Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Cận cảnh tu viện 150 năm tuổi 'có một không hai' ở Sài Gòn

(TNO) Ở TP.HCM hiện nay có một công trình kiến trúc trên 150 tuổi mà theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đánh giá là thuộc loại tu viện độc đáo nhất Sài Gòn, đó là tòa nhà Giám tỉnh dòng thánh Phaolô.

Khám phá công trình 150 tuổi của người Việt đầu tiên thiết kế ở Sài Gòn 1Lối kiến trúc tòa nhà Giám tỉnh dòng thánh Phaolô rất lạ và độc đáo
Tòa nhà có tên gọi ban đầu là La Sainte Enfance, khởi công năm 1862 và khánh thành vào năm 1864 do kiến trúc sư Nguyễn Trường Tộ thiết kế và chỉ huy xây dựng, có tháp cao theo kiểu kiến trúc Tây phương, ở số 4 Boulevard de la Citadelle (đường Cường Để sau này và nay là Tôn Đức Thắng, Q.1, TP.HCM).
“Rất tiếc năm 1940, do máy bay của quân Đồng minh ném bom làm sụp đổ một góc nhỏ của tòa nhà buộc phải sửa chữa lại, cây tháp cao nhất Sài Gòn khi ấy cũng bị bom "chém" cụt mất. Thật đáng tiếc. Lối kiến trúc của ông Nguyễn Trường Tộ theo đường cong vòm khi ấy tuyệt vời. Dinh Thống đốc mà người Pháp còn phải mua của người Anh ở Singapore mang qua Sài Gòn lắp ráp thì với công trình tuyệt vời này, đủ thấy người Việt Nam giỏi đến mức nào”, ông Nguyễn Đình Đầu nhận xét về công trình.
Khám phá công trình 150 tuổi của người Việt đầu tiên thiết kế ở Sài Gòn 2Tòa nhà uy nghiêm với mái vòm cong
Khám phá công trình 150 tuổi của người Việt đầu tiên thiết kế ở Sài Gòn 3Nền gạch dù đã trải qua 150 năm nhưng vẫn không ngả màu nhiều
Khám phá công trình 150 tuổi của người Việt đầu tiên thiết kế ở Sài Gòn 4Trên tường, các hoa văn được chạm trổ rất tinh xảo
Khám phá công trình 150 tuổi của người Việt đầu tiên thiết kế ở Sài Gòn 5Khi bước vào, mọi người đều bất ngờ trước vẻ đẹp lung linh của nhà nguyện
Bản vẽ kiến trúc do ông Nguyễn Trường Tộ thiết kế có các khu nhà theo hình chữ U, gồm ba khối nhà: cô nhi viện, nhà nữ tu ở và khu nhà nguyện. Khu nhà nguyện có thiết kế đặc biệt, nhìn từ trên cao xuống rất giống cây thánh giá, bên trong có thêm nhiều cột đỡ vững chãi, không gian xung quanh là những bức họa, mái vòm uốn lượn và đặc biệt là một cây tháp vươn cao nhất Sài Gòn mà thuyền bè ngược xuôi trên sông đi ngang qua đều thấy.
Nhờ sự thông minh, nhất là tài trí bẩm sinh về kiến trúc, lại được học hành bài bản ở nước ngoài nên Nguyễn Trường Tộ đã tự tay phác thảo, sáng tạo thêm những đường nét mái vòm cong, uốn lượn để công trình tòa nhà Giám tỉnh dòng thánh Phaolô mang đậm nét văn hóa Việt.
Được biết đến như là kiến trúc sư đầu tiên của Việt Nam, Nguyễn Trường Tộ còn có nhiều đóng góp trong việc canh tân đất nước nên hiện nay tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Nghệ An… đều có đường phố mang tên Nguyễn Trường Tộ.
Thể theo nhiều yêu cầu của bạn đọc và được sự cho phép của nữ tu bề trên dòng thánh Phaolô, phóng viên Thanh Niên Online đã có cuộc khám phá công trình tu viện độc đáo “có một không hai” ở Sài Gòn này:

 
 


Lê Công Sơn

(thực hiện)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét