Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Đống tiền cổ vô giá và nơi giấu tượng đồng đen bí ẩn ở Hải Dương

Đây là pho tượng toàn thân rất lớn, được làm bằng chất liệu đồng đen. Pho tượng là tài sản quý nhất, linh nhất suốt mấy trăm năm của chùa.

   
Sau một buổi ngắm nghía, chụp hàng trăm kiểu ảnh về các món cổ vật, chứa ngập hai căn phòng nhà ông H., Phật tử thân thiết với thầy Thích Diệu Mơ, chúng tôi lên xe rời ngồi làng hẻo lánh bên một quả núi đang bị bắn mìn ùng oàng để nghiền xi-măng.

Những tưởng, được chiêm ngưỡng kho cổ vật đó đã là nhiều rồi, nào ngờ thầy Thích Diệu Mơ (trụ trì chùa Thánh Quang, Kinh Môn, Hải Dương) bảo bà còn cất giữ cổ vật ở nơi khác nữa.
dong tien co vo gia va noi giau tuong dong den bi an o hai duong - 1Đồ cổ chất kín tầng hầm 

Sư thầy Thích Diệu Mơ tiếp tục dẫn chúng tôi đến một ngôi nhà bí mật nữa trong huyện Kinh Môn. Theo nhà sư, đây cũng là nhà của một Phật tử và nhà sư chuyển đồ cổ đến nhà Phật tử này gửi cho an toàn. Ngôi chùa Thánh Quang cửa rả tông hống, lại chỉ có nhà sư cùng mấy Phật tử già yếu, không trông coi được.

Xe chạy vòng vèo qua mấy đường làng, thì dừng trước một ngôi nhà kín đáo, giữa một khu vườn um tùm cây cối, nhưng bụi xi măng phủ trắng xóa. Cách làng không xa, mấy nhà máy xi măng nhả khói thành lớp mây trắng trên trời.

Sau hồi chuông, thì một người đàn bà ra mở cổng. Người phụ nữ này mở chiếc tủ khóa kín trong phòng khách, tìm chìa, rồi dẫn chúng tôi xuống tầng hầm.

Tôi cứ thắc mắc mãi, không biết chủ nhân ngôi nhà này xây hầm làm gì? Chẳng lẽ để tránh bom? Khi cánh cửa sắt của tầng hầm mở ra, tôi lại một lần nữa choáng ngợp, với cơ man nào là đồ cổ. Cả một căn phòng chứa ăm ắp cổ vật.

Cổ vật gồm đủ các loại, từ đồ đá đến đồ đồng, đồ sắt, đồ gốm, sứ. Vô số nồi niêu, xô chậu chứa các món cổ vật nhỏ xếp kín mặt sàn. Những chiếc chum, chĩnh, chóe cổ cũng chứa vô vàn cổ vật bên trong cái bụng rỗng to tướng của nó.

Vì là kho chứa cổ vật, không phải nơi trưng bày, nên không gian được tận dụng tối đa. Chúng tôi phải lựa chân từng bước, mới lọt được vào kho cổ vật này.
dong tien co vo gia va noi giau tuong dong den bi an o hai duong - 2Bình gốm cổ rất đẹp 
Quả thực, tôi không đủ sức để thống kê xem căn hầm của nhà này có bao nhiêu món cổ vật và không đủ sức để tìm hiểu xem món cổ vật nào quý nhất trong gian phòng. Nhà báo Phạm Chức nói đùa: “Nếu bây giờ đất nước mình vẫn tiêu những loại tiền từ cả ngàn năm trước, thì nhà chùa có đủ tiền xây vài ngôi chùa lớn”.

Bà chủ gọi ông chồng vừa thức dậy sau giấc ngủ trưa vào tầng hầm. Chủ nhà chào nhà sư và chúng tôi, rồi chui sâu vào tầng hầm, khệ nệ bê ra một chiếc chậu bằng đồng, vần ra một chum sành chứa có ngọn tiền cổ.

Quả thực, cả đời làm báo của tôi, chứng kiến vô số nhà sưu tập tiền cổ, nhưng chưa thấy ở đâu có nhiều tiền cổ như trong căn phòng này. Theo lời Phật tử giữ đồ cổ cho chùa, thì lượng tiền cổ của nhà chùa nhiều đến nỗi phải tính bằng kg, chứ không thể đếm được.
Sau này, gặp ông Tăng Bá Hoành (nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương), hỏi chuyện đống tiền cổ khổng lồ nhà sư Thích Diệu Mơ giữ, ông Hoành khẳng định hiếm có ai sở hữu nhiều tiền cổ như bà Mơ. Thậm chí, các bảo tàng ở Việt Nam cũng không nhiều bằng.

Hồi về chùa Thánh Quang nghiên cứu, nhà sư Thích Diệu Mơ lấy ống bơ xúc đại cho ông một bọc để nghiên cứu. Xem xét bọc tiền cổ xúc trong đống tiền khổng lồ của nhà sư Thích Diệu Mơ, ông Hoành đếm được tới 36 loại khác nhau. Tất cả số tiền ông Hoành phân loại đều từ thời Bắc thuộc, cách nay 1.000 đến 2.000 năm, đều có giá trị khảo cổ, giá trị trưng bày rất cao.
Tôi nhẩm tính, chẳng cần bán lượng tiền cổ này với giá tiền triệu, chỉ bán vài chục, vài trăm ngàn đồng một đồng xu, đã thu về nhiều tỷ đồng.

Rời căn biệt thự bí ẩn giữa ngôi làng um tùm cây cối, chúng tôi trở lại chùa Thánh Quang. Nhà sư bảo: “Mọi người vào chùa thường không để ý, chứ thực ra, trong chùa tôi cũng bày vô số cổ vật. Tuy nhiên, cổ vật ở chùa không có niên đại sâu và giá trị cũng không cao”.

Theo chỉ dẫn của nhà sư, tôi mới nhận thấy khắp chùa la liệt đồ cổ. Vòng quanh chùa bà xếp vô số cối đá, cối giã gạo bằng đá, những chiếc thống đá mà mỹ nữ xưa dùng để tắm rất đẹp, trạm trổ long phượng, những bài thơ chữ Hán.

Bên trong chùa nhà sư bày rất nhiều tượng cổ, gồm cả tượng đá, tượng gốm và tượng đất. Đặc biệt quý là những chiếc chum, chóe, kiệu khổng lồ xếp hàng dài trong chùa. Những chiếc kiệu có tuổi vài trăm năm, trang trí hoa văn, họa tiết rất đẹp, được giới sưu tầm đồ cổ đánh giá cao, săn lùng ráo riết.

Tại chính điện của chùa Thánh Quang, sư thầy Thích Diệu Mơ cũng trưng bày vô số đồ cổ. Nhà sư đặt một chiếc tủ kính, bên trong bày những mẫu vật hóa thạch khai quật được ở chùa cùng với một số đồ đá, đồ đồng, gốm. Tiền cổ cũng được đựng đầy một chậu.

Theo sư thầy Thích Diệu Mơ, tất cả số cổ vật mà bà cất giữ đều là của nhà chùa. Hầu như các cổ vật được khai quật trong các hang động quanh chùa Thánh Quang. Trải nhiều thời kỳ biến động, trụ trì và nhân dân đã cất giấu trong hang động. Thời nay, đất nước yên bình, sư thầy mới khai quật, gom lại.

Đứng bên pho tượng đá xanh tạc sư tổ Thủy Nguyệt, nhà sư Thích Diệu Mơ chợt bần thần khi nghĩ đến pho tượng Phật tổ Thích Ca Mâu Ni. Theo truyền lại, đây là pho tượng toàn thân rất lớn, được làm bằng chất liệu đồng đen. Pho tượng là tài sản quý nhất, linh nhất suốt mấy trăm năm của chùa Thánh Quang.
Hồi chống Pháp, chiến tranh loạn lạc, trộm cắp liên miên, nhà chùa lại sợ mất, nên đã quyết định chôn giấu pho tượng quý này. Công việc cất giấu pho tượng được sư cụ trụ trì chùa giao cho một người duy nhất ở làng Trại Xanh, cách làng Nhẫm Dương không xa, thuộc xã Duy Tân (Kinh Môn, Hải Dương).
Người này sau khi chôn cất pho tượng, đã đứng trước ban thờ Phật hứa không được phép tiết lộ với ai về pho tượng và nơi cất giấu. Nhưng rồi, vài năm sau, người này đột tử, mang theo nơi cất giấu pho tượng xuống suối vàng. Vậy là mọi thông tin về pho tượng đồng đen đã bị thất lạc. Kể cả Hòa thượng Vô Vi cũng không biết pho tượng được chôn giấu ở đâu.

Tuy nhiên, nhà sư Thích Diệu Mơ tin rằng, một ngày nào đó, khi đủ duyên, tượng Phật tổ Thích Ca sẽ được tìm về.
Ngoài ra, bia đá cũng ghi chép về chiếc khánh đá, chuông đồng của chùa Nhẫm Dương lớn nhất nhì vùng Đông Bắc. Nhưng các cụ cất giấu hai báu vật này ở đâu, thì vẫn còn là một bí ẩn.
>> Đống tiền cổ vô giá và căn hầm chất kín cổ vật quí
Trong suốt câu chuyện với tôi, nhà sư Thích Diệu Mơ cứ nhắc đi nhắc lại rằng, toàn bộ số cổ vật mà nhà sư đang cất giữ, là của nhân dân, của đất nước, của nhà chùa, chứ không phải của riêng nhà sư. Đã có rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp, khi đến chùa, đặt vấn đề mua một số món đồ, nhưng nhà sư nhất quyết từ chối.

Nhà sư mong ước có được một ngôi nhà truyền thống, dựng ngay tại khuôn viên chùa, để trưng bày tất cả cổ vật, hóa thạch, từ cách đây triệu năm, cho đến ngày nay, để toàn thể nhân dân được chiêm ngưỡng thoải mái.
Chùa Thánh Quang nằm dưới chân dãy núi Nhẫm Dương (xã Duy Tân, Kinh Môn, Hải Dương). Đây là ngôi chùa lớn, được xây dựng từ thời Trần. Đến thế kỷ XVII, chùa là nơi tu hành của thủy tổ thiền phái Tào Động do sư Thủy Nguyệt trụ trì. Điều đặc biệt là sau chùa có hệ thống hang động đá vôi, gồm 26 hang lớn nhỏ, là nơi người tiền sử sinh sống. Riêng hang Thánh Hóa và hang Tối phát hiện rất nhiều hiện vật khảo cổ. Với ý nghĩa lịch sử, khảo cổ quan trọng, Khu di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia theo Quyết định số 15/QĐ- BVHTT ngày 14.4.2003 của Bộ Văn hóa - Thông tin. 
Theo (Theo VTC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét