Bài, ảnh: Đoàn Xá
(Dân Việt) Lộc Du là nơi có hàng trăm người dân làm bánh tráng theo kiểu truyền đời. Với một bí quyết riêng biệt, cùng những ưu ái của thiên nhiên, ngôi làng từ xưa đã cho ra đời thứ bánh tráng Trảng Bàng làm say lòng bao thực khách.
Làng bánh tráng Lộc Du thuộc thị trấn Trảng Bàng (huyện Trảng Bàng, Tây Ninh), ngay ven con sông Vàm Cỏ Đông thơ mộng với những cánh đồng lúa mượt mà dài ngút mắt ở vùng biên giới Tây Nam Tổ quốc này. Đồng đất nơi đây đã không chỉ mang lại cho người dân những hạt gạo dẻo thơm mà nhờ nó, rất nhiều sản phẩm nổi tiếng khác cũng được hình thành. Một trong số đó là những chiếc bánh tráng mỏng manh nhưng rất thơm giòn khiến bao thực khách khi có dịp đến đây phải say lòng...
Tôi đã may mắn được chứng kiến người dân Trảng Bàng làm bánh tráng. Dường như với họ, những chiếc bánh tráng chính là một tác phẩm nghệ thuật với vô vàn những công đoạn tỷ mỷ và khó khăn vô cùng. Đầu tiên là việc chọn gạo. Chắc chắn, chỉ có thứ gạo được trồng ở những cánh đồng ven dòng sông Vàm Cỏ Đông, con sông chảy ngang qua đất Trảng Bàng này thì bánh tráng làm ra mới ngon, mới đậm đà mà thôi.
Là một trong những người làm bánh tráng theo kiểu dân gian, gia đình ông Nguyễn Văn Tuân đã có 4 đời nối nghiệp nhau bên chiếc bánh theo kiểu cha truyền con nhận. Tôi tìm đến nhà ông vào một buổi sáng trời nắng nhẹ. Ông Tuân đang cùng cậu con trai cả mang những chiếc máng đựng gạo ngâm ra phơi. Ông bảo, làm bánh tráng nhìn thì đơn giản chứ thực ra rất cầu kỳ. Sau khi chọn được gạo ngon, phải đem ngâm gạo trong nước trong một đêm. Sáng hôm sau, dậy thật sớm, đổ gạo vào thúng cho ráo nước rồi đem phơi khô lại như bình thường. Kế đến mới đem gạo đã phơi đó xay lấy bột.
Thấy chúng tôi thắc mắc về việc gạo khô đem ngâm nước rồi lại đem phơi khô thì ông Tuân cười rồi bảo: Phải làm như vậy thì hạt gạo mới bung, mới nở để những bột sau khi xay sẽ mịn hơn, dẻo hơn.
Tráng bánh cũng là một công việc quan trọng mà ở đây, đa phần lại do người phụ nữ đảm nhiệm. Qua bàn tay khéo léo của họ, những nồi nước có trộn nước dừa tươi được nấu trên những hòn than hoa rực hồng sẽ cho ra đời những chiếc bánh. Và, công việc cuối cùng là đem phơi. Như nhiều người đã từng biết, bánh tráng phơi sương ở vùng Trảng Bàng này chính là một bí quyết giúp bánh thơm ngon, khác lạ. Ông Tuân bảo, bánh tráng thường phơi lúc mờ sáng, khi những giọt sương sớm đang long lanh trên lá cỏ bởi buổi sớm, sương chính là thứ nước trời thuần khiết và trong lành nhất. Ngoài ra, bánh tráng phơi sương cũng như để người ăn cảm nhận được rằng, công lao vất vả một nắng hai sương mới làm ra được chiếc bánh, phải biết trân quý nó.
Mặc dù là một trong những nghề truyền thống nhưng ngày nay có ít người dân ở đây biết nghề làm bánh của quê hương mình bắt đầu từ bao giờ. Chỉ biết, nó có từ nhiều năm rồi. Hiện nay, ở vùng Trảng Bàng có đến cả trăm hộ dân làm nghề này, tập trung chủ yếu ở khu phố Lộc Du, thị trấn Trảng Bàng. Tuy nhiên, với bất kỳ ai từng đến vùng đất Tây Ninh cũng đều có thể dễ dàng tìm mua bánh tráng. Đặc biệt là tuyến đường quốc lộ 22 (hay còn gọi là đường xuyên Á) nối liền 3 nước Đông Dương, từ thành phố Hồ Chí Minh qua Pnomphenh (Campuchia) và Viêng-Chăn (Lào). Ở đó, từ những chiếc bánh tráng ở dạng nguyên thủy nhất là bánh trảng mỏng, phơi khô từng xấp cho tới những chiếc bánh tráng có bỏ muối mè, bỏ ớt tôm, bỏ thêm nhiều thứ gia vị thơm ngon hoặc cả những chiếc bánh tráng được nướng khô, phồng lên nhìn vô cùng bắt mắt và lạ lùng nữa.
Đó, ngoài là một món quà quê độc đáo thì bánh tráng còn là thứ hội tụ những thơm ngon của đất trời Trảng Bàng nữa.
Tôi đã may mắn được chứng kiến người dân Trảng Bàng làm bánh tráng. Dường như với họ, những chiếc bánh tráng chính là một tác phẩm nghệ thuật với vô vàn những công đoạn tỷ mỷ và khó khăn vô cùng. Đầu tiên là việc chọn gạo. Chắc chắn, chỉ có thứ gạo được trồng ở những cánh đồng ven dòng sông Vàm Cỏ Đông, con sông chảy ngang qua đất Trảng Bàng này thì bánh tráng làm ra mới ngon, mới đậm đà mà thôi.
Là một trong những người làm bánh tráng theo kiểu dân gian, gia đình ông Nguyễn Văn Tuân đã có 4 đời nối nghiệp nhau bên chiếc bánh theo kiểu cha truyền con nhận. Tôi tìm đến nhà ông vào một buổi sáng trời nắng nhẹ. Ông Tuân đang cùng cậu con trai cả mang những chiếc máng đựng gạo ngâm ra phơi. Ông bảo, làm bánh tráng nhìn thì đơn giản chứ thực ra rất cầu kỳ. Sau khi chọn được gạo ngon, phải đem ngâm gạo trong nước trong một đêm. Sáng hôm sau, dậy thật sớm, đổ gạo vào thúng cho ráo nước rồi đem phơi khô lại như bình thường. Kế đến mới đem gạo đã phơi đó xay lấy bột.
Thấy chúng tôi thắc mắc về việc gạo khô đem ngâm nước rồi lại đem phơi khô thì ông Tuân cười rồi bảo: Phải làm như vậy thì hạt gạo mới bung, mới nở để những bột sau khi xay sẽ mịn hơn, dẻo hơn.
Tráng bánh cũng là một công việc quan trọng mà ở đây, đa phần lại do người phụ nữ đảm nhiệm. Qua bàn tay khéo léo của họ, những nồi nước có trộn nước dừa tươi được nấu trên những hòn than hoa rực hồng sẽ cho ra đời những chiếc bánh. Và, công việc cuối cùng là đem phơi. Như nhiều người đã từng biết, bánh tráng phơi sương ở vùng Trảng Bàng này chính là một bí quyết giúp bánh thơm ngon, khác lạ. Ông Tuân bảo, bánh tráng thường phơi lúc mờ sáng, khi những giọt sương sớm đang long lanh trên lá cỏ bởi buổi sớm, sương chính là thứ nước trời thuần khiết và trong lành nhất. Ngoài ra, bánh tráng phơi sương cũng như để người ăn cảm nhận được rằng, công lao vất vả một nắng hai sương mới làm ra được chiếc bánh, phải biết trân quý nó.
Mặc dù là một trong những nghề truyền thống nhưng ngày nay có ít người dân ở đây biết nghề làm bánh của quê hương mình bắt đầu từ bao giờ. Chỉ biết, nó có từ nhiều năm rồi. Hiện nay, ở vùng Trảng Bàng có đến cả trăm hộ dân làm nghề này, tập trung chủ yếu ở khu phố Lộc Du, thị trấn Trảng Bàng. Tuy nhiên, với bất kỳ ai từng đến vùng đất Tây Ninh cũng đều có thể dễ dàng tìm mua bánh tráng. Đặc biệt là tuyến đường quốc lộ 22 (hay còn gọi là đường xuyên Á) nối liền 3 nước Đông Dương, từ thành phố Hồ Chí Minh qua Pnomphenh (Campuchia) và Viêng-Chăn (Lào). Ở đó, từ những chiếc bánh tráng ở dạng nguyên thủy nhất là bánh trảng mỏng, phơi khô từng xấp cho tới những chiếc bánh tráng có bỏ muối mè, bỏ ớt tôm, bỏ thêm nhiều thứ gia vị thơm ngon hoặc cả những chiếc bánh tráng được nướng khô, phồng lên nhìn vô cùng bắt mắt và lạ lùng nữa.
Đó, ngoài là một món quà quê độc đáo thì bánh tráng còn là thứ hội tụ những thơm ngon của đất trời Trảng Bàng nữa.
Phơi gạo đã ngâm nước dưới ánh nắng mặt trời.
Những con đường quê yên bình luôn ngập tràn bánh tráng trong ánh nắng.
Bánh sau khi tráng xong, đưa lên những chiếc giàn tre rồi phơi từ khi trời còn tinh sương, cho tới lúc khô.
Từ đây, những chiếc bánh trảng nhỏ bé này sẽ theo những chuyến xe đi tới những nơi tiêu thụ, chủ yếu là khu vực TP.HCM.