Để tạo được món canh có cái tên đặc biệt là xi ắp, trước tiên người đồng bào phải lên rừng kiếm đọt mây, lá si la, đốt tre non. Nguyên liệu gồm thịt gà, thịt lợn, lòng lợn và củ gừng, hành lá cũng không thể thiếu.
Ngày tết cổ truyền, phụ nữ ở bản Húc-Palu hẹn nhau chế biến món canh xi ắp. Ảnh: Hưng Thơ.
Ngày tết cổ truyền, phụ nữ ở bản Húc-Palu hẹn nhau chế biến món canh xi ắp. Ảnh: Hưng Thơ.
Tất cả nguyên liệu trên được trộn lại với nhau, ướp cho thấm rồi cho vào ống tre non. Công đoạn cuối cùng là nướng các ống tre cho đến khi tre chuyển sang màu vàng đậm, lúc đó canh xi ắp đã chín.
Khi nguyên liệu được tẩm ướp xong xuôi, sẽ cho vào ống tre non để tiến hành công đoạn cuối cùng. Ảnh: Hưng Thơ.
Khi nguyên liệu được tẩm ướp xong xuôi, sẽ cho vào ống tre non để tiến hành công đoạn cuối cùng. Ảnh: Hưng Thơ.
Vì được nướng trong ống tre, nên dù canh chín tới, nhưng không hề bị nát. Khi cho canh xi ắp ra tô, màu vàng của bí đỏ, màu trắng của đọt mây, màu xanh của lá gừng, lá hành hòa quyện vào nhau, đặc biệt mùi thơm của lá si la đã tạo nên hương vị đặc trưng của món canh truyền thống này.
Ống tre non được nướng cho đến khi chuyển màu, thì lúc đó món ăn cũng chín tới. Ảnh: Hưng Thơ.
Ống tre non được nướng cho đến khi chuyển màu, thì lúc đó món ăn cũng chín tới. Ảnh: Hưng Thơ.
Món canh xi ắp rất dân dã, nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Khi ăn, canh có vị ngọt bùi, hơi cay và mùi thơm rất riêng từ lá si la. Hầu như người phụ nữ là đồng bào Vân Kiều, Pa Cô ở vùng núi phía Tây tỉnh Quảng Trị đều biết nấu canh xi ắp.
Món canh xi ắp khi hoàn thành. Ảnh: Hưng Thơ.
Món canh xi ắp khi hoàn thành. Ảnh: Hưng Thơ.
Bất cứ dịp nào, đặc biệt là vào dịp lễ, tết thì món canh xi ắp không thể thiếu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc ở vùng cao này.