Những ngày mưa, chuyện đồng áng gián đoạn, việc nhiều người trong xóm tôi rủ nhau nấu bánh canh hay làm bánh xèo là chuyện bình thường.
Người xách con vịt, người mang ít bột, người đem ít nấm mối vừa hái được ngoài vườn, người mang trái dừa, kẻ thì bỏ công. Tiếng nói cười rôm rả, làm không khí trở nên nhộn nhịp và ấm cúng hẳn.
Bánh canh thịt vịt nấm mối miền Tây thì ngon khỏi phải bàn. Từng cọng bánh canh dẻo thơm, miếng thịt vịt mềm ngọt, thoang thoảng mùi hương dìu dịu của nấm mối hòa quyện trong cái vị beo béo của nước cốt dừa đã tạo nên món bánh canh đặc sắc.
Từ lâu, người dân Nam Bộ đã quen việc kết hợp dừa với nhiều loại thực phẩm có sẵn trong vườn, ngoài ruộng để tạo nên những món ăn mang đậm phong vị quê nhà, mà không phải nơi nào cũng có được.
Nấm mối một loại nấm chỉ xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 6, khi những cơn gió Tây Nam bắt đầu thổi, kèm theo sự nóng bức và ẩm thấp. Lúc mới nhú, nấm mối có hình búp nhọn, bầu tròn, để một thời gian sau, thân nấm vươn cao, đầu nấm xòe ra và màu nâu xám cũng nhạt dần.
Do màu sắc tiệp với màu đất nên khi nấm mối mới mọc, ta rất khó phân biệt và chỉ người nào tinh mắt lắm mới có thể thấy được chúng ẩn dưới lớp lá cây khô. Theo kinh nghiệm của người dân quê tôi thì hái nấm lúc chúng vừa đủ độ búp mới giữ được độ giòn cũng như hương vị ngọt bùi đặc trưng.
Để có được nồi bánh canh thịt vịt nấm mối thơm ngon, béo ngậy đặc sệt miền Tây để thết đãi mọi người, mẹ phải ngâm gạo từ chiều hôm trước. Sau đó, vo sạch bỏ vào cối xay rồi bồng cho ráo nước.
Mẹ nói: “Gạo để nấu bánh canh phải là loại gạo mềm cơm, như vậy sợi bánh mới mềm và dai”. Hôm sau, sắp xếp xong công việc là mọi người tụ họp ở nhà tôi đông đủ. Cánh mày râu thì nhâm nhi ly trà, kể việc đồng áng, mấy bà nội trợ thì loay hoay mỗi người một việc. Chẳng bao lâu là xong nồi bánh canh ngon đậm đà. Còn đám trẻ con chúng tôi cứ đùa giỡn, trong khi chờ đợi công đoạn nắn bột để được giúp một tay, nếu
Theo Ngọc Liễu (Vĩnh Long Online)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét