Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Độc đáo kiến trúc chùa "ve chai"


Đó là chùa Linh Phước (cách trung tâm thành phố khoảng 8km), một ngôi chùa độc đáo bậc nhất Đà Lạt bởi ngoài kiến trúc cầu kỳ, toàn bộ ngôi chùa đều được khảm mảnh sành.
Do chùa được khảm toàn bộ bằng mảnh sành nên nhiều người vẫn thường gọi chùa Linh Phước là chùa Ve Chai. Chùa do một số tăng ni, phật tử từ Thừa Thiên - Huế đến xây dựng từ năm 1949 và hoàn thành vào năm 1952. Năm 1990, khi đại đức Thích Tâm Vị cho trùng tu lại toàn bộ kiến trúc và xây dựng thêm nhiều công trình mới thì chùa bắt đầu được nhiều người chú ý bởi lối kiến trúc khá độc đáo, mới lạ.
Ở đây, từ hoa văn trang trí tượng Phật, hình rồng, phượng, búp sen… cho tới cả lối đi đều được khảm bằng mảnh chai, mảnh sứ.

Chùa Linh Phước ngoài lối kiến trúc độc đáo, toàn bộ ngôi chùa còn được khảm bằng mảnh sành
Chùa Linh Phước ngoài lối kiến trúc độc đáo, toàn bộ ngôi chùa còn được khảm bằng mảnh sành

Dọc hai bên chính điện là hai hàng cột rồng khảm mảnh sành tương tự như phong cách khảm tại các lăng mộ vua nhà Nguyễn. Bên trên hai hàng cột ấy là những bức phù điêu khảm sành mô tả lịch sử Đức Phật Thích Ca từ giáng sinh đến nhập niết bàn.
Dọc hai bên chính điện là hai hàng cột rồng khảm mảnh sành tương tự như phong cách khảm tại các lăng mộ vua nhà Nguyễn. Bên trên hai hàng cột ấy là những bức phù điêu khảm sành mô tả lịch sử Đức Phật Thích Ca từ đản sinh đến nhập niết bàn.
Nhà chùa đã sử dụng một khối lượng mảnh sành khổng lồ để khảm tất cả các chi tiết của chùa
Nhà chùa đã sử dụng một khối lượng mảnh sành khổng lồ để khảm tất cả các chi tiết của chùa
Cả những lối đi cũng được khảm mảnh sành
Cả những lối đi cũng được khảm mảnh sành
’Chùa
Chùa Linh Phước một công trình kiến trúc đồ sộ và độc đáo: Chánh điện dài 33 m, rộng 22 m; Tiền đàn bảo tháp cao 27 m được chạm trổ hình rồng. Lầu 1 có gian thờ 108 tượng "Thiên thủ thiên nhãn". Trong nội điện, tượng Phật Thích Ca cao 4,9 m kể cả tòa sen, phía trước được làm bằng bê-tông cốt thép, bên ngoài thiếp vàng, phía trước là bức Cửu long môn uốn mình chầu Phật
Nhiều người tới viếng thăm chùa phải ngỡ ngàng bởi sự độc đáo; những tính tiết hoa văn tinh tế, sắc nét đều được khảm bằng mảnh sành
Nhiều người tới viếng thăm chùa phải ngỡ ngàng bởi sự độc đáo; những tính tiết hoa văn tinh tế, sắc nét đều được khảm bằng mảnh sành
Công trình Long Hoa Viên, tạc hình con rồng uốn lượn dài tới 49 m quanh tượng đài Phật Di Lạc. Vây rồng được làm bằng mảnh vỡ của 50.000 vỏ chai bia, bên cạnh thân rồng có hồ nước và hòn giả sơn, có tượng Phật Di Lạc ngự trên Đến với Linh Phước tự, ngoài việc dâng hương lễ Phật, du khách còn được thưởng ngoạn những kiến trúc được xây dựng công phu
Công trình Long Hoa Viên, tạc hình con rồng uốn lượn dài tới 49 m quanh tượng đài Phật Di Lạc. Vây rồng được làm bằng mảnh vỡ của 50.000 vỏ chai bia, bên cạnh thân rồng có hồ nước và hòn giả sơn, có tượng Phật Di Lạc ngự trên Đến với Linh Phước tự, ngoài việc dâng hương lễ Phật, du khách còn được thưởng ngoạn những kiến trúc được xây dựng công phu.
Chánh điện rực rỡ sắc màu được khảm từ các loại mảnh sành
Chánh điện rực rỡ sắc màu được khảm từ các loại mảnh sành
Kiến trúc độc đáo lại được khảm bằng mảnh sành đã tạo ra sự cổ kính, trang trọng của ngôi chùa
Kiến trúc độc đáo lại được khảm bằng mảnh sành đã tạo ra sự cổ kính, trang trọng của ngôi chùa
Khắc Lịch

“Chùa Ve Chai” độc đáo nhất Đà Lạt

Hà Huyền 
Vanhien.vn – Đến các điểm tâm linh tại thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) mà không đi chiêm bái “chùa Ve Chai” (tên gọi chính là chùa Linh Phước) thì thật tiếc. Bởi ngôi chùa này có kiến trúc độc đáo, có thể nói là “độc nhất vô nhị” không những ở Đà Lạt mà còn “rất riêng” ở nước ta.
"Chùa Ve Chai" hay tên gọi chính là chùa Linh Phước. Ảnh: Huyền.
Chùa Linh Phước tọa lại tại phường 11, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Đi dọc đường xuống Trại Mát, cổng chùa nằm ở sát lề đường, hướng bên phải từ trung tâm thành phố đi xuống. Chùa nằm trên gò đất cao, thế đẹp, sau lưng chùa là con dốc trải dài, người ta trồng rau và hoa màu.
Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Ảnh: Huyền.
Được biết, chùa Linh Phước được khởi công xây dựng từ năm 1949, và mãi đến năm 1952 mới hoàn thành. Có nguồn tin khác cho rằng, chùa hoàn thành năm 1950. Tại sao chùa Linh Phước được gọi là “chùa Ve Chai”, vì chùa khảm nhiều mảnh sành sứ, nên gọi là “Ve Chai”.
Bảo Tháp. Ảnh: Huyền.
Mặc dù chùa khảm bằng sành sứ, nhưng lối khảm hết sức tinh tế, tỉ mỉ, chính thế mà ngôi chùa có một nét đẹp lạ khác hẳn các ngôi chùa khác. Không những là ngôi chùa có nhiều mảnh sành sứ tạo tác, mà đây còn là ngôi chùa có tháp chuông cao nhất, tượng hoa bất tử lớn nhất Việt Nam, công trình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát trong nhà bằng bê tông cốt thép cao nhất Việt Nam...
Nhiều pho tượng Bồ Tát trong điện thờ ở phía trái chùa. Ảnh: Huyền.
Từ khi khởi công xây dựng đến nay, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Chùa được kiến tạo bởi các nghệ nhân đến từ Huế là chính, đương nhiên là có sự đóng góp của nhiều tăng ni, Phật tử. Các mảnh sành sứ ghép tại chùa được mua và lấy từ nhà dân và các nhà máy bia rượu...
Hoa được khảm bẳng sành sứ. Ảnh: Huyền.
Bức tranh "sành sứ" vừa nghệ thuật vừa tâm linh. Trong hình có bánh xe chuyển Pháp. Ảnh: Huyền.
Các mảnh được rửa lau sạch sẽ, sau đó được chia nhỏ, cắt ra từng mảnh để làm sao chúng ăn khớp nhau và tạo ra thẩm mỹ nghệ thuật, đồng thời mang tính tâm linh. Khi chúng tôi đến chùa Linh Phước, không gian yên tĩnh.
5 thầy trò Đường Tăng tại "Chùa Ve Chai". Ảnh: Huyền.
Các sư ai nấy đều tươi cười chào hỏi, rồi mời khách hành hương tham quan, hướng dẫn từng tý một. Đáng chú ý, trong chùa còn có tượng 5 thầy trò Đường Tăng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét