Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2019

Muôi đúc tượng voi 2.500 tuổi ở xứ Nghệ

Được tìm thấy vào năm 1981, chiếc muôi là bảo vật quốc gia, cho thấy trình độ đúc đồng của Văn hoá Đông Sơn đã đạt đến đỉnh cao.
Muôi đúc tượng voi là một trong ba hiện vật tại Bảo tàng tỉnh Nghệ An được Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia đợt 6 năm 2017. Đây là hiện vật độc bản thuộc thời kỳ Văn hóa Đông Sơn, cách nay chừng 2.500 đến 2.000 năm.
Hiện vật nhìn từ mặt sau. Ảnh: Nguyễn Hải.
Hiện vật nhìn từ mặt sau. Ảnh: Nguyễn Hải.
Theo tài liệu tại Bảo tàng Nghệ An, trong cuộc khai quật lần thứ hai năm 1981 tại di chỉ khảo cổ học Làng Vạc (thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An), muôi đúc tượng voi đã được phát hiện.
Muôi bằng đồng, phần đế múc sâu lòng với đường kính 7,8 cm, cán muôi dẹt với đường kính 11,5 cm, rộng 4,6 cm. Phía trên cùng của đầu cán có đúc tượng voi, trên lưng voi và cán có khắc hoa văn gân lá. Lưng voi và đầu voi đúc hình cung làm chỗ tay cầm thuận tiện; củ cán và phần đế múc dày khoảng 0,3 cm.
Tượng voi có đầy đủ 4 chân; phần vòi, lưng, đuôi được đúc nhập lại thành một đường cong lượn mềm mại. Đặc biệt, tượng voi không nằm dọc theo chiều cán như các muôi khác mà lại được bố trí nằm ngang, hợp với cái to bè vững chãi của muôi.
Chiếc muôi nhìn từ mặt trước. Ảnh: Nguyễn Hải.
Chiếc muôi nhìn từ mặt trước. Ảnh: Nguyễn Hải.
Theo các nhà nghiên cứu, muôi đồng gắn tượng voi cho thấy trình độ đúc đồng, tạo tượng của cư dân Làng Vạc đã phát triển đến đỉnh cao. Người Nghệ An trong thời đại các vua Hùng không chỉ biết trồng trọt, chăn nuôi mà còn biết thuần dưỡng cả voi để chuyên chở phục vụ đời sống hàng ngày. 
"Bằng trí tưởng tượng phong phú, óc sáng tạo tuyệt vời và đôi bàn tay khéo léo của cư dân Làng Vạc đã tạo ra chiếc muôi hết sức độc đáo, vừa quen vừa lạ. Họ biến một vật dụng bình thường trong đời sống trở thành tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt bằng cách gắn thêm vào đó những khối tượng đồng", lãnh đạo Bảo tàng tỉnh Nghệ An nói.
Làng Vạc là di tích phát hiện nhiều mộ táng nhất trong hàng trăm di tích văn hóa Đông Sơn trên đất nước ta. Trong diện tích hơn 1.400 m2 của 5 lần khai quật đã phát hiện 347 ngôi mộ, thu hơn 1.200 hiện vật, trong đó đồ đồng có 665 chiếc.
Di tích Làng Vạc không chỉ cung cấp cho kho tàng di sản vật thể Việt Nam một loạt trống đồng, đồ nghệ thuật trang sức độc đáo, tính thẩm mỹ cao mà còn giúp các nhà khoa học phác thảo được bức tranh lịch sử đương thời.
Nguyễn 











































Dao găm niên đại 2.000 năm được công nhận bảo vật quốc gia

Dao găm chuôi hình rắn ngậm chân voi ở Nghệ An vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.
24 hiện vật, nhóm hiện vật vừa được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia, trong đó có dao găm chuôi hình rắn ngậm chân voi.
Con dao được tìm thấy trong đợt khai quật lần thứ nhất năm 1973 tại di chỉ làng Vạc, xã Nghĩa Hòa, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An và được lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ An. Dao có niên đại 2.000 - 2.500 năm, được coi là tác phẩm nghệ thuật có một không hai của người Đông Sơn. Các con vật dù rất hung dữ nhưng được thể hiện rất hiền hoà.
Theo các nhà nghiên cứu, dao găm cán tượng động vật hầu như chưa phát hiện ở đâu ngoài làng Vạc. 
Dao găm làng Vạc có chuôi hình rắn ngậm chân voi. Ảnh tư liệu
Dao găm làng Vạc có chuôi hình rắn ngậm chân voi. Ảnh tư liệu
Bảo tàng Nghệ An cũng lưu giữ các bảo vật quốc gia khác như muôi cán hình tượng voi, niên đại 2.000 - 2.500 năm; hộp đựng xá lị Tháp Nhạn, niên đại Thế kỷ VII - VIII.
Các hiện vật được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam được công nhận bảo vật quốc gia gồm: Bình phong sơn mài “Thiếu nữ và phong cảnh” (1939; Tranh “Bác Hồ ở Chiến khu Việt Bắc” (1980); Tranh sơn mài “Gióng” (Niên đại năm 1990); Hai cánh cửa chạm rồng Chùa Keo (Niên đại Thế kỷ XVII).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét