Chùa Pháp Hoa hay Phước Hải gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Sài Gòn - Gia Định.
Phong Vinh
Du xuân ở 4 ngôi chùa cổ kính chốn Sài thành
TTO - TTO - Người Sài Gòn thường đi viếng đền chùa cầu sức khỏe, gia đạo bình an ngay sau thời khắc giao thừa. Người trẻ tiếp nối tục lệ này như gửi lời nhắn nhủ Sài Gòn chưa bao giờ quên đi mình là ai giữa một thế giới đang ngày càng phẳng lại.
1. Chùa Ngọc Hoàng
Một trong những dấu ấn của Sài Gòn xưa chính là sự tồn tại của ngôi chùa đã hơn một trăm năm tuổi. Được xây dựng từ năm 1892, đến nay dù đã trải qua bao lần thay tên đổi họ nhưng người dân thành phố vẫn gọi bằng cái tên chùa Ngọc Hoàng.
Bên trong chùa gồm 3 khu vực chính, bao gồm Tiền điện, Trung điện và Chánh điện. Chánh điện là nơi thường xuyên diễn ra các nghi thức cúng bái và cầu nguyện Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Nhiều người đến đây thường cầu mong sức khỏe gia đình, đặc biệt là chuyện con cái. Khách đến chỉ cần mua một chai dầu với giá 10.000 đồng, sau đó gửi lại họ tên cùng lời cầu nguyện để người đọc tưới lên ngọn đèn, chuyển tải tâm nguyện đến thần linh.
2. Chùa Vĩnh Nghiêm
Khác với sự cổ kính của điện Ngọc Hoàng, chùa Vĩnh Nghiêm mang lối kiến trúc giản dị mộc mạc của miền Bắc thời Lý - Trần. Vừa bước vào cổng, du khách ngay lập tức bị ấn tượng bởi bức tượng Phật Bà Quan Âm cao trên 10 mét, mắt nhìn phúc hậu, tay trái cầm Tịnh Bình mang ý nghĩa cứu độ chúng sinh.
Suốt từ mùng 1 âm lịch đến rằm tháng giêng, người dân Sài Gòn thường viếng chùa để thưỡng lãm nghệ thuật kiến trúc độc đáo cũng như cầu mong gia đạo bình an, hạnh phúc. Bên cạnh đó, cũng có đa số người trẻ tin rằng đây là địa điểm cầu duyên ứng nghiệm nên cũng thường xuyên lui tới.
3. Chùa Pháp Hoa
Ngôi chùa nằm bên dòng kênh xanh mát ở đường Lê Văn Sỹ có tuổi đời gần một trăm năm tuổi. Do nằm ở trung tâm thành phố, không gian chùa khá hạn hẹp, tuy nhiên không vì thế mà kiến trúc chùa Pháp Hòa lại trở nên kém thu hút.
Lối đi dẫn vào Chánh điện lúc nào cũng ngát xanh và dịu mát nhờ những tán cây nhiều năm tuổi, hay thoảng mùi hương dịu nhẹ tỏa ra từ các lãng phong lan.
Đặc biệt đa số tượng Phật ở chùa Pháp Hoa đều được làm từ gỗ mít, nên lúc nào trong không gian cũng phảng phất mùi hương dễ chịu. Vào những ngày lễ Tết, chùa luôn được trang hoàng rất lộng lẫy.
4. Chùa Bà Thiên Hậu
Với đại đa số người Hoa sinh sống tại TP.HCM, chùa Bà Thiên Hậu được xem là địa điểm tâm linh quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến tâm thức tín ngưỡng trong suốt hơn 250 năm tồn tại. Ngôi chùa sở hữu kiến trúc Á Đông thuần khiết với gam màu đỏ - vàng chủ đạo cùng lối thiết kế giản lược hài hòa với tự nhiên, trời đất.
Ngay từ cổng chùa, du khách đã bị thu hút bởi không khí trầm mặc của các bức tượng hoài cổ cộng hưởng với mùi nhang khói nghi ngút, tạo nên một cảm giác huyền hoặc đầy sự bí ẩn.
Theo học giả Vương Hồng Sến, Thiên Hậu Thánh Mẫu là người làng Phúc Kiến (Trung Quốc), mười ba tuổi đã thọ lãnh thiên thơ mà tu luyện thành đắc đạo. Từ lâu nơi đây đã trở thành trung tâm hội tụ của tín ngưỡng Phật giáo người Việt nói chung và của người Hoa nói riêng.
Ngày nay chùa Bà không những trở thành địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng mà còn được người trẻ thổi làn gió mới, trở thành nơi chốn lưu giữ các bức ảnh nghệ thuật sống động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét