Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Tấn công Đà Nẵng, Pháp đi bước đầu tiên của quá trình xâm lược Đông Dương



B.T sưu tầm, SGK Sử 7


Tấn công Đà Nẵng, Pháp đi bước đầu tiên của quá trình xâm lược Đông Dương

Giữa năm 1858, Pháp nổ những phát súng đầu tiên vào Đà Nẵng, nhà Nguyễn nhanh chóng đầu hàng 



Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 – 1859
Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông.
Sau nhiều lần khiêu khích, lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp đem quân xâm
lược Việt Nam. Chiều 31 - 8 - 1858, 3000 quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Âm mưu của Pháp là chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
Tấn công Đà Nẵng, Pháp đi bước đầu tiên của quá trình xâm lược Đông Dương - Ảnh 1.
Liên quân Pháp-Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng
Rạng sáng 1 - 9 - 1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Quân dân ta, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, anh dũng chống trả. Quân Pháp bước đầu thất bại. Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
Chiến sự ở Gia Định năm 1859
Thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng, tháng 2 - 1859 quân Pháp kéo vào Gia Định. Ngày 17 - 2 - 1859, chúng tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự vếu ớt rồi tan rã, mặc dù có nhiều binh khí, lương thục.
Trong khi đó, nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn.
Tháng 7 - 1860, phần lớn quân Pháp bị điều động sang các chiến trường châu Âu và Trung Quốc, số quân còn lại ở Gia Định chưa đến 1000 tên. phải dàn mỏng trên một phòng tuyến dài hơn 10 km. Nhưng quân ta vẫn đóng ở Đại đồn Chí Hoà mới được xây dụng trong tư thế "thủ hiểm"!
Sau khi Hiệp ước Bắc Kinh được kí kết (25 - 10 - 1860), tạm thời kết thúc cuộc chiến tranh ở Trung Quốc, quân Pháp đã tập trung lực lượng, mở rộng việc đánh chiếm Gia Định.
Đêm 23 rạng sáng 24-2- 1861, quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào Đại đồn Chí Hoà. Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng không thắng nổi hoả lực của địch, Đại đồn Chí Hoà thất thủ. Thừa thắng, quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long.
Tấn công Đà Nẵng, Pháp đi bước đầu tiên của quá trình xâm lược Đông Dương - Ảnh 2.
Lược đồ Đại đồn Chí Hòa ở Gia Định (Nguồn ảnh: nghiencuulichsu.com)
Ngày 5 - 6 - 1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi.
Theo đó, triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc; Pháp sẽ "trả lại" thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đỉnh buộc được dân chúng ngừng kháng chiến...
theo Helino


Triều đình nhu nhược, nhân dân các tỉnh tự đứng lên chống Pháp

B.T sưu tầm, SGK Sử 8


Triều đình nhu nhược, nhân dân các tỉnh tự đứng lên chống Pháp

Nhân dân khắp nơi nổi lên khởi nghĩa, kháng chiến lan rộng từ Đà Nẵng đến các tỉnh miền Tây Nam Kỳ.

Kháng chiến ở Đà Nẳng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì
Hành động xâm lược của Pháp đã khiến cho nhân dân ta căm phẫn. Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình chống giặc.
Nãm 1859, khi Pháp đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân càng sôi nổi. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy chiếc tàu Ét-pê-rãng (Hi vọng) của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ Đông (10 - 12 - 1861).
Khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm địch thất điên bát đảo.
Được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái. Truơng Định không những không họ vũ khí theo lệnh triều đinh mà hoạt động ngày càng mạnh mẽ. Nghĩa quân theo ông rất đông.
Để dập tắt cuộc khởi nghĩa này, tháng 2 -1863, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Tân Hòa (Gò Công). Sau ba ngày chiến đấu liên tục. nghĩa quân rút lui, rồl về căn cứ Tân Phước. Được tay sai dẫn đường, quân địch mở cuộc tấn công bất ngở. Bị thương nặng, Trương Định rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết (20-8-1864).
Mặc dù bị tổn thất, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục. Trương Quyền (con trai Trương Định) đưa một bộ phận nghĩa quân lên Tây Ninh phối hợp với người Cam-pu-chia chống Pháp. Bộ phận cỏn lại chia thành các nhóm nhỏ, tỏa đi xây dựng các căn cứ khác.
Triều đình nhu nhược, nhân dân các tỉnh tự đứng lên chống Pháp - Ảnh 1.
Trương Định nhận phong soái
Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì
Sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (5 - 6 - 1862), triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung Kì và Bắc Kì, đồng thời ra sức ngăn trở phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Nam Kì.

Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nêu cao tinh thần quyết tâm chống Pháp. Họ nổi lên khỏi nghĩa ở khắp nơí.Để lấy lại các tỉnh đã mất, triều đình cử một phái bộ sang Pháp thương lượng nhưng thất bại. Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, từ ngàv 20 đến ngày 24 - 6 - 1867, quân Pháp đã chiếm các tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn một viên đạn.
Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh. Rạch Gía, Hà Tiên với những lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân... 
Trong số đó, nhiều ngưòl thà chết chứ không chịu hợp tác với giặc; lại có người dùng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đỉnh Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Vân Trị...
Triều đình nhu nhược, nhân dân các tỉnh tự đứng lên chống Pháp - Ảnh 3.
Lược đồ những địa điểm nổ ra khỏi nghĩa ở Nam Ki (1860 - 1875)
Nguyễn Hữu Huân đã hai lần bị giặc bắt. Được thả ra, ông lại tiếp tục chống Pháp. Khi bị giặc đưa đi hành hình, ông vân ung dung làm thơ. Nguyễn Trung Trục
trước kháng chiến ở miền Đông, sau sang miền Tây lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá). Bị giặc bắt đem ra chém, ông đã khẳng khái nói : "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây".
Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét