Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

Còn nhắc tới chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng thì phải nhắc tới chiến thắng Biên giới 1979

Hải Vy - Đỗ Linh 
Còn nhắc tới chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng thì phải nhắc tới chiến thắng Biên giới 1979

"Sự thật lịch sử ấy không thể bị lãng quên!"

Ngày 17/2/1979, Trung Quốc đưa 600.000 quân tấn công tuyến biên giới Việt Nam. Hàng vạn chiến sĩ, đồng bào đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Chúng ta cần tự hào và có hành động tương xứng với giá trị của những sự hy sinh đó.
Với tinh thần trên, chúng tôi xin trích dẫn lại phát ngôn của một số tướng lĩnh Việt Nam - những "nhân chứng sống" ở nhiều cương vị khác nhau thời kỳ đó, để độc giả hiểu hơn về cuộc chiến tranh 1979, cũng như thấy được những hy sinh và tinh thần chiến đấu anh dũng của quân dân ta vì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Còn nhắc tới chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng thì phải nhắc tới chiến thắng Biên giới 1979 - Ảnh 1.

Còn nhắc tới chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng thì phải nhắc tới chiến thắng Biên giới 1979 - Ảnh 3.

Còn nhắc tới chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng thì phải nhắc tới chiến thắng Biên giới 1979 - Ảnh 5.

Còn nhắc tới chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng thì phải nhắc tới chiến thắng Biên giới 1979 - Ảnh 7.

Còn nhắc tới chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng thì phải nhắc tới chiến thắng Biên giới 1979 - Ảnh 9.

Còn nhắc tới chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng thì phải nhắc tới chiến thắng Biên giới 1979 - Ảnh 11.

Còn nhắc tới chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng thì phải nhắc tới chiến thắng Biên giới 1979 - Ảnh 13.

Còn nhắc tới chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng thì phải nhắc tới chiến thắng Biên giới 1979 - Ảnh 15.

Còn nhắc tới chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng thì phải nhắc tới chiến thắng Biên giới 1979 - Ảnh 17.

Tướng Lê Mã Lương: Việt Nam đã dạy cho Trung Quốc bài học về chỉ huy chiến trường qua cuộc chiến tranh năm 1979

Thiếu tướng Lê Mã Lương khẳng định cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc là cuộc chiến chính nghĩa. Chúng ta đã chiến đấu, chiến thắng quân xâm lược Trung Quốc  

Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự VN - người từng lăn lộn, chiến đấu tại những cứ điểm ác liệt nhất ở khu vực biên giới phía Bắc trong 8 năm (1979 - 1987) không giấu được xúc động khi nhắc đến những dấu mốc không thể lãng quên.
Ông khẳng định đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc mà quân và dân ta đã chiến đấu, chiến thắng quân xâm lược. Chúng ta cần tự hào về điều đó và cần nhắc nhớ cho các thế hệ hiện tại, mai sau về giai đoạn lịch sử này.
Một trong những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại nhất của dân tộc ta
-Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã lùi xa 40 năm, ông đánh giá thế nào về cuộc chiến này trong dòng lịch sử của dân tộc?
-Thiếu tướng Lê Mã Lương: Về bản chất, đây là một cuộc chiến tranh xâm lược mà đối phương đã có ý đồ từ những năm 50 của thế kỷ trước, nhằm đưa các nước Đông Nam Á vào trong quỹ đạo của Trung Quốc.
Việt Nam là nước có vị trí chiến lược, địa chính trị quan trọng ở Đông Nam Á. Nhà cầm quyền Trung Quốc lúc bấy giờ muốn nắm Việt Nam, khống chế bán đảo Đông Dương, tạo hành lang xâm nhập Đông Nam Á.
Tướng Lê Mã Lương: Việt Nam đã dạy cho Trung Quốc bài học về chỉ huy chiến trường qua cuộc chiến tranh năm 1979 - Ảnh 1.
Do đó, từ mờ sáng 17/2 đến 5/3/1979, Trung Quốc huy động 600.000 quân, mở cuộc tấn công quy mô lớn gồm nhiều quân đoàn, tập đoàn quân trên dọc biên giới 6 tỉnh phía Bắc nước ta (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng đến Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu).
Quân Trung Quốc tàn phá nặng nề cơ sở hạ tầng của các tỉnh biên giới, giết hại nhiều dân thường vô tội, như các vụ thảm sát kinh hoàng ở Kim Quang (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) hay giết hại 43 người dân (phần lớn là phụ nữ, trẻ em) rồi vứt xác xuống giếng ở thôn Tổng Chúp (xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng).
Ngày 5/3/1979, gần 20 ngày sau khi tấn công xâm lược Việt Nam, quân Trung Quốc chỉ tiến sâu được 10 km, đồng thời lực lượng bị tổn thất lớn, có nguy cơ sa lầy vào cuộc chiến này.
Mặt khác, trước sức ép của dư luận trong nước và thế giới, đặc biệt là việc Liên Xô (cũ) đưa lượng lớn binh sĩ, hỏa lực, áp sát biên giới Trung - Xô, đã buộc nhà cầm quyền Trung Quốc phải tuyên bố rút quân, chấp nhận thất bại cay đắng tại chiến tranh biên giới.
Tướng Lê Mã Lương: Việt Nam đã dạy cho Trung Quốc bài học về chỉ huy chiến trường qua cuộc chiến tranh năm 1979 - Ảnh 2.
Mô phỏng hình vẽ "Sơ đồ cuộc tiến công xâm lược của quân Trung Quốc (ngày 17-2)", đăng trên báo Quân Đội Nhân Dân số 6348, ra ngày 18-2-1979. Đồ họa: Mạnh Quân.
Tuy nhiên, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc tiếp tục kéo dài ở khu vực biên giới thuộc tỉnh Hà Giang trong 10 năm sau đó (1979 - 1989), mà đặc biệt ác liệt ở Vị Xuyên - những năm 1984 - 1986.
Rõ ràng, đây là cuộc chiến xâm lược thực sự, không đơn thuần như cách gọi "dằn mặt", "đòn cảnh cáo", "dạy bài học" mà Trung Quốc từng đưa ra.
Trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, chiến tranh vệ quốc 1979 - kéo dài 10 năm sau đó, không phải một cuộc chiến quá dài, nhưng cũng không ngắn so với những gì chúng ta trải qua trước đó. Đây có thể coi như một trong những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại nhất của dân tộc ta.
Tướng Lê Mã Lương: Việt Nam đã dạy cho Trung Quốc bài học về chỉ huy chiến trường qua cuộc chiến tranh năm 1979 - Ảnh 3.
Anh hùng Lê Mã Lương (Ảnh tư liệu)
Một đội quân trang bị yếu kém, ô hợp, hôi của
-Là người trực tiếp cầm súng, chỉ huy chiến đấu ở chiến trường biên giới phía Bắc năm 1979 và 10 năm sau đó, ông đánh giá thế nào về quân Trung Quốc thời điểm đó?
-Thiếu tướng Lê Mã Lương: Trong khoảng 20 ngày của năm 1979, Trung Quốc đã huy động một lực lượng rất đông, lên tới 600.000 quân xâm lược Việt Nam.
Trước "chiến dịch biển người" như vậy, chưa bao giờ người lính chúng tôi lo lắng, sợ hãi. Khi bước vào chiến đấu thực tế với quân Trung Quốc, bản thân tôi mới thấy được nhiều điều bất ngờ. Bất ngờ bởi đến năm 1979, trang bị cho quân đội Trung Quốc lại yếu kém, ô hợp và hôi của như thế.
Mỗi người lính chỉ được trang bị một khẩu súng trường mà trong đó nhiều khẩu là loại từng xuất hiện trong chiến tranh thế giới thứ 2.
Khi lực lượng chiến đấu của Trung Quốc đi trước hoặc chiếm được những vị trí, những đường phố của ta, thì phía sau là đội quân dân binh rất đông - vừa đảm bảo sức chiến đấu quân Trung Quốc, nhưng là đội quân ô hợp hôi của. Họ vào nhà dân vơ vét tất cả những gì có thể dùng được. 
Tướng Lê Mã Lương: Việt Nam đã dạy cho Trung Quốc bài học về chỉ huy chiến trường qua cuộc chiến tranh năm 1979 - Ảnh 4.
Trong lịch sử, tôi chưa từng thấy quân đội của một nước lớn nào phát động chiến tranh lại đưa dân binh đi để vơ vét của cải như thế.
Thậm chí họ còn bắt gà, bắt lợn và lội xuống các ao của dân bên đường để bắt cá, nếu không dùng được thì cho bộc phá giật nổ. Hành động của quân Trung Quốc khiến tôi liên tưởng đến năm 1945, khi quân Tưởng sang Việt Nam đi giải giáp quân đội Nhật.

Nhìn cảnh tượng ấy, tôi cảm nhận những kẻ đó hèn hạ, vô học đến mức nào.Một điển hình cho việc đập phá - là khi tôi lên thư viện Lào Cai - nằm trên một sườn núi. Khi đó, quân Trung Quốc vào thư viện lấy sách ra xé và quẳng trắng xóa phía trước, rải dưới chân đồi.
Trong cuộc chiến, chưa có trận đánh nào mà quân Trung Quốc làm tê liệt nổi một đại đội của Việt Nam. Trong khi đó, bộ đội ta tổ chức những trận đánh và tiêu diệt gọn một đại đội của quân Trung Quốc.
Suốt tháng 2, đầu tháng 3/1979, mặc dù quân Trung Quốc đã phá hủy 5 thị xã, thị trấn: Móng Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Phong Thổ, Lào Cai nhưng các đơn vị biên phòng, lực lượng tự vệ, sư đoàn làm kinh tế, cùng 2 sư đoàn chiến đấu tinh nhuệ của ta (Sư đoàn 3 và 316) đã chặn đứng những bước tiến của địch.
Trong kế hoạch của quân đội Trung Quốc đặt ra, nếu có thể tiến sâu về Hà Nội thì cố gắng tiến sâu - nhưng đã không một đơn vị nào của Trung Quốc có thể vượt qua tuyến một (tuyến các tỉnh biên giới), để xuống tuyến hai - hướng về Hà Nội.
Qua cuộc chiến tranh này, Việt Nam đã dạy cho Trung Quốc bài học về mặt chỉ huy chiến trường, dạy Trung Quốc về tổ chức chỉ huy binh chủng hợp thành.
Đồng thời, chúng ta dạy cho Trung Quốc cách đánh phân đội nhỏ và những chiến thuật luồn sâu, chia cắt và chiến thuật bao vây, tiêu diệt những phân đội, đơn vị chiến đấu cơ bản của Trung Quốc. 
Chúng ta đã dạy cho Trung Quốc nhiều bài học chứ không phải như Đặng Tiểu Bình nói "dạy cho Việt Nam một bài học”.
-Đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc ta, vậy chúng ta cần làm gì để trả lại vị trí xứng đáng cho cuộc chiến chống quân xâm lược tháng 2/1979 trong lịch sử dân tộc?
-Thiếu tướng Lê Mã Lương: Với chúng ta, cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 là cuộc chiến tranh chính nghĩa. Chúng ta chiến đấu bảo vệ biên cương tổ quốc.
Còn với Trung Quốc - đó là cuộc chiến phi nghĩa, vì họ đã bất ngờ phát động chiến tranh và đưa gần 60.000 quân tràn sang 6 tỉnh biên giới Việt Nam. Họ đã tàn sát dân thường và phá hủy nhiều công trình dân sinh của nước ta.
Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, đã là một phần của lịch sử, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đã mở sang một trang mới. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta được phép lãng quên sự thật.
Tướng Lê Mã Lương: Việt Nam đã dạy cho Trung Quốc bài học về chỉ huy chiến trường qua cuộc chiến tranh năm 1979 - Ảnh 6.
Sự thật ở đây là dân tộc chúng ta rất anh dũng bảo vệ biên giới phía Bắc - không sợ hãi mặc dù đối phương đã bất ngờ tấn công và họ mạnh hơn chúng ta nhiều lần. Chúng ta đã chiến đấu và giành thắng lợi cho dù có những tổn thất rất lớn.
Hàng chục nghìn người lính và nhiều thường dân ngã xuống dưới làn đạn của quân xâm lược trong suốt giai đoạn 1979-1988.
Chúng ta không kích động, không gây hận thù, đơn giản là nói về lịch sử, nói về những gì cha anh đã phải trải qua để giữ gìn bờ cõi của Tổ quốc.
Đây là một phần của lịch sử và sự thật không ai được phép lãng quên, che mờ, chìm lấp. Còn nếu lãng quên cuộc chiến tranh biên giới 1979 là có tội với nhân dân, với những người đã ngã xuống vì mảnh đất thiêng liêng này.
Xin cảm ơn ông!

Tính chính nghĩa của Việt Nam trong chiến tranh biên giới phía Bắc

VOV 
Tính chính nghĩa của Việt Nam trong chiến tranh biên giới phía Bắc

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc thể hiện tính chất chính nghĩa của Việt Nam, mà công luận tiến bộ thế giới cũng đã thừa nhận.

Cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam chống quân Trung Quốc xâm lược tháng 2/1979 đã đi vào lịch sử 40 năm, nhưng âm hưởng vẫn còn trong tâm trí của mỗi người, trong nghiên cứu, kể cả những cựu chiến binh của hai bên đã từng tham chiến.
Đã có nhiều nghiên cứu với những góc nhìn, đánh giá khác nhau và cũng còn nhiều vướng mắc khó giải thích, cho nên dẫn đến có những cách hiểu, sự đánh giá thế này hay thế khác.
Việc xem xét, đánh giá một cách chính xác, khoa học cuộc chiến tranh này rất cần thiết để trả lại công bằng cho lịch sử, để có nhận thức, thái độ đúng, để suy ngẫm trong hiện tại và tương lai.
Mục tiêu bá quyền nước lớn
Xem xét, đánh giá một cuộc chiến tranh nổ ra phải thật sự tôn trọng khách quan, toàn diện, lịch sử và cụ thể.
Lịch sử mấy nghìn năm, từ buổi đầu dựng nước đến nay, Trung Quốc đã tiến hành 14 cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, trong đó có 13 cuộc của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Tính chính nghĩa của Việt Nam trong chiến tranh biên giới phía Bắc - Ảnh 1.
Bộ Chỉ huy mặt trận Lạng Sơn cùng chỉ huy Đoàn 327 bàn phương án tác chiến tại hang Chùa Tiên. (Thị xã Lạng Sơn). (Ảnh: TTXVN)
Tưởng rằng, truyền thống xấu xa đó sẽ mất đi trong thời hiện đại, văn minh và đặc biệt trong điều kiện cả hai dân tộc cùng được gọi là nước xã hội chủ nghĩa.
Thế nhưng, những nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn tiếp nối truyền thống, ôm mộng bá quyền nước lớn ấy trong thời đại ngày nay. Mặc dù đã giúp đỡ Việt Nam tiến hành chiến tranh chống thực dân, đế quốc, nhưng bên trong vẫn âm thầm lợi dụng thực hiện mục tiêu bá quyền nước lớn.
Cách thức ấy không đạt được mục tiêu khi Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (30/4/1975), đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trung Quốc đã nuôi dưỡng, sử dụng Khmer đỏ làm tên lính xung kích tiến hành chiến tranh xâm lấn biên giới Tây Nam Việt Nam.
Việt Nam bắt buộc phải bảo vệ Tổ quốc và quân tình nguyện Việt Nam vì nghĩa vụ quốc tế cao cả đã giúp bạn giải phóng dân tộc Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng.
Cuộc chiến đã cận kề chiến thắng hoàn toàn thì các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thể để yên. Cùng với đó, trong nước (Trung Quốc), lãnh đạo đang phải tranh chấp với các lực lượng đối lập diễn ra quyết liệt.
Không còn con đường nào khác, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc tháng 2/1979.
Qua đó thực hiện “một mũi tên bắn nhiều mục tiêu” trong chiến lược bá quyền nước lớn của họ. Như vậy, nguyên nhân của cuộc chiến tranh này là từ phía Trung Quốc.
Cuộc chiến tranh tháng 2/1979 của Trung Quốc là phi nghĩa
Việc xác định chính nghĩa hay phi nghĩa của một cuộc chiến tranh phải có căn cứ khách quan, khoa học.
Căn cứ cơ bản nhất là ở mục đích chính trị của mỗi bên tham chiến. Mục đích áp đặt chế độ lệ thuộc, thôn tính một dân tộc có chủ quyền, hợp hiến pháp quốc tế thì thuộc phi nghĩa và ngược lại là chính nghĩa.
Cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược tháng 2/1979 nằm trong mục tiêu phục vụ mộng bá quyền nước lớn, bắt Việt Nam phải lệ thuộc, phụ thuộc... là phi nghĩa.
Cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược tháng 2/1979 của nhân dân Việt Nam là chính nghĩa.
Bởi, phía Việt Nam là chống lại sự áp đặt, sự lệ thuộc, phụ thuộc vào Trung Quốc, bảo vệ hòa bình, độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ, đi lên chủ nghĩa xã hội, phù hợp với xu thế thời đại hiện nay.
Với dân tộc Việt Nam, hòa bình, hòa hiếu với các nước láng giềng; độc lập tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ là truyền thống lâu đời. Con người Việt Nam căm ghét chiến tranh, không bao giờ đi xâm lược nước khác.
Tuy nhiên, con người Việt Nam cũng không cúi đầu khuất phục trước bất cứ một thế lực, một đội quân xâm lược nào, mà sẵn sàng tiến hành chiến tranh “chính nghĩa, tự vệ chính đáng” một cách kiên cường, dũng cảm để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập chủ quyền dân tộc.
Cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược tháng 2/1979 của Việt Nam cũng nằm trong tiến trình logic lịch sử ấy và là chính nghĩa, chính đáng, phù hợp với xu thế lịch sử.
Tính chính nghĩa của Việt Nam trong chiến tranh biên giới phía Bắc - Ảnh 2.
Chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Đoàn H54 bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn dũng cảm giữ chốt, tiêu diệt hàng trăm tên địch trong ngày 17/2/1979. (ảnh: TTXVN)

Một lẽ thông thường là đối với dân tộc nói chung, dân tộc Việt Nam nói riêng bắt buộc phải tiến hành cuộc chiến tranh chống thực dân, đế quốc để có hòa bình đã thể hiện tính chất chính nghĩa một cách rõ ràng.
Việt Nam có hòa bình và không bao lâu thì lại phải tiến hành chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược tháng 2/1979 càng cho thấy tính chính nghĩa, mà công luận tiến bộ thế giới đã thừa nhận.
Trước tòa án lương tâm, lương tri của nhân loại, cuộc chiến tranh do Trung Quốc xâm lược Việt Nam tháng 2/1979 là vô nhân đạo, phản nhân văn.

Sự tàn bạo trong cuộc chiến tranh của Trung Quốc xâm lược tháng 2/1979 không khác gì chiến tranh thời trung cổ. Quân Trung Quốc tiến đến đâu đều phá phách tất cả cơ sở hạ tầng; giết biết bao người dân vô tội, để lại sự hoang tàn ở tất cả các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam là một sự nhẫn tâm vô cùng lớn.Một nước lớn, cậy đông dân, tiềm lực kinh tế, quân sự lớn gấp nhiều lần, tự xưng là một nước xã hội chủ nghĩa mà tiến hành xâm lược Việt Nam, một nước nhỏ, láng giềng, luôn muốn giữ hòa bình, hòa hiếu thì cả những con người ít hiểu biết cũng khó chấp nhận.
Những nhân chứng, vật chứng, đặc biệt là các quân nhân tham gia chiến tranh của cả hai bên không thể phai mờ trong tâm tưởng.
Sự thật phũ phàng ấy đã phơi bày toàn bộ bản chất phản động, phản nhân đạo, nhân văn.
Dù có bao biện, che đậy hay tuyên truyền trên các thông tin đại chúng bằng các cách gọi “dạy cho Việt Nam một bài học; Việt Nam là tiểu bá...” hay vin vào các nguyên cớ này, khác thì cũng không thể làm đảo lộn được chân lý thời đại, đổi phi nghĩa thành chính nghĩa.
Việc chiếm giữ trái phép quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam; gây hấn với các nước láng giềng Đông – Bắc Á; tôn tạo một số đảo; đường lưỡi bò trên Biển Đông; giấc mộng về “một vành đai, một con đường”... là tiếp nối đường lối chính trị bá quyền nước lớn của họ.
Điều đó càng làm rõ hơn tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 2/1979.
Cuộc chiến tranh của Trung Quốc xâm lược Việt Nam tháng 2/1979 gây tổn thất rất lớn cho cả hai bên. Sự thất bại của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh này đã dạy cho Trung Quốc một bài học đáng nhớ.
Đối với Việt Nam, cũng tự thấy một bài học lớn là luôn cảnh giác trong bất kỳ trường hợp nào. Bài học này còn có thể cảnh tỉnh đối với các nước trên thế giới. Những viện trợ, sự hợp tác dù thế này hay thế khác đều nằm trong chiến lược lâu dài của mộng bá quyền nước lớn./.
TS Nguyễn Văn Thanh - Khoa Triết học Mác – Lênin (Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng)

Tướng Trung Quốc bẽ bàng vì ảo tưởng ngông cuồng "chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần"

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt
Tướng Trung Quốc bẽ bàng vì ảo tưởng ngông cuồng "chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần"
Hai nữ chiến sĩ Việt Nam dẫn giải tù binh Trung Quốc ở Cao Bằng ngày 25/2/1979. Nguồn ảnh: Sovfoto.

Túc Dụ, Thứ trưởng Quốc phòng Trung Quốc từng huênh hoang rằng chỉ cần dùng một phần lực lượng của các quân khu Quảng Châu và Côn Minh là đủ để đánh chiếm Hà Nội trong 1 tuần.

Tướng Trung Quốc bẽ bàng vì ảo tưởng ngông cuồng chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần - Ảnh 1.
Là hai quốc gia láng giềng, "núi liền núi, sông liền sông"- như lời một bài hát, song lịch sử bang giao Việt Nam- Trung Quốc có nhiều khúc quanh co, gập ghềnh.
Từ sau khi Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng chấm dứt ngót 1.000 năm "Bắc thuộc", giành lại nền độc lập cho nước nhà thì các triều đại phong kiến Trung Quốc đã nhiều lần cất quân xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh xâm lược đó trước sau đều bị quân dân Việt Nam đánh bại.
Những năm 60 của thế kỷ trước, thất bại trong việc lôi kéo Việt Nam chống Liên Xô và hành động theo ý mình trong đánh Mỹ, Trung Quốc đã trở mặt bắt tay với Mỹ chống phá Việt Nam. Khi nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thì sự chống phá của Trung Quốc với Việt Nam càng trở nên rõ ràng. 
Ngoài việc cắt đứt viện trợ, ngăn cản thông thương, tạo ra vụ "nạn kiều" nhằm phá hoại sự ổn định kinh tế - xã hội Việt Nam thì Trung Quốc còn dung dưỡng cho Khmer Đỏ chống phá Việt Nam từ phía Tây Nam, tạo nên một gọng kìm hòng "bóp chết" Việt Nam.
Bất chấp sự chống phá đó, nhân dân Việt Nam vẫn kiên trì con đường độc lập của mình. Không chỉ vậy, bằng đòn phản công vũ bão, chỉ trong vòng 1 tuần lễ, quân đội Việt Nam cùng với lực lượng của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đã đánh tan hàng chục sư đoàn chủ lực Khmer Đỏ, giải phóng thủ đô Phnom Pênh, cứu nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng.
Vốn đã sẵn âm mưu tiến công Việt Nam, trong tình thế ấy, để cứu nguy cho Khmer Đỏ, nhà cầm quyền Trung Quốc đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới vào ngày 17/2/1979 với cái cớ hết sức nực cười là "phản công tự vệ".
Để thực hiện mục đích đó, tư tưởng chỉ đạo được nhà cầm quyền Trung Quốc đặt ra cho cuộc chiến tranh là "đánh nhanh, thắng nhanh", "đốt sạch, phá sạch" với sự tham gia của hai Đại quân khu Quảng Tây và Côn Minh quân số tổng cộng lên đến 600.000 người cùng hàng nghìn phương tiện chiến tranh.
Tướng Trung Quốc bẽ bàng vì ảo tưởng ngông cuồng chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần - Ảnh 2.
Binh pháp truyền thống của quân đội Trung Quốc đã được nhấn mạnh đó là việc dùng hai đội quân nhằm "Tập trung biển người để bao vây đối phương từ hai bên sườn nhằm tiêu diệt từng bộ phận đối phương bằng những trận đánh hủy diệt theo phương thức đánh nhanh rút gọn".
Nguyên tắc chủ đạo khi giao chiến là "ngưu đao sát kê" (dùng dao mổ trâu để giết gà) gồm ba điểm: tập trung tấn công vào vị trí quan trọng nhưng không phải điểm mạnh của đối phương; sử dụng lực lượng và hỏa lực áp đảo (tiền pháo hậu xung) để đập tan hàng phòng ngự của đối phương tại những những điểm mấu chốt; các đơn vị xung kích phải hết sức nhanh chóng thọc sâu và tấn công trọng địa của phía bên kia.
Ảo tưởng vào sự áp đảo về binh lực, cuối tháng 12/1978, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Túc Dụ báo cáo tại Kì họp thứ ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng chỉ cần dùng một phần lực lượng của các quân khu Quảng Châu và Côn Minh là đủ để đánh chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần.
Quả thật, nếu so sánh về tương quan lực lượng hai bên vào thời điểm Trung Quốc phát động chiến tranh- ngày 17/2/1979, nhiều người Trung Quốc cũng đã ảo tưởng như thế.
Trung Quốc đã huy động 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng trên 60 vạn binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 948 máy bay sẵn sàng phía sau. 
Tướng Trung Quốc bẽ bàng vì ảo tưởng ngông cuồng chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần - Ảnh 3.
Ngoài lực lượng quân chính quy, Trung Quốc còn huy động hàng chục vạn dân công và lực lượng dân binh ở các tỉnh biên giới để tải đồ tiếp tế, phục vụ, tải thương, hỗ trợ quân chính quy phục vụ cho chiến dịch. Chỉ riêng tại Quảng Tây đã có đến 215.000 dân công được huy động.
Còn về phía Việt Nam, do phần lớn các quân đoàn chính quy đang chiến đấu ở Campuchia nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện, công an vũ trang (biên phòng) và dân quân tự vệ.
Lực lượng tinh nhuệ nhất của phía Việt Nam đóng ở biên giới Việt-Trung là Sư đoàn 3 (đóng tại Lạng Sơn) và sư đoàn 316A (đóng tại Sa Pa). Ngoài ra còn có các sư đoàn 346 ở Cao Bằng, 325B ở Quảng Ninh, 345 ở Lào Cai, 326 ở Phong Thổ, Lai Châu và các trung đoàn độc lập 141, 147, 148, 197, trung đoàn pháo binh 68, các trung đoàn quân địa phương 95, 121, 192, 254 và 741.
Toàn bộ lực lượng phía Việt Nam tham gia phòng thủ biên giới lúc đó có khoảng 70.000 quân, sau được hai sư đoàn (327 và 337) từ tuyến sau lên Lạng Sơn tiếp viện. Riêng Quân đoàn 1 vẫn đóng quanh Hà Nội đề phòng Trung Quốc tiến sâu vào trung tâm. 
Tướng Trung Quốc bẽ bàng vì ảo tưởng ngông cuồng chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần - Ảnh 4.
5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, sau một trận pháo kích dữ dội vào trận địa phòng ngự của phía Việt Nam, hơn  120.000 quân lính và xe tăng, thiết giáp Trung Quốc bắt đầu tiến vào lãnh thổ Việt Nam trên toàn tuyến biên giới.
Cánh phía đông có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Nam Ninh với mục tiêu chính là Lạng Sơn. Có hai hướng tiến song song, hướng thứ nhất do quân đoàn 42A dẫn đầu từ Long Châu đánh vào Đồng Đăng nhằm làm bàn đạp đánh Lạng Sơn; hướng thứ hai do quân đoàn 41A dẫn đầu từ Tĩnh Tây và Long Châu tiến vào Cao Bằng và Đông Khê. Ngoài ra còn có quân đoàn 55A tiến từ Phòng Thành vào Móng Cái.
Cánh phía tây có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Mông Tự, có 3 hướng tiến công chính. Hướng thứ nhất do các quân đoàn 13A và 11A dẫn đầu đánh vào thị xã Lào Cai. Hướng thứ hai từ Văn Sơn đánh vào Hà Giang. Hướng thứ 3 do sư đoàn 42D của quân đoàn 14A dẫn đầu đánh từ Kim Bình vào Lai Châu.
Tổng cộng quân Trung Quốc xâm nhập Việt Nam trên 26 điểm trải dài trên toàn tuyến biên giới.
Trong ngày đầu của cuộc chiến, với sự áp đảo về binh lực, chiến thuật biển lửa và biển người của Trung Quốc tỏ ra có kết quả. Quân Trung Quốc tiến được vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam trên dưới 10 km và chiếm được một số thị trấn. Chiến sự ác liệt nhất diễn ra tại các vùng Bát Xát, Mường Khương ở tây bắc và Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị, Thông Nông ở đông bắc.
Tuy nhiên, trước sự kháng cự ngoan cường và sự mưu trí sáng tạo của các lực lượng phòng ngự phía Việt Nam, đà tiến công của quân Trung Quốc nhanh chóng bị khựng lại. Quân Trung Quốc hầu như không thể sử dụng lực lượng ở mức sư đoàn mà phải dùng đội hình nhỏ và thay đổi chiến thuật. 
Tướng Trung Quốc bẽ bàng vì ảo tưởng ngông cuồng chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần - Ảnh 5.
Ảnh: Sputnik
Trên toàn mặt trận, chiến sự diễn ra ngày càng khốc liệt, trong đó ác liệt nhất phải kể đến là trận chiến tại Đồng Đăng- thị trấn nằm sát biên giới Việt- Trung trên hướng Lạng Sơn. Đây là trận địa phòng thủ của Trung đoàn 12 Tây Sơn, Sư đoàn 3 Sao Vàng. Lực lượng Trung Quốc tiến công vào Đồng Đăng là 2 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng, và chi viện của 6 trung đoàn pháo binh Trung Quốc.
Mặc dù bị cô lập, không được chi viện nhưng lực lượng phòng thủ tại đây đã kiên cường chiến đấu đến những người cuối cùng, trụ được cho đến ngày 23.2. Ngày cuối cùng tại Pháo đài Đồng Đăng, nơi có hệ thống phòng thủ kiên cố nhất, quân Trung Quốc đã dùng bộc phá đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, bắn đạn hóa học vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng hầu hết thương binh cũng như dân quanh vùng đến đây lánh nạn.
Đổi lại, trong trận Đồng Đăng, phía Trung Quốc đã thương vong hơn 2.000 binh lính (trong đó 531 chết). Chiếm được Đồng Đăng, quân Trung Quốc tập trung lực lượng chuẩn bị tiến công Lạng Sơn, một trong những mục tiêu chủ yếu của cuộc chiến mà nếu chiếm được thì bọn chúng sẽ rộng đường tiến về Hà Nội với khoảng cách chỉ 135 km.
Để tăng cường khả năng chiến đấu phòng thủ và chuẩn bị phản công, ngày 25 tháng 2, Bộ chỉ huy tối cao phía Việt Nam quyết định thành lập Quân đoàn 14 thuộc Quân khu 1 và Bộ chỉ huy thống nhất Lạng Sơn do Thiếu tướng Hoàng Đan làm tư lệnh với lực lượng bao gồm các Sư đoàn 3, 327, 338, 337 (đang từ Quân khu 4 ra) cùng các đơn vị trực thuộc khác.
Những ngày tiếp theo, chiến sự vẫn tiếp diễn khốc liệt trên toàn tuyến biên giới nhưng tập trung là ở hướng Lạng Sơn. Trung Quốc đã điều tới đây thêm 2 sư đoàn từ Đồng Đăng và Lộc Bình (phía đông nam Lạng Sơn) đồng thời tiếp tục đưa thêm quân mới từ hậu phương thâm nhập Việt Nam để tăng viện
Trận đánh chiếm thị xã Lạng Sơn bắt đầu lúc 6 giờ sáng ngày 27.2. Các Sư đoàn 3, 337, của Việt Nam đã tổ chức phòng thủ chặt chẽ và phản ứng mãnh liệt trước các đợt tấn công lớn của quân Trung Quốc. Các trận đánh đẫm máu xảy ra tại khu vực cầu Khánh Khê, Cốc Chủ, Quán Hồ, các điểm cao 800, 477, 417...
Sau gần 1 tuần giành giật các điểm cao quanh Lạng Sơn, ngày 2/3 quân Trung Quốc bắt đầu bao vây thị xã Lạng Sơn và sử dụng 6 sư đoàn tấn công đồng loạt trên nhiều hướng. Chiều ngày 4/3, một cánh quân Trung Quốc đã vượt sông Kỳ Cùng, chiếm điểm cao 340 và vào tới thị xã Lạng Sơn, một cánh quân khác của sư đoàn 128 Trung Quốc cũng chiếm sân bay Mai Pha, điểm cao 391 ở phía tây nam thị xã.
Phía Việt Nam đã điều động các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh, không quân hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng. Quân đoàn 14 với các sư đoàn 337, 327, 338 hầu như còn nguyên vẹn đang bố trí quanh thị xã Lạng Sơn. Quân đoàn 2 đang làm nhiệm vụ tại Campuchia cũng được lệnh cơ động gấp toàn bộ lực lượng về nước, tập kết phía sau Quân đoàn 14.
Ngày 5/3/1979, Nhà nước Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc chống xâm lược. Lo ngại trước sức phản công mãnh liệt của Việt Nam, trưa cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố bắt đầu rút quân. 
Tướng Trung Quốc bẽ bàng vì ảo tưởng ngông cuồng chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần - Ảnh 6.
Như vậy là, quân Trung Quốc đã bị cầm chân suốt 16 ngày ở thị xã Lạng Sơn, một thị xã chỉ cách biên giới 15 km và còn cách xa Hà Nội tới 135 km. Trung bình mỗi ngày quân Trung Quốc chỉ tiến được 0,9 km và chúng đã mất 16 ngày chỉ để tiến được 1/10 quãng đường tới Hà Nội.
Và chuyện ảo tưởng "chiếm Hà Nội trong 1 tuần" chỉ là giấc mơ ngông cuồng của những kẻ xâm lược.

Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979

Thủy Thu
Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979
Xử lý ảnh: Mạnh Quân

Theo giáo sư Mỹ, các nhà ngoại giao đã gặp Đặng Tiểu Bình vào năm 1978 đều nhận thấy rằng, bất cứ khi nào nói chuyện về Việt Nam, Đặng đều trở nên tức giận.

LTS: Ngày 17/ 2/1979 - cách đây tròn 40 năm, Trung Quốc đã đưa quân tấn công Việt Nam. Cuộc chiến tranh xâm lược ấy được Bắc Kinh khoác cho cái tên "phản kích tự vệ" để lừa bịp dư luận quốc tế. Nhưng thực chất, nó phục vụ cho nhiều mục đích của lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là Đặng Tiểu Bình. Và để tiến hành cuộc chiến, Đặng đã có sự chuẩn bị kỹ càng cả về đối nội và đối ngoại.
---
Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979 - Ảnh 1.
Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc (1966-1976), Đặng Tiểu Bình bị đấu tố và mất đi toàn bộ chức vụ.
Cho đến phiên họp toàn thể thứ ba của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ khóa X (16-21/7/1977), Đặng chính thức khôi phục chức vụ Ủy viên trung ương ĐCSTQ, Ủy viên - Thường vụ Bộ chính trị trung ương ĐCSTQ, Phó Chủ tịch trung ương ĐCSTQ, Phó Chủ tịch quân ủy trung ương ĐCSTQ, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979 - Ảnh 2.
Đặng Tiểu Bình (bên phải) tại Hội nghị toàn thể trung ương 3, khóa XI. Ảnh: VCG
Chủ tịch đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch quân ủy trung ương ĐCSTQ bấy giờ là Hoa Quốc Phong từng nhiều lần phản đối việc khôi phục chức vụ cho Đặng Tiểu Bình.
""Tứ nhân bang" bị tiêu diệt nhưng vận mệnh chính trị của Đặng Tiểu Bình vẫn chưa ngay lập tức được thay đổi... Đặng Tiểu Bình tuy đã được trở về nhà ở phố Broad (Bắc Kinh) nhưng vẫn bị giam lỏng... Xét về ưu tiên chính trị, vấn đề quan trọng nhất đối với Hoa Quốc Phong là làm thế nào để xác lập địa vị hợp pháp và quyền lực chính trị của bản thân với tư cách là người kế nhiệm của Mao Trạch Đông chứ không phải nhanh chóng khôi phục công tác cho Đặng", Nhân dân Nhật báo viết.
Không riêng Hoa Quốc Phong mà nội bộ ĐCSTQ cũng có nhiều tiếng nói phản đối Đặng. Uông Đông Hưng, Ủy viên Bộ chính trị, người sau này là nhân vật quyền lực thứ năm trong bộ máy chính trị ĐCSTQ, cũng ủng hộ Hoa Quốc Phong, phản đối việc phục chức cho Đặng.
"Hiện nay, một số người đề nghị phê chuẩn Đặng, yêu cầu mời Đặng trở lại, tiến cử ông ta làm Thủ tướng và đánh giá cao tài năng của ông ta. Đặng Tiểu Bình, con người này tôi hiểu rất rõ, ông ta đúng là có năng lực nhưng sai lầm lại mắc nhiều hơn thế...", Uông Đông Hưng phát biểu về Đặng.
Ngay cả Trần Vĩnh Quý, Phó Thủ tướng Trung Quốc bấy giờ, cũng là người có nhiều quan điểm bất đồng với Đặng. Trần cũng từng kêu gọi Hoa Quốc Phong không phê chuẩn khôi phục chức vụ cho Đặng.
Vấp phải những sự phản đối như thế, nên tuy nắm nhiều chức vụ nhưng trên thực tế, Đăng có rất ít quyền lực và phải chịu lép vế trước Hoa Quốc Phong.
Phải đến Hội nghị toàn thể lần thứ 3, khóa XI ĐCSTQ diễn ra vào tháng 12/1978, thì Đặng Tiểu Bình mới có thể thâu tóm quyền lực thực tế. Hội nghị này được dư luận và truyền thông Trung Quốc đánh giá là "bước ngoặt vĩ đại" kể từ khi thành lập nước Trung Quốc mới vào năm 1949.
"Giống như Hội nghị Tôn Nghĩa đã xác lập vị trí lãnh đạo của Mao Trạch Đông, Hội nghị toàn thể lần thứ 3, khóa XI đã xác lập vị trí lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình", Nhân dân nhật báo viết.
Phát biểu của Đặng trên chính tờ báo này cho thấy địa vị của Đặng đã thay đổi rõ rệt: "Bất kỳ tập thể lãnh đạo nào cũng đều phải có hạt nhân, không có lãnh đạo hạt nhân thì không thể đứng vững. Hạt nhân của đội ngũ lãnh đạo thế hệ thứ nhất là Chủ tịch Mao... Tôi là hạt nhân thực tế của đội ngũ lãnh đạo thế hệ thứ hai", Đặng nói.
Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979 - Ảnh 3.
Hội nghị 1978 còn ghi dấu ấn quyết định - trung ương ĐCSTQ phấn đấu thực hiện chiến lược Bốn hiện đại hóa, tức công nghiệp hiện đại hóa, nông nghiệp hiện đại hóa, quốc phòng hiện đại hóa, kỹ thuật công nghệ hiện đại hóa, làm bước chạy đà cho cuộc cải cách kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình.
Trong chiến lược này, Mỹ được nhắm tới là tấm gương cũng như nguồn cung cấp công nghệ, kỹ thuật tiên tiến phục vụ tiến trình cải cách mở cửa, hiện đại hóa kinh tế Trung Quốc. 
Trong bối cảnh đó, để củng cố địa vị trong nước và "chứng minh thành ý" với Mỹ nhằm tranh thủ sự giúp đỡ nước này phục vụ "bốn hiện đại hóa", Đặng Tiểu Bình đã sốt sắng phát động cuộc tấn công xâm lược Việt Nam.
Ngoài ra, quyết định tấn công Việt Nam còn giúp Đặng thanh lọc giới chóp bu quân đội cũng như phô trương thanh thế, phục hồi đội quân rệu rã, thiếu kinh nghiệm chiến đấu trầm trọng do bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc Cách mạng văn hóa.
Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979 - Ảnh 4.
"Điều đáng chú ý là, ngay cả trước cuộc chiến tranh biên giới 1979, các hành động gây hấn quy mô nhỏ dọc biên giới Việt-Trung do phía Trung Quốc gây ra đã gia tăng tần suất kể từ giữa năm 1978 - khi Đặng lên nắm quyền và bắt đầu củng cố quyền lãnh đạo tối cao bằng cách tạo ra thế kiềng ba chân hiệu quả - kiểm soát đảng, kiểm soát nhà nước và kiểm soát quân đội...
Một cuộc chiến là cần thiết để hỗ trợ các kế hoạch hiện đại hóa của Đặng và thay máu quân đội Trung Quốc", The Diplomat bình luận.
Nói thêm về nhãn quan của Đặng Tiểu Bình trong các vấn đề đối ngoại, Giáo sư Đại học Harvard Ezra Feivel Vogel viết: "Đến năm 1969, Liên Xô đã thay thế Mỹ trở thành kẻ thù chính của Trung Quốc. Vào tháng 7 cùng năm, Tổng thống Nixon, tại đảo Guam, tuyên bố rằng, Mỹ sẽ không tham gia vào các cuộc chiến tranh trên bộ ở châu Á. Bên cạnh đó, sau các cuộc đụng độ biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô vào tháng 3 và tháng 8 năm đó, quan hệ Trung-Xô ngày càng trở nên căng thẳng.
Theo quan điểm của Đặng, sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam năm 1975, Liên Xô và Việt Nam đã bắt tay nhau, điều này ngày càng đe dọa lợi ích của Trung Quốc. Đặng kết luận rằng Liên Xô đã quyết tâm thay thế Mỹ trở thành cường quốc thống trị toàn cầu còn Việt Nam đang hướng tới trở thành cường quốc dẫn đầu ở Đông Nam Á.
Do đó, Trung Quốc cần hình thành đường thẳng kết nối các quốc gia khác có cùng vĩ độ như Mỹ, Nhật Bản và Bắc Âu để chống lại Liên Xô. Đồng thời, Trung Quốc cũng sẽ nỗ lực kéo các nước khác như Ấn Độ cách xa phía Liên Xô".
Theo giới chuyên gia, Bắc Kinh luôn tồn tại một nỗi sợ bị bao vây. Giáo sư Vogel cho hay, xét từ bối cảnh thời điểm đó, Trung Quốc dường như bị ám ảnh Liên Xô "bao vây" từ mọi phía.
"Đặng còn đánh giá rằng quan hệ khăng khít Việt Nam - Liên Xô là mối đe dọa lớn nhất đối với Trung Quốc và Việt Nam là mắt xích quan trọng nhất để Trung Quốc ngăn chặn sự bao vây của Liên Xô".
Theo giáo sư Mỹ, các nhà ngoại giao đã gặp Đặng Tiểu Bình vào năm 1978 đều nhận thấy rằng, bất cứ khi nào nói chuyện về Việt Nam, Đặng đều trở nên tức giận.
Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979 - Ảnh 5.
Giáo sư Vogel nhận định, trong thời gian đầu nắm quyền, Đặng có hai mối quan tâm hàng đầu: ngăn chặn cái mà ông ta cho là "mối đe dọa từ Liên Xô-Việt Nam" và đặt nền tảng để tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài cho quá trình hiện đại hóa của Trung Quốc.
"Để ngăn chặn mối nguy hiểm từ quân đội Liên Xô, Đặng đã tìm cách củng cố quan hệ với các nước láng giềng và ông ta đã quay sang Nhật Bản và Mỹ để được hỗ trợ hiện đại hóa".
Trong chuyến thăm Nhật Bản từ 6-8/2/1979 của Đặng, Bắc Kinh đã ký hiệp ước hòa bình hữu nghị với Tokyo, đồng thời học hỏi nhiều ý tưởng từ cải cách mở cửa của Nhật Bản, cũng như nhằm bắt tay chống lại Liên Xô.
Trước đó, Đặng Tiểu Bình thăm ba nước Thái Lan, Malaysia, Singapore vào tháng 11/1978. Chuyến đi của Đặng không chỉ đơn giản là quan sát và nghiên cứu ba thủ đô Đông Nam Á mà còn là để tập hợp sự ủng hộ của ASEAN nhằm chống lại cái mà Đặng mô tả là "trục Việt Nam - Liên Xô", tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng nhận định.
Tuy nhiên, xét trên phản ứng của một số nước Đông Nam Á thì Đặng đã không hoàn toàn thành công.
Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979 - Ảnh 6.
"Thực tế, những người hàng xóm của chúng ta muốn các quốc gia đoàn kết và cô lập "rồng Trung Quốc chứ không phải Gấu Bắc Cực (Liên Xô)", Thủ tướng Lý Quang Diệu viết trong tác phẩm Từ thế giới thứ ba đến thứ nhất. 
Được biết, vào một buổi chiều tháng 11/1978, Đặng Tiểu Bình và Lý Quang Diệu đã tiến hành hội đàm chính thức trong phòng họp nội các tại Dinh Tổng thống ở Singapore.
Tại đây, Đặng đã dành hai giờ đồng hồ để nói về mối đe dọa của Liên Xô đối với thế giới. Đặng còn phân tích toàn diện các chiến lược hoạt động của Liên Xô ở Châu Âu, Trung Đông, Châu Phí, Nam Á và bán đảo Đông Dương và cho rằng, Liên Xô đã giành được ưu thế lớn ở Việt Nam.
Giải thích với Thủ tướng Lý Quang Diệu vì lý do Trung Quốc tuyên bố cắt một phần viện trợ cho Việt Nam vào tháng 5/1977, Đặng bao biện rằng, quyết định này xuất phát từ việc, Việt Nam coi Trung Quốc là chướng ngại vật lớn nhất trong quá trình thực hiện liên bang bán đảo Đông Dương của mình nên đã tăng cường chống lại Bắc Kinh.
Ngoài ra, Đặng còn đi thăm một số nước khác ở Nam Á. Tại mỗi quốc gia này, Đặng đều thăm dò và đánh tiếng về sự đe dọa của mối quan hệ Xô-Việt đối với tình hình châu Á.
Đặng Tiểu Bình sang Singapore thăm dò dư luận năm 1978
Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979 - Ảnh 8.
Vào ngày 16/12/1978, Trung Quốc - Mỹ công bố thông cáo chung Trung-Mỹ về việc thiết lập quan hệ ngoại giao.
Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979 - Ảnh 9.
Đến ngày 1/1/1979, Trung Quốc - Mỹ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, chấm dứt tình trạng căng thẳng trong suốt 30 năm trước đó.
Nhân cơ hội này, Đặng Tiểu Bình dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc sang thăm Washington từ 29/1 đến 5/2/1979; thứ nhất, nhằm nhận sự viện trợ về công nghệ kỹ thuật phục vụ tiến trình cải cách mở cửa nền kinh tế Trung Quốc; thứ hai, tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ đối với cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung mà ông ta đang ráo riết chuẩn bị.
Tại đây, Đặng Tiểu Bình thuyết phục lãnh đạo Mỹ rằng "thế giới ngày nay chưa yên ổn và tồn tại nguy cơ chiến tranh, mối nguy hiểm chính đến từ Liên Xô.", và rằng: "Liên Xô cuối cùng cũng sẽ phát động chiến tranh. Nếu chúng ta chuẩn bị sẵn sàng, có thể trì hoãn bùng bổ chiến tranh. Nếu chúng ta không làm gì thì tình hình sẽ càng phức tạp hơn.
Chúng tôi hy vọng sát cánh cùng Mỹ, tiến hành các hành động cần thiết dựa trên xuất phát điểm của mỗi nước".
Đề cập đến vấn đề Liên Xô và quan hệ Việt-Xô, Đặng thuyết phục lãnh đạo Mỹ rằng "Chiến lược của Liên Xô là một đầu thông qua Việt Nam để xây dựng liên bang Đông Dương, thiết lập hệ thống Nam Á - Đông Nam Á; một đầu thông qua việc kiểm soát Afghanistan, Iran, Ấn Độ, Vịnh Ba Tư, đến cả eo biển Malacca - nối liền hai khu vực.
Theo cách này, Liên Xô sẽ nối Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương thành một dải. Nếu không phá vỡ chiến lược này của Liên Xô thì thế giới sẽ gặp rắc rối lớn." 
Ông ta còn tự vẽ ra cái gọi là "tham vọng xây dựng liên minh Đông Dương" của Việt Nam để thuyết phục Mỹ ủng hộ Trung Quốc "dạy cho Việt Nam một bài học".
Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Đặng Tiểu Bình và những toan tính trước ngày 17/2/1979 - Ảnh 10.
Đặng Tiểu Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Jimmy Carter. Ảnh: AP
Trước mớ lý thuyết này của Đặng, phía Mỹ phản ứng khá dè dặt. Tổng thống Mỹ bấy giờ là Jimmy Carter cho biết: "Tôi hy vọng Đặng Tiểu Bình sẽ không thực hiện điều này...". Tuy nhiên, Carter cũng tỏ ý hài lòng với lời hứa của Đặng, rằng ông ta sẽ hành động nhanh gọn.
Trên thực tế, dù không ra mặt ủng hộ Trung Quốc, nhưng một số nguồn tin cho biết, khi chiến tranh biên giới Việt-Trung diễn ra, Washington đã cung cấp cho Trung Quốc nhiều thông tin tình báo về hướng triển khai quân sự của Liên Xô và Việt Nam, bao gồm 54 sư đoàn của quân đội Liên Xô triển khai ở biên giới Xô-Trung.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét