Cá chạch lấu là một loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao với chất lượng thịt thơm ngon, trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng ĐBSCL. Cá chạch lấu ưa sống ở các khe đá, mỗi lần đẻ tối đa 4.500-7.500 trứng.
Cá chạch lấu có tên khoa học là Mastacembelus Armatus, thân có màu xanh đậm hoặc đen xám và nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục khắp thân, cơ thể dài đến 90cm và có thể nặng đến 1kg. Ảnh tepbac.
Cá chạch lấu không có vây bụng, vây ngực có một đốm đen nhỏ. Ảnh ytimg.
Cá chạch lấu phân bố ở vùng Đông Nam Á thuộc hạ lưu sông Mê Kông như Lào, Campuchia, Thái Lan và Nam Việt Nam. Ảnh tepbac.
Ở Việt Nam, cá chạch lấu phân bố ở nhiều nơi từ Bắc tới Nam nhưng tập trung nuôi nhiều ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh luongiongvinhlong.
Cá chạch lấu ưa sống ở các khe đá. Chúng cũng đẻ trứng ở các hang hốc, khe đá ven bờ. Mỗi lần cá chạch lấu đẻ tối đa 4.500-7.500 trứng. Ảnh cagiongangiang.
Cá chạch lấu khá dễ nuôi và dễ tính, lại không kén ăn. Thức ăn ưa thích của cá chạch lấu là các loại giun, ấu trùng côn trùng và côn trùng trưởng thành, tôm tép, cá đồng, cá biển tạp, cua, ốc, tép, cá linh. Ảnh nongsanvietnam.
Cá chạch lấu có thể chế biến thành nhiều món ăn đặc sản như nướng muối ớt, kho nghệ, chiên tươi. Ảnh mekongcoop.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét