Luyện Bùi
(Dân Việt) Trong việc cưới hỏi của người Tày cũng có nhiều thủ tục giống với người Kinh và các dân tộc anh em khác. Nhưng có thủ tục ăn hỏi khá độc đáo và thú vị, là đặc trưng riêng của người Tày ở Quảng Ninh mà cho đến nay đã có phần mai một, đó chính là gánh lễ ăn hỏi.
Trước đây, từ ăn hỏi đến tổ chức lễ cưới của người Tày ở Quảng Ninh thường kéo dài trong năm, có nơi còn kéo dài từ 2 đến 3 năm. Trong thời gian kéo dài thử thách đó, nếu vào dịp tết nhà trai phải mang quà lễ sang nhà gái gồm: 2 con gà thiến, 2 cái bánh trưng, 6 cái bánh khảo, 2 gói chè. Chọn được ngày cưới, nhà trai chủ động báo tin để nhà gái chuẩn bị.
Trước khi cưới, nhà trai phải nộp đồ sính lễ cho nhà gái (trước đây có nơi thách cưới đến hàng tạ lợn và bạc trắng). Có nơi nhà gái thách cưới nhà trai theo con số, thường gọi là theo “đầu” ,ví như : Đầu 5, Đầu 7… mỗi con số là số lượng vật phẩm tương ứng: 50 cân gạo, 5 đôi gà, 50 lít rượu, 5 triệu tiền mặt, 50kg thịt lợn… Nên nhiều gia đình không hỏi được vợ cho con vì sính lễ quá tốn kém. Đến nay tục “thách” hầu như đã không còn, một số gia đình vẫn giữ lễ “thách” nhưng chỉ mang tính tượng trưng theo phong tục với số lượng thì giảm đi đáng kể.
Trên đoạn đường gánh lễ đến nhà gái, ngoài việc chuẩn bị sính lễ theo yêu cầu của nhà cô dâu, nhà chú rể còn phải chuẩn bị thêm nhiều kẹo bánh và vài nồi xôi cho vào trong cốc lồ (đồ đan bằng mây tre chuyên để gánh thóc của người Tày). Khi đoàn bắt đầu xuất phát, những người trong làng và cả những người đi đường thường đứng dọc hai bên đường nhường chỗ cho đoàn đi qua. Đặc biệt mọi người sẽ để một vật tượng trưng để “cản đường” đám hỏi. Người có nón để nón, người có ô để ô hoặc bất cứ thứ gì ra trước đoạn đường mà đoàn gánh lễ nhà trai đi qua.
Khi gặp “vật cản đường”, cả đoàn sẽ phải dừng lại, đại diện người nhà trai sẽ lấy xôi trong cốc lồ hoặc bánh kẹo chia cho những “chủ nhân” của “vật cản đường” và nhờ họ mang giúp “vật cản đường” ra ngoài để đoàn nhà trai tiếp tục đi qua. Đoàn gánh lễ đi đến đâu, dân làng và những người qua đường đứng lại, trẻ còn hò reo, ríu rít đi theo chú rể và “xin vật phẩm” đến đó.
“Vật cản” mà mỗi người dân đặt ra trên đoạn đường nhà chú rể tượng trưng như những khó khăn, trở ngại mà đôi vợ chồng trẻ sẽ gặp phải. Mỗi “vật cản” được mang đi như một lần đã vượt qua khó khăn của đôi bạn trẻ. “Vật phẩm” mà nhà trai gửi đến những người đi đường không phải là miếng no miếng đói, chỉ là vài nắm xôi trắng hay vài chiếc kẹo nhỏ chia vui đến người bên đường nhưng mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc, thể hiện tình làng nghĩa xóm, niềm vui được nhân lên, chia sẻ đến mọi người.
Trong tục cưới xin của người Tày xưa, độc đáo nhất phải kể đến ngày gánh lễ ăn hỏi, báo cho nhà gái biết nhà trai đã chọn được ngày cưới. Việc gánh lễ đi bộ chỉ thường thực hiện khi quãng đường từ nhà trai đến nhà gái dưới 10km. Nếu nhà trai ở xa, sẽ đi xe máy hoặc xe đạp đến cách nhà gái vài cây số, rồi gửi xe và gánh bộ sính lễ đến đó. Khi đi, phải đầy đủ ban bệ trong nhà trai, bố mẹ, cô dì chú bác của chú rể và nhất thiết phải có “Ông đón, Bà đón”. Người nào được cử đại diện là "Ông đón, Bà đón" phải là người có con cái thành đạt, làm ăn kinh tế giỏi, có mối quan hệ họ hàng, thân thiết với nhà chú rể, đặc biệt phải có cả con trai, con gái. "Ông đón, Bà đón" sẽ đi trước, rồi đến chú rể, theo sau là những người gánh sính lễ.
Gánh sính lễ của người Tày. (Ảnh minh hoạ, nguồn Internet).
Khi gặp “vật cản đường”, cả đoàn sẽ phải dừng lại, đại diện người nhà trai sẽ lấy xôi trong cốc lồ hoặc bánh kẹo chia cho những “chủ nhân” của “vật cản đường” và nhờ họ mang giúp “vật cản đường” ra ngoài để đoàn nhà trai tiếp tục đi qua. Đoàn gánh lễ đi đến đâu, dân làng và những người qua đường đứng lại, trẻ còn hò reo, ríu rít đi theo chú rể và “xin vật phẩm” đến đó.
“Vật cản” mà mỗi người dân đặt ra trên đoạn đường nhà chú rể tượng trưng như những khó khăn, trở ngại mà đôi vợ chồng trẻ sẽ gặp phải. Mỗi “vật cản” được mang đi như một lần đã vượt qua khó khăn của đôi bạn trẻ. “Vật phẩm” mà nhà trai gửi đến những người đi đường không phải là miếng no miếng đói, chỉ là vài nắm xôi trắng hay vài chiếc kẹo nhỏ chia vui đến người bên đường nhưng mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc, thể hiện tình làng nghĩa xóm, niềm vui được nhân lên, chia sẻ đến mọi người.
Giờ đây, trước những thay đổi của cuộc sống hiện đại và nhịp sống gấp gáp, những tục thách cưới đã giảm bớt đi rất nhiều. Tục “Gánh lễ” ăn hỏi của người Tày cũng theo đó mà mai một đi, đường làng, ngõ xóm hầu như đã vắng bóng những đoàn gánh lễ, vắng đi tiếng ríu rít và hò reo của con trẻ với mỗi đám hỏi đi qua. Đây là một nét văn hóa cưới hỏi đặc sắc, thiết nghĩ cần được phát huy và gìn giữ để tô thắm thêm nét mộc mạc, giản dị mà đậm đà tình cảm của những con người làng quê.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét