Công Xuân
(Dân Việt) Không chỉ lắm tôm cá, vùng biển Hoàng Sa còn được ví là vựa sản vật mà rau câu chân vịt là một trong số đó. Từ khai thác rau chân vịt đã mang lại nguồn thu nhập cho ngư dân Lý Sơn mỗi chuyến ra khơi từ 150-200 triệu đồng/tàu.
Theo lời giải thích của ngư dân Lý Sơn thì gọi tên rau câu chân vịt đơn giản là vì nó có hình dáng giống những ngón chân vịt.
Thế nhưng so với khu vực biển ở đảo Hoàng Sa thì số lượng rau câu chân vịt mọc, khai thác ở vùng biển ven bờ Lý Sơn chỉ giống như "hạt cát trên sa mạc" - lão ngư Bùi Phụng (51 tuổi, ở xã An Vĩnh) so sánh.
"Ở Hoàng Sa nhiều nơi rau câu chân vịt mọc dày như mạ, cao cả nữa mét nằm gần sát bờ. Vì vậy chỉ xắn quần lội xuống là cào, cắt, nhặt chứ không phải lặn, hoặc chờ thủy triều rút cạn mới có thể đi thu hoạch như vùng biển Lý Sơn", ngư dân Lê Tùng (41 tuổi, ở xã An Hải) kể.
Giá bán rau câu chân vịt tươi "xô" (chưa loại bỏ tạp chất) tại đảo hiện khoảng 20.000 đồng/kg, còn sau khi đã phơi khô khoảng 100.000 đồng/kg.
Rau câu chân vịt được cư dân vùng biển ví như là loại “rau xanh” vì các món được chế biến từ sản vật này vừa ngon lại bổ dưỡng, đặc biệt là dùng để nấu chè.
Được biết hiện Lý Sơn có khoảng 20 tàu chuyên đi khai thác loại sản vật này ở vùng biển Hoàng Sa. Và theo ngư dân đi khai thác rau chân vịt trên đảo thì rất hiếm có chuyến đi nào mà bị lỗ, chỉ có lãi nhiều hay ít mà thôi. Cùng với đánh bắt hải sản, với nghề khai thác rau câu chân vịt ở vùng biển Hoàng Sa, ngư dân Lý Sơn đã góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của đất nước.
Rau câu chân vịt
Rau câu chân vịt thường sống cách mặt nước từ 1-5m, bám sát bề mặt rạng đá hay san hô. Ở vùng biển ven bờ của Lý Sơn cũng có khá nhiều. Theo đó mỗi buổi sáng sớm hay chiều, khi thủy triều rút thì người dân vùng biển Lý Sơn lại mang rổ, liềm để đi cào, cắt rau câu chân vịt nhỏ mang về chế biến làm thức ăn hoặc bán.Thế nhưng so với khu vực biển ở đảo Hoàng Sa thì số lượng rau câu chân vịt mọc, khai thác ở vùng biển ven bờ Lý Sơn chỉ giống như "hạt cát trên sa mạc" - lão ngư Bùi Phụng (51 tuổi, ở xã An Vĩnh) so sánh.
"Ở Hoàng Sa nhiều nơi rau câu chân vịt mọc dày như mạ, cao cả nữa mét nằm gần sát bờ. Vì vậy chỉ xắn quần lội xuống là cào, cắt, nhặt chứ không phải lặn, hoặc chờ thủy triều rút cạn mới có thể đi thu hoạch như vùng biển Lý Sơn", ngư dân Lê Tùng (41 tuổi, ở xã An Hải) kể.
Người dân đang rửa, chà để loại bỏ bớt đất và tạp chất bám
Rau câu chân vịt có thể thu hoạch quanh năm, thế nhưng nhiều nhất là trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6. Theo đó cứ đến mùa, ngư dân Lý Sơn lại đưa phương tiện ra Hoàng Sa để khai thác.Giá bán rau câu chân vịt tươi "xô" (chưa loại bỏ tạp chất) tại đảo hiện khoảng 20.000 đồng/kg, còn sau khi đã phơi khô khoảng 100.000 đồng/kg.
Rau câu chân vịt được cư dân vùng biển ví như là loại “rau xanh” vì các món được chế biến từ sản vật này vừa ngon lại bổ dưỡng, đặc biệt là dùng để nấu chè.
Rau câu chân vịt được người dân mang phơi khô để dùng dần
Với mỗi chuyến đi kéo dài từ 15-20 ngày/chuyến, số lượng thuyền viên đi cùng từ 5-7 người/tàu, số lượng rau câu chân vịt khai thác được từ 4-8 tấn/tàu/chuyến, sau khi trừ chi phí số tiền từ rau câu chân vịt mang về cho ngư dân đất đảo khoảng 150-200 triệu đồng/tàu/chuyến.Được biết hiện Lý Sơn có khoảng 20 tàu chuyên đi khai thác loại sản vật này ở vùng biển Hoàng Sa. Và theo ngư dân đi khai thác rau chân vịt trên đảo thì rất hiếm có chuyến đi nào mà bị lỗ, chỉ có lãi nhiều hay ít mà thôi. Cùng với đánh bắt hải sản, với nghề khai thác rau câu chân vịt ở vùng biển Hoàng Sa, ngư dân Lý Sơn đã góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét