mái hiên chùa Bút tháp
Tượng Thiên thủ thiên nhãn ở chùa Bút tháp.
Chùa Bút Tháp được xây dựng vào thế kỷ 17, nằm trên địa bàn xã Định Tô, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Từ thủ đô Hà Nội theo đường 5 về hướng Đông bắc qua chùa Dâu và bờ đê sông Cầu khoảng 25 km là tới chùa Bút Tháp. Bút Tháp có tên nguyên thuỷ ghi trên tấm bia dựng vào năm Phúc Thái thứ 4 (1646) là "Ninh Phúc Thọ". Ngoài ra, dân trong vùng còn gọi chùa là Nhạn Tháp.
Phật điện của chùa gần như nguyên sơ của chùa cổ Việt Nam, nằm trên một trục dài hơn 100m với 10 toà nhà. Mặt trước chùa là Tam quan và gác chuông; bên phải có tháp Bảo Nghiêm. Chùa chính với 3 dãy nhà Tiền đường - Thiên hương - Thượng điện tạo thành chữ "công". Cách bố trí như vậy làm nổi bật điện thờ bên trong với các pho tượng. Hơn 70 pho tượng gỗ ở đây được tạc trong tư thế quỳ, đứng, ngồi với nét mặt thành kính trông rất sinh động như pho Kim Đồng - Ngọc Nữ, Thị Giả,... còn tượng La Hán lại thể hiện cảm xúc nội tâm, mang nặng ý tưởng Phật giáo. Trong bộ tam thể tượng Tuyết Sơn nổi lên tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay.
Phủ thờ nằm sau Phật diện là ngôi nhà 5 gian có hai pho tượng đáng chú ý. Hai pho tượng này là chân dung hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (nhà Lê) đầu đội vương miện nhưng khoác áo tu hành, và công chúa Ngọc Duyên. Cả hai pho tượng đều ngồi theo dáng toạ thiền.
Nét đặc trưng nhất ở chùa Bút Tháp là tượng Phật Quan âm nghìn mắt nghìn tay cao 3,7 m , ngang 2,1m, dày 1,15m. Đây được coi là một kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng - nghệ thuật làm nổi bật triết lý nhà Phật bằng thứ ngôn ngữ tạo hình hàm súc. Phật bà ngồi trên toà sen hồng qua bệ tượng hình vuông được trang trí bằng những nét chạm khắc cổ với dáng hành đạo, thư thái, đôi mắt quảng đại như bao quát cả không gian vũ trụ. Ở đây ta bắt gặp nhiều mô tip quen thuộc được trang trí ở đỉnh chùa Việt Nam như hoa lá, cây cảnh cùng các con vật - trong đó có rồng - ngư với viên ngọc; lân với quả cầu; quạt hai vòng tròn, sóng nước, hoa sen,... Tượng Quan âm hai tay chắp trước ngực, hai tay để trên đùi với những ngón tay đan chéo biểu tượng cho dáng hành đạo và nhập định; các chùm tay để trần từ sườn, vai, lưng, trên người; những tay được xếp vòng tròn từ lớn đến nhỏ hướng vào tâm (ngay sau gáy Phật) trong lòng mỗi bàn tay lại hiện lên một con mắt. Nhìn tổng thể tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay như những vòng hào quang toả ra từ tâm điểm.
Ngoài tượng Phật Quan Âm, tháp Bảo Nghiêm cũng là một kiến trúc quý. Tháp Bảo Nghiêm 5 tầng, cao 13,5 m và một bút mai giống như cây bút khổng lồ vươn thẳng tới trời cao thanh vắng. Tháp được xây dựng bằng đá xanh nhẵn bóng với 8 mặt đều đặn; 5 góc của 5 tầng có 5 quả chuông nhỏ. Lòng tháp có một khoang tròn đường kính 2,29m. Tháp thể hiện tài ghép đá và nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của người thợ Việt Nam xưa.
Đời Tự Đức, năm 1876, khi vua qua đây thấy có một cây tháp hình dáng khổng lồ liền gọi tên là Bút Tháp, nhưng trên đỉnh vẫn ghi là tháp Bảo Nghiêm. Tháp thờ sư tổ Chuyết Chuyết với tước vị vua phong "Minh Việt Phổ Giác thiền sư".
Khám phá ‘cây bút’ khổng lồ nhất Việt Nam
(ĐVO) Năm 1876, vua Tự Đức khi đi qua đây thấy một ngọn tháp hình cây bút khổng lồ vươn lên trời xanh liền đặt tên là Bút Tháp…
Khi nói về các danh thắng của đất Kinh Bắc, không thể không nhắc tới chùa Bút Tháp. Ngôi chùa nổi tiếng này còn được gọi là Ninh Phúc tự, nằm ở bên đê hữu ngạn sông Đuống, ngày nay thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Theo các tư liệu lịch sử, chùa có từ đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278). Đến thế kỷ 17, chùa trở nên nổi tiếng với sư trụ trì là Hòa thượng Chuyết Chuyết (1590-1644), người tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa, người sang Việt Nam hoằng bá Phật pháp từ năm 1633. Năm 1644, Hòa thượng viên tịch và được vua Lê phong là "Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiền Sư".
Sau khi Hòa thượng Chuyết Chuyết viên tịch, Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc đã rời bỏ cung thất về chùa tu hành. Thấy chùa xuống cấp nhiều, bà cùng con gái là công chúa Lê Thị Ngọc Duyên xin Chúa Trịnh Tráng bỏ tiền của ra công đức để trùng tu lại ngôi chùa. Đến năm 1647, việc trùng tu hoàn thành. Về cơ bản, quy mô và cấu trúc của chùa Bút Tháp hiện nay chính là ngôi chùa được xây dựng trong thời kỳ đó.
Năm 1876, vua Tự Đức khi đi qua đây thấy một ngọn tháp hình cây bút khổng lồ vươn lên trời xanh liền đặt tên tháp là Bút Tháp, nhưng trên đỉnh vẫn ghi tên gốc của ngọn tháp là tháp Bảo Nghiêm. Từ đó ngôi chùa và thôn xóm quanh chùa mang tên là Bút Tháp. Ngoài ra, nhân dân trong vùng còn gọi là chùa Nhạn Tháp.
Trong lịch sử của mình, chùa được trùng tu vào các năm 1739, 1903, 1915, 1921 và gần đây vào năm 1992-1996. Đây là ngôi chùa được đánh giá là có kiến trúc quy mô hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam. Chùa cũng là nơi lưu giữ tượng Bồ tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất, một tuyệt tác điêu khắc cổ đã được công nhận là bảo vật Việt Nam.
.
Theo các tư liệu lịch sử, chùa có từ đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278). Đến thế kỷ 17, chùa trở nên nổi tiếng với sư trụ trì là Hòa thượng Chuyết Chuyết (1590-1644), người tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa, người sang Việt Nam hoằng bá Phật pháp từ năm 1633. Năm 1644, Hòa thượng viên tịch và được vua Lê phong là "Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiền Sư".
Sau khi Hòa thượng Chuyết Chuyết viên tịch, Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc đã rời bỏ cung thất về chùa tu hành. Thấy chùa xuống cấp nhiều, bà cùng con gái là công chúa Lê Thị Ngọc Duyên xin Chúa Trịnh Tráng bỏ tiền của ra công đức để trùng tu lại ngôi chùa. Đến năm 1647, việc trùng tu hoàn thành. Về cơ bản, quy mô và cấu trúc của chùa Bút Tháp hiện nay chính là ngôi chùa được xây dựng trong thời kỳ đó.
Năm 1876, vua Tự Đức khi đi qua đây thấy một ngọn tháp hình cây bút khổng lồ vươn lên trời xanh liền đặt tên tháp là Bút Tháp, nhưng trên đỉnh vẫn ghi tên gốc của ngọn tháp là tháp Bảo Nghiêm. Từ đó ngôi chùa và thôn xóm quanh chùa mang tên là Bút Tháp. Ngoài ra, nhân dân trong vùng còn gọi là chùa Nhạn Tháp.
Trong lịch sử của mình, chùa được trùng tu vào các năm 1739, 1903, 1915, 1921 và gần đây vào năm 1992-1996. Đây là ngôi chùa được đánh giá là có kiến trúc quy mô hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam. Chùa cũng là nơi lưu giữ tượng Bồ tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất, một tuyệt tác điêu khắc cổ đã được công nhận là bảo vật Việt Nam.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét