Để góp phần duy trì và bảo tồn danh tiếng “vườn dâu Cái Tàu” vốn tồn tại gần thế kỷ qua, người dân U Minh, nhất là nông dân sống trên địa phận xã Nguyễn Phích đã ra sức gầy giống, vun trồng, để mỗi năm đến khoảng tháng 3 - 5, cho khách vào vườn tham quan, tự tay hái dâu. Những vườn dâu như thế không chỉ là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách gần xa, mà còn giúp chủ vườn thu lãi hàng chục triệu đồng/vụ.
Vườn dâu của hộ ông Phạm Văn Khởi (Ấp 15, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh), cách TP. Cà Mau hơn 30km, có khoảng 1ha dâu, với trên 150 gốc. Đây là năm thứ 2 dâu cho trái và mở cửa đón khách du lịch.
Những gương mặt hớn hở, thích thú của du khách, từ người lớn đến trẻ nhỏ dưới rặng dâu trĩu quả; cả nhà quây quần ăn nhẹ, ca hát; có những du khách tranh thủ nằm võng thư giãn, như trút hết những mệt mỏi, lo toan sau những ngày lao động mệt nhọc…
Những gương mặt hớn hở, thích thú của du khách, từ người lớn đến trẻ nhỏ dưới rặng dâu trĩu quả; cả nhà quây quần ăn nhẹ, ca hát; có những du khách tranh thủ nằm võng thư giãn, như trút hết những mệt mỏi, lo toan sau những ngày lao động mệt nhọc…
Những quả dâu căng mọng, hấp dẫn.
Khách tham quan tranh thủ nghỉ ngơi và thưởng thức dâu tại vườn.
Thiếu nữ thích thú với những chùm dâu trĩu quả.
Cả nhà quây quần bên nhau ăn uống, ca hát và thưởng thức vị chua chua ngọt ngọt của dâu tại vườn.
Tại vườn dâu, chủ vườn bố trí võng, bạt trải cho du khách có không gian nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày làm việc mệt nhọc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét