịch sử   tại khu vực Chàng Riệt cạnh suối “Tiên Cô” thuộc , huyện , tỉnh Tây Ninh. Cách thị xã Tây Ninh chừng 64km về hướng bắc theo quốc lộ 22B.
Ảnh: Trung ương Cục miền Nam đầu tiên đóng tại Mã Đà – chiến khu Đ
Ảnh: Trung ương Cục miền Nam đầu tiên đóng tại Mã Đà – chiến khu Đ
Ảnh: Lực lượng quân giải phóng sau chiến thắng trở về căn cứ chiến khu Đ
Ảnh: Lực lượng quân giải phóng sau chiến thắng trở về căn cứ chiến khu Đ
Tiền thân của Trung ương Cục là Xứ ủy Nam bộ. Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951), Xứ ủy Nam bộ chuyển từ Tây Nam bộ về Đông Nam bộ và chọn Đồng Rùm làm căn cứ. Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960) – Trung ương Cục miền Nam được thành lập trực thuộc Trung ương Đảng. Phạm vi lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp từ cực Nam Trung bộ và Nam bộ (gọi là B2).
Ảnh: Nhân viên văn phòng Trung ương Cục vận chuyển tài liệu, hàng hóa từ Mã Đà về căn cứ Tây Ninh
Ảnh: Nhân viên văn phòng Trung ương Cục vận chuyển tài liệu, hàng hóa từ Mã Đà về căn cứ Tây Ninh
Trung ương Cục miền Nam đầu tiên đóng tại Mã Đà – chiến khu Đ, đến tháng 2/1961 chuyển về Bắc Tây Ninh với phiên hiệu là Cục R. Qua nhiều lần di chuyển và xây dựng căn cứ trên đất Tây Ninh, tháng 8/1972 Văn phòng Trung ương Cục chuyển về địa điểm hiện nay, cho đến ngày 30/4/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Ảnh: Căn cứ Xứ ủy Nam bộ, tiền thân của TWC miền Nam
Ảnh: Căn cứ Xứ ủy Nam bộ, tiền thân của TWC miền Nam
Toàn bộ khu căn cứ rộng 72ha, giữa khu rừng già, cách biên giới Việt Nam – Campuchia 3km. Khu vực ngoại vi căn cứ được xây dựng nhiều tuyến bảo vệ với hệ thống chốt, trạm gác. Bên trong có các cơ quan trực thuộc Trung ương Cục như: Ban An ninh, Ban Tuyên huấn, Bộ chỉ huy Quân sự Miền, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Ban Hậu cần, Đài Phát thanh, Bệnh viện, Nhà in, Công binh xưởng. Song song đó còn hình thành một đơn vị hành chính huyện, xã, trong khu căn cứ (có lúc phân ra 13 huyện trong căn cứ).
Ảnh: Các đ/c trong ban lãnh đạo TWC miền Nam: Võ Chí Công, Nguyễn Văn Linh, Trần Nam Trung, Phan Văn Đáng trong Căn cứ TWC miền Nam
Ảnh: Các đ/c trong ban lãnh đạo TWC miền Nam: Võ Chí Công, Nguyễn Văn Linh, Trần Nam Trung, Phan Văn Đáng trong Căn cứ TWC miền Nam
Trong căn cứ có hệ thống giao thông hào, công sự chiến đấu, các lối đi mòn và hệ thống nhà, nhà làm việc của các nhà lãnh đạo như: Nguyễn Văn Linh, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, Phạm Thái Bường, Phan Văn Đáng, Phạm Văn Xô, Trần Nam Trung…
Ảnh: Đ/c Lê Đức Thọ cùng đ/c Nguyễn Thị Định đang trao đổi công tác trong căn cứ TWC miền Nam
Ảnh: Đ/c Lê Đức Thọ cùng đ/c Nguyễn Thị Định đang trao đổi công tác trong căn cứ TWC miền Nam
Trong khu di tích, ngoài những cây rừng cổ thụ còn có những cây ăn quả, được cán bộ chiến sĩ trồng mới như xoài, khế, me, bưởi…
Ảnh: Đoàn Trung ương cục miền Nam trên đường ra Bắc, đang nghe báo cáo tình hình Quảng Trị sau 27-1-1973, (ảnh Báo onlie thành đoàn tp HCM)
Ảnh: Đoàn Trung ương cục miền Nam trên đường ra Bắc, đang nghe báo cáo tình hình Quảng Trị sau 27-1-1973, (ảnh Báo online Thành đoàn TP.HCM)
Dưới mỗi ngôi nhà đều có hầm trú ẩn (hầm chữ A) và đường hầm thông ra hệ thống giao thông hào. Nhà ở xây dựng theo kiểu 3 gian, cột tròn, mái lợp lá “trung quân”.
Ngoài các công trình nhà ở, hầm giao thông, còn có hội trường lớn và hội trường nhỏ cùng các trang thiết bị sinh hoạt và làm việc như: máy phát điện, hệ thống điện thoại, vô tuyến điện, các phương tiện đi lại như: xe đạp, xe gắn máy và ô tô. Trong di tích còn có các khu sản xuất, khu “vườn” của cán bộ chiến sĩ trồng rau xanh, cây cảnh… Di tích còn bảo tồn một số hố bom B52 do địch thả xuống trong những năm chiến tranh.
Ảnh:Đ/c Nguyễn Văn Linh, đọc diễn văn khai mạc Hội nghị TWC lần thứ I, tháng 1/1960
Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam là một trong những di tích lịch sử cách mạng có tầm quan trọng đặc biệt. Trong các năm 1993 – 1995, Nhà nước đã đầu tư hơn 4 tỷ đồng trùng tu, tôn tạo một số hạng mục quan trọng. Trong quá trình trùng tu có thay đổi chất liệu nhưng vẫn giữ nguyên được kết cấu và hiện trạng lịch sử. Bao gồm hệ thống giao thông hào, đường đi trong di tích, hầm chữ A và nhà ở, nhà làm việc của các đồng chí lãnh đạo Trung ương Cục.
Ảnh: Đ/c Nguyễn Văn Linh, Trần Văn Trà tại hội nghị cán bộ phụ vận đô thị toàn miền Nam lần thứ nhất
Ảnh: Đ/c Nguyễn Văn Linh, Trần Văn Trà tại hội nghị cán bộ phụ vận đô thị toàn miền Nam lần thứ nhất
Di tích Trung ương Cục miền Nam là di tích lịch sử cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam đã đề ra chiến lược, vận dụng sáng tạo đường lối cách mạng miền Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, làm thất bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ; giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Ảnh: Ban lãnh đạo Văn phòng Trung ương Cục, từ trái qua Châu Quốc Tuấn , Phạm Ngọc Lân , Tô Bửu Giám (ảnh Báo onlie thành đoàn tp HCM)
Ảnh: Ban lãnh đạo Văn phòng Trung ương Cục, từ trái qua Châu Quốc Tuấn , Phạm Ngọc Lân , Tô Bửu Giám (ảnh Báo onlie thành đoàn tp HCM)
Khu căn cứ Trung ương Cục miền Nam đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia tại Quyết định số 839/QĐ ngày 31/8/1990 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin.
Một số hình ảnh Di tích Lịch sử – Văn hóa Trung ương Cục miền Nam.
Ảnh: Đ/C Nguyễn Văn Linh, trong buổi lễ khởi công trùng tu, tôn tạo khu di tích
Ảnh: Đ/C Nguyễn Văn Linh, trong buổi lễ khởi công trùng tu, tôn tạo khu di tích
Ảnh: Đ/C Nguyễn Văn Linh, trong buổi lễ khánh thành Khu di tích
Ảnh: Đ/C Nguyễn Văn Linh, trong buổi lễ khánh thành Khu di tích
Ảnh: Toàn cảnh nhà truyền thống trong Khu di tích
Ảnh: Toàn cảnh nhà truyền thống trong Khu di tích
Ảnh: Đồng chí Võ Chí Công ngồi lại trên chiếc giường trong căn nhà làm việc của mình tại khu di tích căn cứ Trung ương cục miền Nam ngay trong ngày khánh thành 28-4-1994 ở khu rừng Rùm Đuôn, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh
Ảnh: Đồng chí Võ Chí Công ngồi lại trên chiếc giường trong căn nhà làm việc của mình tại khu di tích căn cứ Trung ương cục miền Nam ngay trong ngày khánh thành 28-4-1994 ở khu rừng Rùm Đuôn, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh
Ảnh: Nhà bếp hoàng cầm được phục dựng theo nguyên mẫu trong Khu di tích
Ảnh: Nhà bếp hoàng cầm được phục dựng theo nguyên mẫu trong Khu di tích
Ảnh: Nhà đ/c Phạm Thới Bường trong Khu di tích
Ảnh: Nhà đ/c Phạm Thới Bường trong Khu di tích
Ảnh: Nhà đ/c Phan Văn Đáng trong Khu di tích
Ảnh: Nhà đ/c Phan Văn Đáng trong Khu di tích
Ảnh: Nhà đ/c Phạm Văn Xô trong Khu di tích
Ảnh: Nhà đ/c Phạm Văn Xô trong Khu di tích
Ảnh: Nhà đ/c Võ văn Kiệt trong Khu di tích
Ảnh: Nhà đ/c Võ văn Kiệt trong Khu di tích
Ảnh: Nhà đ/c Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí thư Trung ương Đảng và đ/c chí Lê Thị Bân, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninhthăm Khu di tích
Ảnh: Nhà đ/c Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí thư Trung ương Đảng và đ/c Lê Thị Bân, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh thăm Khu di tích
Ảnh: Nhà đ/c Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí thư Trung ương Đảng trồng cây lưu niệm trong Khu di tích
Ảnh: Nhà đ/c Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng Bí thư Trung ương Đảng trồng cây lưu niệm trong Khu di tích
Theo Bảo tàng tỉnh Tây Ninh

Phim tài liệu: Căn cứ TW Cục Miền Nam – Từ vùng đất thiêng đến khu du lịch sinh thái

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét