Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Tượng đài có số phận đặc biệt nhất xứ Huế

(Kiến Thức) - Được đúc từ thập niên 1970, phải đến năm 2012 tượng đài cụ Phan Bội Châu ở Huế mới chính thức được khánh thành. Vì sao lại như vậy?
Chiem nguong tuong dai co so phan dac biet nhat xu Hue
Nằm ở vườn hoa số 19 đường Lê Lợi, thành phố Huế, tượng đài nhà yêu nước Phan Bội Châu có một số phận lịch sử khá đặc biệt.Chiem nguong tuong dai co so phan dac biet nhat xu Hue-Hinh-2
Việc đúc tượng cụ Phan đã được một số nhân sĩ trí thức yêu nước (họa sĩ Vinh Phối, họa sĩ Phan Đăng Trí, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, giáo sư Bửu Ý, giáo sư Trần Viết Ngạc…) khởi xướng vào năm 1973 nhằm duy trì và cổ vũ phong trào yêu nước.Chiem nguong tuong dai co so phan dac biet nhat xu Hue-Hinh-3
Cuộc vận động đúc tượng cụ Phan khi đó đã đồng hành cùng phong trào đấu tranh đòi chế độ Sài Gòn thi hành hiệp định Paris, chống sự lệ thuộc vào Mỹ, đòi thành lập một chính phủ hòa hợp dân tộc. Vị trí đặt tượng mà những người tổ chức mong muốn là ở bên bờ sông Hương, bên trục đường Lê Lợi.Chiem nguong tuong dai co so phan dac biet nhat xu Hue-Hinh-4
Giới trí thức, văn nghệ sĩ, các ban đại diện học sinh sinh viên Huế và gia đình cụ Phan đã đóng góp và quyên góp tiền từ nhiều nguồn trong dân để đúc tượng. Nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn, khi ấy đang thỉnh giảng ở trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế nhận trách nhiệm tạo hình tượng.Chiem nguong tuong dai co so phan dac biet nhat xu Hue-Hinh-5
Lê Thành Nhơn đã hoàn thành bản thiết kế tượng trong năm 1973 và bắt tay thực hiện ngay ở một xưởng tại Phường Đúc. Theo đồ án, tượng cụ Phan Bội Châu được làm từ 12 mảnh đúc đồng và khi ghép lại tượng cao 4,5 m, rộng 3,5m và dày 2,5m, nặng khoảng 7 tấn.Chiem nguong tuong dai co so phan dac biet nhat xu Hue-Hinh-6
Biểu cảm khuôn mặt tượng bộc lộ nhiệt huyết, khí chất khẳng khái của một nhà ái quốc. Bên phải tượng là phù điêu diễn tả cuộc đấu tranh của dân chúng, mặt bên trái tượng miêu tả ước vọng cảnh sống thanh bình. Đây là pho tượng lớn nhất ở Huế từ trước tới nay.Chiem nguong tuong dai co so phan dac biet nhat xu Hue-Hinh-7
Tượng đang đúc dở thì Huế được giải phóng. Do sự thay đổi của bối cảnh chính trị, anh em trí thức và văn nghệ sĩ đã chuyển sự ưu tiên cho các nhiệm vụ mới cấp thiết hơn. Và trong khoảng 10 năm sau đó, bức tượng gắn bó với cuộc vận động cách mạng ở Huế vẫn nằm trong xưởng ở phường Đúc.Chiem nguong tuong dai co so phan dac biet nhat xu Hue-Hinh-8
Trong thời gian này, UBND tỉnh nhiều lần tổ chức bàn về việc đặt tượng. Đến cuối năm 1987, UBND TP Huế chính thức xin tỉnh cho tiếp tục hoàn thiện bức tượng. Trong khi chờ tỉnh quyết định vị trí đặt tượng, xin tạm đưa về khu nhà lưu niệm cụ Phan ở Huế để làm tiếp phần còn lại. Ý kiến này đã được tỉnh chấp nhận.Chiem nguong tuong dai co so phan dac biet nhat xu Hue-Hinh-9
Trong khoảng 15 năm, tượng cụ Phan đã hoàn chỉnh và đặt trang trọng tại vườn nhà cụ Phan. Nhưng không gian chật hẹp ở nơi đây không chứa nổi quy mô của một bức tượng đồng quá lớn. Đến ngày 25/3/2012, bức tượng được đưa về đặt tại điểm xanh 19 đường Lê Lợi. Điều này cũng phù hợp với ý nguyện của những người khởi xướng việc đúc tượng.Chiem nguong tuong dai co so phan dac biet nhat xu Hue-Hinh-10
Vào ngày 5/4/2012, tượng đài cụ Phan Bội Châu tại Huế chính thức được khánh thành giai đoạn 1. Việc di dời và đặt tượng cụ Phan tại vị trí mới nhằm phát huy giá trị tác phẩm, đồng thời khẳng định vai trò và đóng góp của chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, sự kính trọng về một con người đã sống hết mình cho sự nghiệp đấu tranh và giải phóng quê hương, đất nước.Theo đánh giá của giới chuyên môn, tượng cụ Phan Bội Châu ở Huế hiện là bức tượng đầu có kích cỡ lớn nhất Đông Nam Á, có giá trị về mặt văn hóa, nghệ thuật. Tượng đã được xem là một bộ phận vùng quần thể di sản văn hóa cần được bảo tồn tại Huế dưới sự bảo tồn của UNESCO.Chiem nguong tuong dai co so phan dac biet nhat xu Hue-Hinh-11
Vào năm 2013, nhân kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, hiệp hội ASABA (Nhật bản) đã lập một tấm bia cạnh tượng đài để tưởng nhớ việc cụ Phan Bội Châu đã dựng bia tưởng niệm bác sĩ Asaba Sakitaro - người đã có công hỗ trợ cho phong trào Đông Du của người Việt do cụ Phan khởi xướng ở Nhật Bản.
Quốc Lê

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét