Bài, ảnh: Hoàng Lê
(Dân Việt) Đã bao đời, người dân ở thị trấn Phước Long, huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu) vẫn giữ mãi nghề đan đát gia truyền của ông bà để lại. Trải qua bao thăng trầm của thời cuộc, sản phẩm của làng nghề giờ đây đã vươn xa với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được ưa chuộng.
Phước Long là một huyện nông thôn, trước đây nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống nhưng hiện nay chỉ còn tồn tại một làng nghề tập trung nhiều lao động tham gia đan đát. Đến Phước Long, ấn tượng ban đầu đối với du khách là những sản phẩm đặc trưng của làng nghề. Đó là rổ, rá, thúng, niêu… tất cả những mặt hàng đều lấy nguyên liệu chính là tre, trúc quê nhà. Dưới bàn tay cần mẫn, khéo léo của dân quê, những sản phẩm làm ra đều mang đậm dấu ấn của người lao động huyện Phước Long.
Hiện tại, sản phẩm đan đát của làng nghề đã được mọi người chú ý bởi sự tinh tế, tỉ mỉ của người dân. Dù phải chịu đựng sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường nhưng với sự cần cù, cùng bao tâm huyết của người dân, làng nghề vẫn trụ vững, tiếp nối truyền thống của cha ông tự bao đời. Để có được cái rổ, cái thúng, cái nia… dân quê phải đổ mồ hôi và cả tâm huyết, chắt chiu, thậm chí có người mới học nghề một ngày không tạo ra được một sản phẩm. Mặc dù vậy, nghề đan đát dường như đã gắn bó máu thịt với người dân nên họ quyết bám nghề, dù phải đương đầu với các mặt hàng bằng nhựa đang bày bán trên thị trường.
Dưới những rặng tre, tán cây xanh rợp mát hay trên con đường làng quanh co, du khách có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những nghệ nhân đan đát cần mẫn tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc. Với họ, mỗi sản phẩm làm ra không chỉ đem lại “chén cơm manh áo”, mà đó còn là những “đứa con tinh thần” được tạo ra bằng mồ hôi công sức và niềm say mê sáng tạo của mình.
Mặt hàng đan đát Phước Long luôn tạo ra sự hứng thú, tò mò cho du khách.
Theo những vị cao niên của làng, sở dĩ có tên gọi đan đát vì nghề này dùng nguyên liệu chính là tre, trúc. Để bám trụ với nghề đan đát người dân phải trải qua bao tháng ngày vất vả. Bởi, sản phẩm từ tre, nứa mà họ tạo ra chưa đủ lớn, qui mô còn nhỏ lẻ nên vấn đề đầu ra của mặt hàng là hết sức khó khăn. Phần lớn các mặt hàng chỉ phục vụ nhu cầu sử dụng của bà con trong huyện. Tuy nhiên, niềm vui đã đến với người dân sở tại là vào vào ngày 22/10/2009 được UBND tỉnh Bạc Liêu công nhận là làng nghề đan đát truyền thống. Đây cũng là làng nghề đầu tiên trong tỉnh được công nhận theo Nghị định 66/NĐ-CP của Chính phủ về “ Phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương”.Hiện tại, sản phẩm đan đát của làng nghề đã được mọi người chú ý bởi sự tinh tế, tỉ mỉ của người dân. Dù phải chịu đựng sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường nhưng với sự cần cù, cùng bao tâm huyết của người dân, làng nghề vẫn trụ vững, tiếp nối truyền thống của cha ông tự bao đời. Để có được cái rổ, cái thúng, cái nia… dân quê phải đổ mồ hôi và cả tâm huyết, chắt chiu, thậm chí có người mới học nghề một ngày không tạo ra được một sản phẩm. Mặc dù vậy, nghề đan đát dường như đã gắn bó máu thịt với người dân nên họ quyết bám nghề, dù phải đương đầu với các mặt hàng bằng nhựa đang bày bán trên thị trường.
Những sản phẩm đặc trưng của làng nghề.
Người dân Phước Long xem làng nghề đan đát là niềm tự hào để từ đấy mà phát huy các mặt hàng dựa trên nguyên liệu làng quê sẵn có. Đối với họ, giữ làng nghề cũng như góp phần gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống ở một làng quê nông thôn ngày ấy luôn rộn ràng với không khí đan đát bên luỹ tre làng, vườn tre, vườn trúc sau hè.Dưới những rặng tre, tán cây xanh rợp mát hay trên con đường làng quanh co, du khách có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những nghệ nhân đan đát cần mẫn tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc. Với họ, mỗi sản phẩm làm ra không chỉ đem lại “chén cơm manh áo”, mà đó còn là những “đứa con tinh thần” được tạo ra bằng mồ hôi công sức và niềm say mê sáng tạo của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét