Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Đồng Cỏ Đỏ – Vùng đất của một thời oanh liệt

Từ giữa thế kỷ XIX, Gia Lộc có 3 ấp là: ấp Bàu Tre, ấp Bàu Trâm và ấp . Tên  là sự tích .
Đó là chiến công của quân dân ta dưới sự chỉ huy của Lãnh Binh Tòng (Đặng Văn Tòng là con của ông Đặng Văn Trước) đã chiến đấu chống giặc thổ sang cướp phá, máu giặc chảy đỏ cả cánh đồng nên gọi là Đồng Cỏ Đỏ.
Đồng Cỏ Đỏ ngày nay là ruộng lúa và hoa màu
Đồng Cỏ Đỏ ngày nay là ruộng lúa và hoa màu
Ở xã Gia Lộc, huyện  có một địa danh tồn tại từ rất lâu đời, đến nay vẫn còn nhiều người biết đến. Đó là Bàu Cỏ Đỏ, cũng có người gọi là Đồng Cỏ Đỏ. Cái bàu và cánh đồng ấy hiện nay vẫn còn, nó thuộc địa bàn ấp Tân Lộc, gần ngã ba giao lộ đường Xuyên Á (đoạn tránh qua thị trấn ) với tỉnh lộ 782.
Bàu nhỏ hẹp, diện tích ước chừng chưa đầy 10 cao đất. Bàu đang được người dân sử dụng để nuôi cá. Còn cánh đồng rộng khoảng 20 ha. Tên là Đồng Cỏ Đỏ nhưng hiện tại, cả ở dưới bàu và trên toàn cánh đồng chẳng thấy cọng cỏ đỏ nào, chỉ thấy lúa và hoa màu xanh tươi. Hỏi nhiều người dân ở đây, vì sao gọi nơi này là Bàu Cỏ Đỏ, Đồng Cỏ Đỏ rất ít người biết. Có người giải thích rằng: trước kia, khi mới khai hoang, cánh đồng này bị nhiễm phèn rất nặng nên cỏ mọc lên có màu đỏ vì nhiễm phèn.
Còn trong quyển “Truyền thống cách mạng xã Gia Lộc (1945-1975)” (do Ban Thường vụ Huyện ủy Trảng Bàng chịu trách nhiệm nội dung), ở trang 7 và 8 có ghi: “Từ giữa thế kỷ XIX, Gia Lộc có 3 ấp là: ấp Bàu Tre, ấp Bàu Trâm và ấp Bàu Cỏ Đỏ. Tên Bàu Cỏ Đỏ là sự tích Đồng Cỏ Đỏ. Đó là chiến công của quân dân ta dưới sự chỉ huy của Lãnh Binh Tòng (Đặng Văn Tòng là con của ông Đặng Văn Trước) đã chiến đấu chống giặc thổ sang cướp phá, máu giặc chảy đỏ cả cánh đồng nên gọi là Đồng Cỏ Đỏ”. Như vậy là trong suốt quá trình khai hoang lập ấp, ông Đặng Văn Trước, rồi Lãnh binh Tòng cùng nhân dân cần cù lao động, khẩn hoang bờ cõi và chiến đấu bảo vệ xóm ấp, làm cho đất Gia Lộc ngày càng rộng hơn, cuộc sống người dân cũng ngày càng ấm no hơn. Cho đến những năm đầu thế kỷ XX, Gia Lộc đã phát triển thêm các ấp sau này. Ấp Bàu Tre xưa, theo chúng tôi được biết hiện là xóm Bàu Tre, thuộc ấp Lộc Trát. Còn ấp Bàu Trâm nay chính là xóm Bàu Trâm thuộc ấp Gia Lâm.
Về Lãnh binh Tòng, theo tư liệu trong quyển “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tây Ninh (1930- 2005)” (Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia – năm 2010), Lãnh binh Tòng – tức Đặng Văn Tòng là con của ông Đặng Văn Trước – người có công đầu trong việc xây dựng nên làng Gia Lộc, Trảng Bàng.
Ông Tòng giỏi võ nghệ và mưu lược, ông nhận chức Lãnh binh dưới triều vua Tự Đức và được giao nhiệm vụ trấn thủ biên giới Việt- Miên. Khi thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, Lãnh binh Tòng đã từng điều binh ra chống lại. Năm 1861, ông đưa gần 300 quân đến chi viện cho đại đồn Chí Hòa. Quân của Lãnh binh Tòng phải vượt qua các chốt chặn của địch ở Hóc Môn, Bà Điểm, Bà Quẹo, bị tiêu hao một số quân, chỉ còn hơn phân nửa lực lượng. Sau khi quân Pháp phá được đại đồn Chí Hòa, Lãnh binh Tòng tập hợp số quân còn lại rút về Trảng Bàng. Biết thế nào quân Pháp cũng lên đánh Tây Ninh, ông lo củng cố lại lực lượng, xây dựng tuyến phòng thủ từ xa.
Quân Pháp đánh lên Trảng Bàng, quân của Lãnh binh Tòng kháng cự quyết liệt. Nhưng do binh lực ít, tuyến phòng thủ ngoài xa chỉ chống giữ trong một ngày đã bị quân Pháp phá vỡ. Nghĩa quân của ông rút vào Tha La (, Trảng Bàng) ẩn tránh. Ông cùng hai tùy tùng ở trong nhà hương chức theo đạo Thiên Chúa. Tại đây, ông phát hịch chiêu mộ quân đánh giặc. Vị hương chức chủ nhà cũng tích cực vận động dân chúng trong và ngoài xóm đạo hưởng ứng cho con em tòng quân giết giặc. Công việc mới được triển khai hai ngày thì bị lộ vì có kẻ phản bội, bí mật trốn ra Trảng Bàng và chỉ điểm cho quân Pháp về An Hòa bao vây căn nhà ông đang ở. Bọn Pháp đã bắn chết vị hương chức chủ nhà và một người khác, đồng thời bắt Lãnh binh Tòng và người tùy tùng của ông.
Bắt được Lãnh binh Tòng, thực dân Pháp tức tốc đưa ông về Sài Gòn. Chúng dụ dỗ ông quy thuận, hứa sẽ ban chức tước và cho ông tiếp tục cai quản vùng Trảng Bàng. Nhưng không thuyết phục được ông, chúng bèn đày ông ra đảo Guyane. Một thời gian sau, ông mất tại đảo này.
Theo T.L (Tây Ninh Online)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét